Giải VBT GDCD 7 CD Bài 11. Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội có đáp án
Giải VBT GDCD 7 CD Bài 11. Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội có đáp án
-
163 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát ảnh dưới đây và cho biết, mỗi hình ảnh nói về một tệ nạn xã hội nào?
- Hình 1 và hình 2: tệ nạn ma túy
- Hình 3: tệ nạn cờ bạc, cá độ
- Hình 4: tệ nạn mại dâm
Câu 2:
Những hành vi, việc làm nào dưới đây là tệ nạn xã hội bị pháp luật nghiêm cấm?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Đánh bạc.
B. Chơi game.
C. Mê tín dị đoan.
D. Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.
E. Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
G. Đi xe lạng lách, đánh võng.
H. Vận chuyển trái phép chất ma tuý.
I. Mại dâm.
K. Tổ chức đánh bạc.
Câu 3:
Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nghiêm cấm trẻ em thực hiện hành vi nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cải trước câu em lựa chọn)
A. Dùng chất kích thích.
B. Đánh bạc.
C. Chơi bài.
D. Uống rượu.
E. Hút thuốc.
G. Đi xe đạp buông cả hai tay.
H. Đùa nghịch trên đường giao thông.
I. Sử dụng văn hoá phẩm đồi truỵ.
Câu 4:
Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây về phòng, chống tệ nạn xã hội?
(Đánh dấu X vào ô em lựa chọn)
Ý kiến |
Đồng ý |
Không đồng ý |
A. Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. |
|
|
B. Dùng thử ma tuý một lần thì cũng không thể nghiện được. |
|
|
C. Pháp luật không cấm hành vi mại dâm, vì hành vi này chỉ vi phạm đạo đức. |
|
|
D. Sống tích cực và lành mạnh giúp chúng ta tránh được tệ nạn xã hội. |
|
|
E. Tệ nạn ma tuý có ở khắp nơi, không bao giờ ngăn cấm được. |
|
|
G. Tệ nạn xã hội làm tổn thất kinh tế, phá vỡ hạnh phúc gia đình. |
|
|
H. Không cần tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, mà chỉ cần pháp luật cấm là được. |
|
|
I. Người mắc tệ nạn xã hội dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS. |
|
|
Ý kiến |
Đồng ý |
Không đồng ý |
A. Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. |
x |
|
B. Dùng thử ma tuý một lần thì cũng không thể nghiện được. |
|
x |
C. Pháp luật không cấm hành vi mại dâm, vì hành vi này chỉ vi phạm đạo đức. |
|
x |
D. Sống tích cực và lành mạnh giúp chúng ta tránh được tệ nạn xã hội. |
x |
|
E. Tệ nạn ma tuý có ở khắp nơi, không bao giờ ngăn cấm được. |
|
x |
G. Tệ nạn xã hội làm tổn thất kinh tế, phá vỡ hạnh phúc gia đình. |
x |
|
H. Không cần tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, mà chỉ cần pháp luật cấm là được. |
x |
|
I. Người mắc tệ nạn xã hội dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS. |
x |
|
Câu 5:
Em sẽ làm gì nếu bạn em rủ em chơi điện tử ăn tiền và cho tiền để em chơi?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Từ chối không đi.
B. Đi ngay với bạn.
C. Suy nghĩ thêm.
D. Mắng bạn một trận cho hả giận.
Lựa chọn đáp án A
Câu 6:
Đọc thông tin
CẢNH BÁO MA TUÝ XÂM NHẬP VÀO HỌC ĐƯỜNG
Hiện nay, ma tuý đã và đang len lỏi vào môi trường học đường. Nhiều học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán ma tuý, tiềm ẩn gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng trong đời sống xã hội, mà trực tiếp là môi trường học đường và bản thân các em học sinh, sinh viên.
Trước thềm năm học mới 2020 – 2021, Công an thành phố Ninh Bình phát hiện, bắt giữ hai học sinh của một trường trung học phổ thông khi hai học sinh này đang bán trái phép hai túi ma tuý (dạng cần sa) trước cổng một trường trung học phổ thông khác. Qua quá trình đấu tranh, hai đối tượng khai nhận số ma tuý trên là do mua trên mạng Facebook về chia ra bán lại chủ yếu cho học sinh cùng trường để kiếm lời. Vụ việc trên gióng lên hồi chuông cảnh báo về diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trong học sinh, sinh viên.
Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại ma tuý đang lưu hành trái phép. Ma tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ bản thân người nghiện, làm hao tốn tiền bạc của gia đình mà còn để lại biết bao hệ luỵ cho giới trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến học sinh sa ngã vào ma tuý được cho là do tâm lí học sinh dễ bị kích động; chưa có bản lĩnh tự chủ trong cuộc sống, dễ bị rủ rê, lôi kéo và thiếu sự giám sát chặt chẽ của gia đình, nhà trường. Đầu tiên là tò mò “thử một lần cho biết”, rồi lần hai, lần ba, dẫn đến nghiện và lệ thuộc vào ma tuý lúc nào không hay. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý, các em bị kẻ xấu sai khiến trộm cắp, trấn lột, thậm chí phạm tội hình sự để có tiền hút, chích.
Tội phạm ma tuý hiện nay trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, số đối tượng nghiện ma tuý ngày càng trẻ hoá; nổi lên tình trạng thanh, thiếu niên sử dụng ma tuý tại nhà hàng, vũ trường, quán bar, karaoke, nhà nghỉ, khách sạn. Đảng lo ngại, ma tuý đã và đang len lỏi vào môi trường học đường. Một số học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán ma tuý.
Để bảo vệ thế hệ trẻ, tránh xa khỏi tệ nạn ma tuý, vào năm học mới, lực lượng công an đã có thông báo nhận diện một số loại ma tuý mới. Trong đó có chế phẩm cần sa được bọc trong vỏ kẹo, khi bóc ra có màu nâu giống socola; tem giấy dán vào lưỡi, bóng cười,... gây ảo giác như ma tuý. Lực lượng công an cũng tiến hành rà soát tại các cổng trường, các quán hàng rong để vừa nhắc nhở, vừa phát hiện những điểm trà trộn bán ma tuý trái phép. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các hiểm hoạ về ma tuý, góp phần giảm tệ nạn ma tuý trong đời sống xã hội nói chung và trong học đường nói riêng, tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh.
Cùng với lực lượng công an, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng tích cực thực hiện các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn ma tuý xâm nhập vào học đường; trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kí cam kết trong cán bộ, giáo viên và học sinh không vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý; vận động học sinh, cán bộ quản lí, nhà giáo tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn ma tuý và tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma tuý trái phép; tiếp nhận, xử lí thông tin của học sinh, sinh viên, cán bộ quản lí, nhân viên, người lao động và nhân dân có liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đề cao công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý, sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh và giáo viên trong công tác quản lí, giáo dục học sinh.
Câu hỏi gợi ý:
a) Em hãy nêu lên tính chất phức tạp và nguy hiểm của việc sử dụng ma tuý trong học sinh qua thông tin trên.
Yêu cầu a)
- Tính phức tạp của vấn nạn ma túy học đường:
+ Nhiều học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý
+ Có hàng trăm loại ma túy đang được lưu hành trái phép dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Tính nguy hiểm (hậu quả) khi học sinh sử dụng ma túy:
+ Suy nhược về thể chất, tinh thần; kết quả học tập sa sút,…
+ Tổn thất kinh tế gia đình, gây tâm lý bất an,lo lắng cho người thân
+ Ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội
Câu 7:
b) Những nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng sử dụng ma tuý trong học sinh?
Yêu cầu b) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng ma tuý trong học sinh
- Do tâm lí học sinh dễ bị kích động, tò mò; chưa có bản lĩnh tự chủ trong cuộc sống,…
- Bị các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo.
- Thiếu sự giám sát chặt chẽ của gia đình, nhà trường.
Câu 8:
D và một số bạn chung tiền tìm mua vài tép heroin về hít để tìm cảm giác mạnh và tập thử làm người lớn theo quan niệm của các em. Trong lúc cả nhóm đang hút heroin tại một điểm đầu thôn thì bị công an kiểm tra và bắt giải về trụ sở. Tại đây, D và các bạn đã bị xử phạt hành chính về tội sử dụng trái phép chất ma tuý.
Theo em, việc công an xử phạt D và nhóm bạn hút heroin có đúng pháp luật không? Vì sao?
- Việc công an xử phạt D và nhóm bạn hút heroin là đúng pháp luật.
- Vì: theo quy định tại khoản 1, Điều 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về việc vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy: đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Câu 9:
Khi bà H tổ trưởng tổ dân phố đề nghị gia đình ông Q tham gia cuộc họp tổ dân phố vào buổi tối để phát động phong trào thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tích cực tham gia xoá bỏ tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm, ông Q từ chối, không tham gia, vì cho rằng mọi người trong gia đình mình từ trước đến nay sống rất nền nếp, không cần phải nhắc nhở, vận động gì nữa.
Theo em, hành vi và biểu hiện của ông Q có phù hợp với trách nhiệm của công dân trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội hay không? Vì sao?
- Hành vi và biểu hiện của ông Q không phù hợp với trách nhiệm của công dân trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Vì: pháp luật Việt Nam quy định, mọi công dân có trách nhiệm: tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.
