Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Thánh Gióng trang 6 có đáp án
-
723 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Học sinh tham khảo mẫu sau:
- Đối với em, chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng.
- Những phẩm chất và thành tích của người khiến em ngưỡng mộ là:
- Phẩm chất: kiên trì, chăm chỉ, giản dị, chịu khó, tốt bụng...
- Thành tích: tìm được con đường cứu nước đúng đắn, lãnh đạo dân tộc ta chiến đấu dành lại độc lập tự do
Câu 2:
Thiết kế bản giới thiệu ngắn về một người anh hùng với các nội dung: tên, phẩm chất, chiến công. Trang trí bản giới thiệu bằng các hình ảnh phù hợp và sử dụng bản giới thiệu để nói về người anh hùng.
ANH HÙNG LÊ LỢI
Lê Lợi là vị vua anh hùng, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược; Sinh ngày 10/09/1385 tại Lam Sơn-Tỉnh Thanh Hoá.
Năm 1407 giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng dùng thủ đoạn mua chuộc, mời Lê Lợi ra làm quan nhưng Ông kiên quyết từ chối. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, Lê Lợi đứng lên tập hợp lực lượng, thu nạp người tài, mở hội thề quyết tâm chống giặc Minh đến cùng.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo kéo dài 10 năm đến đây hoàn toàn thắng lợi. Đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô tại Thăng long(Hà Nội ngày nay), lấy tên nước là Đại Việt; tổ chức lại việc học tập lập trường Quốc Tử Giám, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài, thực hiện chủ trương khi có chiến tranh mọi người đều ra trận đánh giặc, hoà bình trở về quê cày ruộng làm ăn... Lê Lợi không chỉ giỏi về quân sự, chính trị, ngoại giao, giáo dục đào tạo, mà còn có tài văn chương, thi phú... Ông là tấm gương phấn đấu tự học không mệt mỏi ngay khi đã làm vua...
Lê Lợi mất ngày 22 tháng 08 năm 1433, thọ 48 tuổi, chôn ở Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá.
Câu 3:
Câu 4:
Lời chú bé ba tuổi đặc biệt ở chỗ:
- Tuy mới ba tuổi nhưng lời nói rất đanh thép, quyết liệt và tự tin, không hề nhút nhát hay sợ sệt trước người lạ
- Chỉ mới ba tuổi nhưng cậu bé đã xin đi đánh giặc và xin những vũ khí, trang bị kì lạ
Câu 5:
Câu 6:
Học sinh trả lời dựa trên suy nghĩ, trí tưởng tượng của mình.
Gợi ý: Miếu thờ sẽ được xây dựng to lớn, đồ sộ vì công lao to lớn của anh hùng Thánh Giong. Trong miếu thờ, sẽ có bức tượng người anh hùng cao lớn, vạm vỡ, cưỡi trên con ngựa sắt, tay cầm thân tre ngà dài đang chiến đấu oai hùng.
Câu 7:
- Thời gian: vào đời Hùng Vương thứ sáu
- Địa điểm: ở làng Phù Đổng, nước Việt Nam ta
- Hoàn cảnh diễn ra sự việc: giặc Ân (ở phương Bắc) đem quân xâm phạm bờ cõi nước ta. Trước tình thế nguy hiểm vì thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ vô cùng, bèn truyền sứ giả đi khắp nơi, tìm người tài giỏi cứu nước
Câu 8:
Gióng đã ra đời một cách kì lạ như sau:
- Cách mẹ mang thai Gióng: khi đi ra đồng, người mẹ thấy một vết chân to hơn vết chân người thường. Thấy hay hay, bà đặt bàn chân mình vào, ướm thử. Không ngờ về nhà bà thụ thai.
- Thời gian mang thai: 12 tháng (bình thường là 9 tháng 10 ngày)
- Khi sinh ra: Gióng mãi đến 3 tuổi vẫn chẳng biết cười, biết nói gì cả, và cũng không nhích đi được bước nào, đặt đâu nằm đấy
Câu 9:
Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết sau:
a. Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.
