Bài 10: Sơ đồ tư duy - Bộ Chân trời sáng tạo
-
3305 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
1. Hãy tưởng tượng khi 50 tuổi, em tìm thấy cuốn sổ lưu niệm đã cũ của lớp mình. Hãy viết ra ba điều mà cuốn sổ lưu niệm làm em thích thú, một điều làm em hạnh phúc và một điều gợi lại cho em kỉ niệm buồn.
2. Theo em sổ lưu niệm sẽ gồm những thông tin gì?
1. Đang biên soạn
2. Một số thông tin thường có trong sổ lưu niệm là:
- Danh sách lớp và giáo viên.
- Thông tin về một số hoạt động thể thao và văn hóa của lớp.
- Những cảm nhận về thầy cô và bạn bè.
- Những thành tích của lớp trong các cuộc thi.
- Một số hình ảnh về các buổi dã ngoại.
Câu 2:
Em hãy quan sát sơ đồ tư duy ở Hình 5.2 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Cách biểu diễn nào (văn bản, sơ đồ tư duy) dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn?
2. Sử dụng sơ đồ tư duy có lợi ích gì?
3. Tên của chủ đề chính là gì? Tên của các chủ đề nhánh (triển khai từ chủ đề chính) là gì?
4. Các chi tiết của chủ đề nhánh “Thành phần” là gì?
1. Cách biểu diễn bằng sơ đồ tư duy sẽ dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn.
2. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp dễ dàng ghi nhớ và tiết kiệm thời gian hơn.
3. Tên của chủ đề chính là “Sơ đồ tư duy” với 4 chủ đề nhành là “Người sáng tạo”, “Lợi ích”, “Làm gì?” và “Thành phần”.
4. Các chi tiết của của chủ đề nhánh “Thành phần” là: Từ khóa, Hình ảnh, Đường nối.
Câu 3:
1. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta:
A. Ghi nhớ tốt hơn.
B. Giải các bài toán.
C. Sáng tạo hơn.
D. Nhìn thấy bức tranh tổng thể
2. Sơ đồ tư duy là:
A. Một công cụ tổ chức thông tin phù hợp với quá trình tư duy.
B. Một phương pháp chuyển tải thông tin.
C. Một cách ghi chép sáng tạo.
D. Một công cụ soạn thảo văn bản.
1. Đáp án: A, C, D.
2. Đáp án: A, B, C.
Câu 4:
1. Em và các bạn cùng thảo luận nhóm để bàn về nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp, sau đó tạo sơ đồ tư duy trên giấy để ghi lại kết quả thảo luận theo gợi ý trong Hình 5.3 2.
2. Theo em sơ đồ tư duy thủ công trên giấy có hạn chế gì?
1. Nội dung trong các nhánh có thể bổ sung như sau:
* Các bài viết cảm nghĩ:
- Về bạn
- Về trường lớp
- Về thầy cô
- Về bác bảo vệ
- Về cô lao công,…
* Giới thiệu thành viên:
- Họ tên
- Ngày sinh
- Giới tính
- Địa chỉ liên hệ
- Ảnh
- Sở thích
- Sở đoản,…
* Giáo viên:
- Giáo viên chủ nhiệm
- Thầy dạy Toán
- Cô dạy Văn
- Thầy dạy Anh
- Các thầy cô bộ môn khác,…
* Hoạt động sự kiện
- Khai giảng
- Đêm rằm tháng 8
- Lễ hội Halloween
- Hội chợ tết truyền thống,…
2. Viết sơ đồ tư duy thủ công trên giấy em sẽ khó để sửa chữa, thay đổi và điều chỉnh thông tin, và mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn.
Câu 5:
Em hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau: Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?
Đáp án: D.
Câu 6:
Em hãy thực hiện các công việc sau đây cho sơ đồ tư duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp em:
a) Bổ sung các nhánh nội dung cho sơ đồ tư duy (nếu cần).
b) Chỉnh sửa màu sắc và kiểu đường nối. Bổ sung hình ảnh, biểu tượng,… để tăng hiệu quả trình bày cho sơ đồ tư duy.
c) Chia sẻ sơ đồ tư duy cho thầy cô giáo và các bạn để cả lớp trao đổi, thống nhất nôi dung của cuốn sổ lưu niệm.
Bước 1: Khởi động phần mềm Mindmaple Lite
Bước 2: Tạo sơ đồ tư duy mới:
1. Nháy chuột vào File
2. Chọn New
3. Chọn một mẫu
4. Nháy chuột vào Create.
Sơ đồ tư duy được tạo ra với chủ đề chính là một khung . Nháy chuột vào khung để nhập chủ đề chính
Bước 3: Tạo chủ đề
- Nháy chuột vào ô để chọn chủ đề chính.
- Chọn Insert/ Subtopic để tạo một chủ đề nhánh, thực hiện tương tự với các chủ để nhánh khác và các nội dung trong nhánh
b) Để chỉnh sửa màu sắc cho được lối vào Design Tools – Style và vào phần Branch Style để chỉnh sửa.
Trong thẻ Home chọn vào chức năng Icon Marker hoặc Picture để thêm hình ảnh hoặc biểu tượng,…
c) Sau khi thực hiện tạo sơ đồ tư duy xong em vào File/Save để lưu tệp với tên SoLuuNiem.emm sau đó gửi tệp chia sẻ cho thầy cô và bạn bè.