Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
-
1966 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điền vào bảng sau tên thiên địch được sử dụng và tên sinh vật gây hại tương ứng
Bảng. Các biện pháp đấu tranh sinh học
Các biện pháp đấu tranh sinh học | Tên sinh vật gây hại | Tên thiên địch |
---|---|---|
Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại |
- Chuột - Gia cầm - Cá đuôi cờ - Thằn lằn |
- Mèo - Sâu bọ - Bọ gậy - Sâu bọ |
Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại |
- Xương rồng - Sâu xám |
- Bướm đêm Achentina - Ong mắt đỏ |
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại | Thỏ | Vi khuẩn Myoma |
Câu 2:
Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.
Làm ngăn cản sự sinh sản làm gia tăng số lượng của sinh vật gây hại bằng cách triệt sản con đực hay con cái. → Không sinh sản được, số lượng giảm sút, ít gây hại.
Câu 3:
Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.
Những biện pháp đấu tranh sinh học được trình bày ở bảng sau:
Câu 4:
Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.
* Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:
- Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật.
- Hiệu quả kinh tế.
- Đảm bảo đa dạng sinh học.
* Hạn chế:
- Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp. Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam,sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
- Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
- Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.