Ý nghĩa của các chi tiết là:
a. Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.
⇒ Ý nghĩa:
- Khẳng định ý thức, khát vọng và quyết tâm đánh giặc chống ngoại xâm của chú bé Gióng
- Khẳng định sứ mệnh, vai trò của Gióng là sinh ra để đánh giặc, bảo vệ đất nước khi câu nói đầu tiên là xin đi đánh giặc
Câu 10:
b. Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc
⇒ Ý nghĩa:
- Thể hiện được tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân ta, khi chung tay nuôi Gióng lớn để đánh giặc
- Thể hiện được ý nghĩa của người anh hùng: người anh hùng sinh ra từ nhân dân, là của nhân dân, đại biểu cho tinh thần đoàn kết và sức mạnh của toàn dân
Câu 11:
c. Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ.
⇒ Ý nghĩa:
- Thể hiện sự lớn mạnh nhanh chóng của sức mạnh toàn dân - sự thay đổi diễn ra nhanh chóng, ngay khi đất nước lâm nguy
- Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của người anh hùng, nhân dân
Câu 12:
d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc.
⇒ Ý nghĩa:
- Khi đất nước có chiến tranh, tất cả mọi người đều đoàn kết chống giặc, không chỉ con người mà đất đai, cây cối cũng tham gia chiến đấu, đoàn kết 1 lòng
- Ca ngợi sự phát triển của đất nước ta lúc bấy giờ khi sử dụng các vũ khí từ kim loại
- Ngợi ca tinh thần chiến đấu anh dũng của Thánh Gióng, dù gặp khó khăn cũng nhanh chóng ứng biến, quyết chiến đến cùng
Câu 13:
e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời.
⇒ Ý nghĩa:
- Người anh hùng sau khi chiến đấu thì ra đi không mang theo gì cả, không màng danh lợi, vật chất
- "Bất tử hóa" hình tượng người anh hùng, tồn tại mãi mãi trong lòng nhân dân
Câu 14:
- Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là: đánh đuổi toàn bộ giặc Ân ra khỏi bờ cõi, bảo vệ độc lập dân tộc
- Ý nghĩa của hình tượng Gióng:
- Hình tượng Gióng là biểu tượng cho người anh hùng vĩ đại sinh ra từ nhân dân, đại biểu cho sức mạnh đoàn kết toàn dân
- Hình tượng Gióng là biểu tượng cho lòng yêu nước, lòng căm thù giặc mãnh liệt và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta
- Hình tượng Gióng góp phần thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của đất nước ta thời kì Hùng Vương (về lực lượng quân đội, sản xuất đồ sắt...)
Câu 15:
Câu 16:
- Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ là:
- "Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng"
- "Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy, nên mới ngả màu vàng óng như thế"
- "Còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp"
- "Và khi ngựa thét ra lửa có cháy mất cả một làng. Làng đó nay gọi là làng Cháy"
- Ý nghĩa của lời kể đó là:
- Cho thấy trí tưởng tượng phong phú của người dân về người anh hùng trong truyền thuyết
- Làm tăng thêm tính thuyết phục cho câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng
- Thể hiện tình yêu mến, tự hào và ngưỡng mộ của người dân dành cho người anh hùng Gióng đã có công chống giặc ngoại xâm
Câu 17:
Bài viết tham khảo
Trong truyền thuyết Thánh Gióng có rất nhiều những hình ảnh ấn tượng. Tuy nhiên, hình ảnh để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó là hình ảnh khi roi sắt gãy Gióng đã nhổ cụm tre bên đường để tiếp tục đánh giặc. Chi tiết này đã thể hiện sự thông minh và nhạy bén của Gióng, biết giải quyết tình thế cấp bách đang diễn ra. Đồng thời chi tiết đó cũng mang rất nhiều ý nghĩa nó thể hiện trí thông minh, biết thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh của nhân dân Việt Nam ta. Ca ngợi cây tre như là một biểu tượng cao quý của dân tộc Việt Nam xuất hiện trong mọi thời khắc lịch sử của dân tộc.