Câu 10:
Mấy ngày tết được nghỉ học ở nhà, A là học sinh lớp 8 đã rủ hai người bạn thân là B và C cùng chơi bài cho vui. A đề xuất sẽ chơi bài bằng tiền để phân thắng thua. Sau mỗi ván bài, ai thắng sẽ nhận được 50.000 đồng của người thua. Bạn B đã đồng ý ngay lập tức vì nghĩ rằng mình chơi bài giỏi, sẽ thắng được nhiều tiền. Song C lại không đồng tình vì cho rằng nếu chơi bài ăn tiền như vậy là đánh bạc trái phép, là vi phạm pháp luật.
a) Theo em, ý kiến của C là đúng hay sai?
- Yêu cầu a) Ý kiến của C là đúng, hành vi đánh bài ăn tiền là biểu hiện của tệ nạn cờ bạc
Câu 11:
b) Hành vi đánh bạc trái phép bị pháp luật xử lí như thế nào?
- Yêu cầu b) Hành vi đánh bạc trái phép có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo tính chất và mức độ vi phạm).
Câu 12:
Đầu năm 2020, bà L đã rất đau khổ và suy sụp khi bắt quả tang con trai lớn của bà đang hút heroin trong phòng. Sau nhiều lần họp bàn, vì sợ mất uy tín đối với cơ quan, mất thể diện với bạn bè, hàng xóm nên ông bà đã quyết định mua thuốc về tự cai cho con mà không cho người ngoài biết.
a) Theo em, việc bà L giấu, không báo với chính quyền địa phương chuyện con trai hút heroin có vi phạm pháp luật không?
- Yêu cầu a) Bà L đã vi phạm pháp luật khi giấu, không báo với chính quyền địa phương chuyện con trai hút heroin.
Câu 13:
b) Em hãy cho biết, công dân cần làm gì khi thấy hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? Vì sao?
- Yêu cầu b) Khi thấy hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, công dân cần: tố giác, cung cấp đầy đủ thông tin cho lực lượng chức năng về hành vi vi phạm đó
Câu 14:
Nếu bạn thân của em bị người khác rủ chơi trò chơi điện tử ăn tiền hoặc sử dụng chất ma tuý, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
- Em sẽ khuyên bạn: không nên chơi trò chơi điện tử ăn tiền hoặc sử dụng chất ma tuý, vì đây là những hành vi vi phạm pháp luật và để lại những hậu quả nặng nề đối với chính bản thân bạn, gia đình và xã hội.
- Tâm sự, chia sẻ với bố mẹ của bạn, thầy cô giáo, để kết hợp cùng họ giúp đỡ, khuyên can bạn.
Câu 15:
Theo em, vì sao phải phòng, chống tệ nạn xã hội?
- Phải phòng, chống tệ nạn xã hội, vì:
+ Tệ nạn xã hội để lại những hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình và xã hội.
+ Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân, được quy định bởi pháp luật
Câu 16:
Em hãy tìm hiểu một tệ nạn xã hội đang có ở địa phương em và nêu cách phòng, chống tệ nạn đó.
- Tệ nạn xã hội ở địa phương:
- Cách phòng, chống tệ nạn xã hội:
- Tệ nạn xã hội ở địa phương: cờ bạc
- Cách phòng, chống tệ nạn xã hội:
+ Tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về hậu quả của tệ nạn cờ bạc; trách nhiệm của bản thân trong phòng, chống tệ nạn xã hội
+ Chính quyền quan tâm, tạo điều kiện về việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay,... để người lao động có thêm cơ hội tiếp cận với những công việc phù hợp, góp phần tăng thu nhập, giảm thời gian nhàn rỗi cho lao động địa phương.
+ Công an, chính quyền địa phương phối hợp với gia đình để quản lí, giáo dục, cảm hóa các đối tượng có tiền án, tiền sự về cờ bạc không để họ vi phạm hoặc tái phạm.
+ Cùng với sự nỗ lực của chính quyền, mọi người dân cần nhận thức được những hệ lụy của tệ nạn cờ bạc, tuyệt đối không tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức, đồng thời mạnh dạn cung cấp thông tin tố giác các hoạt động cờ bạc cho cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
+ …
Câu 17:
Theo em, học sinh cần làm gì để không bị sa vào các tệ nạn xã hội?
- Để không bị sa vào các tệ nạn xã hội, học sinh cần:
+ Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật
+ Kết giao với những người bạn tốt; tránh xa các đối tượng xấu
+ Tích cực học tập, rèn luyện
+ Trang bị thêm cho mình những kiến thức, kĩ năng phòng, chống tệ nạn xã hội
+ …
Câu 18:
Là học sinh trung học cơ sở, em có thể làm gì để góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội?
- Để góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội, em cần:
+ Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.
+ Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.
+ Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.