IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Tin học Giải SGK Tin học 11 Chương 6: Chương trình con và lập trình có cấu trúc

Giải SGK Tin học 11 Chương 6: Chương trình con và lập trình có cấu trúc

Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con

  • 2132 lượt thi

  • 1 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tin học 11 Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con

Để học tốt Tin học lớp 11, nội dung bài học là trả lời câu hỏi, giải bài tập Tin học 11 Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con hay nhất, ngắn gọn. Bên cạnh đó là tóm tắt lý thuyết ngắn gọn và bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin 11 Bài 18 có đáp án.

Xem đáp án

1. Cách viết và sử dụng thủ tục

a) Cấu trúc của thủ tục\

procedure <tên th tc> [(danh sách tham số)];
[<phn khai báo>]
Begin
	[<dãy các lh>]
End;

Phần đầu thủ tục: Gồm tên dành riêng procedure, tiếp theo là tên thủ tục. Danh sách tham số có thể có hoặc không có.

Phần khai báo : Dùng để xác định các hằng, kiểu, biến và cũng có thể xác định các chương trình con khác được sử dụng trong thủ tục.

Dãy câu lệnh : Đực viết giữa cặp tên dành riêng begin và end tạo thành thân của thủ tục.

b) Ví dụ về thủ tục

Ví dụ 1: Viết thủ tục vẽ hình chữ nhật có dạng như sau

	*******
	*	*
	*******

Chiều dài là 7 chiều rộng là 3.

Procedure Ve_Hcn;
	Begin
	Writeln(‘*******’);
	Writeln(‘*             *’);
Writeln(‘*******’);
	End;

Để sử dụng thủ tục này ta gọi Ve_Hcn;

Ví dụ 2: Viết thủ tục vẻ hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng được tùy chỉnh.

Procedure Ve_Hcn(chdai,chrong:integer);
Var I,j:integer;
Begin
	For i:=1 to chdai do write(‘*’);
	Writeln;
	For j:=1 to chrong-2 do
	Begin
		Write(‘*’);
		For i:=1 to chdai-2 do write(‘ ’);
		Writeln(‘*’);
	End;
	For i:=1 to chdai do write(‘*’);
End;

Để sử dụng thủ tục này ta gọi Ve_Hcn(a,b);

Khi gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các giá trị cụ thể gọi là các tham số giá trị (tham trị) (Ví dụ: chdai,chrong được gọi là tham trị).

Khi gọi thủ tục Ve_Hcn(a,b) tham số chdai được thay bằng giá trị hiện thời của biến a,tham số chrong được thay bởi giá trị hiện thời của biến b. Trong lệnh gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là tên biến chứa dữ liệu ra được gọi là tham số biến (hay tham biến).

Để phân biệt tham biến và tham trị, Pascal sử dụng từ khóa var để khai báo những tham biến.

Ví dụ :

Nếu không sử dụng tham biến:

program dientro;
uses crt;
var 
	a,b:integer;
procedure hoandoi(x,y:integer);
	var TG:integer;
begin
	TG:=x;
	x:=y;
	y:=TG;
end;
begin
	clrscr;
	a:=5;
	b:=10;
	writeln(a:6,b:6);
	hoandoi(a,b);
	writeln(a:6,b:6);
	readkey;
end.

Kết quả:

Hai số không hề hoán đổi cho nhau

Giải bài tập Tin học 11 | Để học tốt Tin học 11

Sử dụng tham biến :

program dientro;
uses crt;
var 
	a,b:integer;
procedure hoandoi(var x,y:integer);
	var TG:integer;
begin
	TG:=x;
	x:=y;
	y:=TG;
end;
begin
	clrscr;
	a:=5;
	b:=10;
	writeln(a:6,b:6);
	hoandoi(a,b);
	writeln(a:6,b:6);
	readkey;
end.

Kết quả:

Giải bài tập Tin học 11 | Để học tốt Tin học 11

Khi nào dùng tham biến: Khi ta muốn thay đổi giá trị các tham số truyền vào thì tra sẽ sử dụng tham biến.

2. Cách viết và sử dụng hàm

Điểm khác nhau cơ bản giữa thủ tục và hàm là việc thực hiện luôn trả về giá trị kết quả thuộc kiểu xác định và giá trị đó được gán cho tên hàm.

Hàm có cấu trúc tương tự như thủ tục, tuy nhiên chỉ khác nhau phần đầu.

Function <tên hàm>[<danh sách tham số>]:<kiu d liu>;

Trong đó kiểu dữ liệu chỉ có thể là integer, real, char, Boolean, string.

Khác với thủ tục, trong thân hàm phải có lệnh gán giá trị cho tên hàm:

<tên hàm>:=<biu thc>;

Ví dụ 1:

Viết chưng tình thực hiện việc rút gọn một phân số , trong đó có sử dụng hàm tính ước chung lớn nhất của hai số nguyên.

program rutgon;
uses crt;
var 
	TuSo,MauSo,a:integer;
function UCLN(x,y:integer):integer;
	var sodu:integer;
begin
	while y<>0 do
	begin
		sodu:=x mod y;
		x:=y;
		y:=sodu;
	end;
	UCLN:=x;
end;
begin
	clrscr;
	write('Nhap vao tu so va mau so ');
	readln(TuSo,MauSo);
	a:=UCLN(TuSo,MauSo);
	if a>1 then
	begin
		TuSo:=TuSo div a;
		MauSo:=MauSo div a;
	end;
	writeln(TuSo:5
                                                                

Bắt đầu thi ngay