Giải VBT GDCD 7 CD Bài 9. Ứng phó với bạo lực học đường có đáp án
-
141 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết, các bạn cần làm gì để ứng phó với từng tình huống cụ thể.
- Xử lí tình huống 1:
+ Hiện trường diễn ra là cổng trường học hoặc khu dân cư, đây là những nơi thông thoáng và có nhiều người qua lại, vì vậy bạn học sinh nữ (đeo khăn quàng đỏ) nên đứng lại, giữ tâm lí bình tĩnh, tránh những thái độ và lời nói mang tính khiêu khích, tiêu cực (chú ý: việc ngay lập tức bỏ chạy hoặc dùng những thái độ, lời nói khiêu khích dễ khiến cho đối phương bị kích động và thực hiện hành vi bạo lực nhanh hơn, cuồng bạo hơn).
+ Trong lúc đứng lại, bạn học sinh nữ (đeo khăn quàng đỏ) nên chú ý quan sát nhanh xung quanh nhằm tìm kiếm lối thoát hiểm hoặc kêu gọi sự giúp đỡ (trong trường hợp xấu).
- Xử lí tình huống 2:
+ Giữ thái độ bình tĩnh, cẩn trọng nhưng hãy vờ như không biết sự theo dõi của đối tượng xấu (chú ý: việc ngay lập tức tỏ thái độ sợ hãi, la hét hay bỏ chạy dễ khiến cho kẻ xấu bị kích động và ra tay thực hiện hành vi nhanh hơn).
+ Cẩn trọng quan sát xung quanh để tìm lối thoát hiểm và nhanh chóng di chuyển đến nơi đông người qua lại (chú ý: tránh việc đi một mình trên đoạn đường vắng hoặc đi thẳng về nhà, vì nếu đi thẳng về nhà, kẻ xấu có thể biết được địa chỉ và lần sau hắn sẽ tiếp tục thực hiện hành vi theo dõi).
+ Nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.
- Xử lí tình huống 3: Tâm sự với bố mẹ, người thân để nhờ sự giúp đỡ từ mọi người.
Câu 2:
Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào dưới đây về phòng, chống bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cải trước câu em lựa chọn)
A. Đánh nhau trong trường học.
B. Xả rác nơi công cộng.
C. Xúc phạm bạn cùng trường, lớp.
D. Đánh bạn cùng trường.
E. Mất trật tự trong lớp học.
G. Gây rối trật tự an ninh nơi công cộng.
H. Cãi nhau trước cổng trường.
Câu 3:
Hành vi, việc làm nào dưới đây là đúng hay sai quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
(Đánh dấu X vào ô em lựa chọn)
Hành vi, việc làm |
Đúng |
Sai |
1. Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh về hậu quả bạo lực học đường. |
|
|
2. Khuyên nhủ học sinh không chơi với những bạn có biểu hiện đạo đức không tốt. |
|
|
3. Tổ giác hành vi bạo lực học đường với công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. |
|
|
4. Phổ biến cho học sinh về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường. |
|
|
5. Tư vấn cho người có nguy cơ bị bạo lực học đường nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra bạo lực. |
|
|
6. Thông báo kịp thời cho gia đình học sinh gây ra bạo lực và bị bạo lực. |
|
|
7. Chủ động tấn công khi mình bị hành vi bạo lực. |
|
|
Hành vi, việc làm |
Đúng |
Sai |
1. Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh về hậu quả bạo lực học đường. |
x |
|
2. Khuyên nhủ học sinh không chơi với những bạn có biểu hiện đạo đức không tốt. |
|
x |
3. Tổ giác hành vi bạo lực học đường với công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. |
x |
|
4. Phổ biến cho học sinh về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường. |
x |
|
5. Tư vấn cho người có nguy cơ bị bạo lực học đường nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra bạo lực. |
x |
|
6. Thông báo kịp thời cho gia đình học sinh gây ra bạo lực và bị bạo lực. |
x |
|
7. Chủ động tấn công khi mình bị hành vi bạo lực. |
|
x |
Câu 4:
Theo em, hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng, chống bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Thân thiện với bạn bè trong trường, lớp.
B. Khéo léo giải quyết các xích mích, mâu thuẫn với bạn bè.
C. Chủ động thách thức người có hành vi bạo lực.
D. Lập nhóm bạn bè để đối phó với hành vi bạo lực.
E. Không xem phim ảnh bạo lực.
G. Không tham gia trò chơi bạo lực.
H. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích.
I. Để mặc cho sự việc xảy ra.
Lựa chọn đáp án A, B, E, G, H
Câu 5:
Hành vi, việc làm nào dưới đây là cần thiết để ứng phó với bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cải trước câu em lựa chọn)
A. Tìm cơ hội thoát ra khỏi tình trạng bạo lực.
B. Nhanh chóng tấn công lại hành vi bạo lực.
C. Nhanh chóng kêu to để mọi người nghe thấy, giúp đỡ.
D. Nói những câu thách thức người có hành vi bạo lực.
E. Trình báo với công an, Uỷ ban nhân dân nơi cư trú.
G. Báo với cha mẹ và thầy cô giáo.
H. Kéo bạn trả thù người gây ra hành vi bạo lực với mình.
Lựa chonh đáp án: A, C, E, G
Câu 6:
Đọc thông tin
Nhiều nạn nhân của bạo lực học đường không nhận ra mình đang bị bạo lực học đường, chưa có kĩ năng phòng, chống bạo lực học đường, đặc biệt là các kĩ năng xử lí tình huống khi bị bạo lực học đường, từ đó dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường với các hình thức như: đánh đập, nhục mạ, đe doạ dùng vũ lực,... với tính chất, mức độ hành vi rất nghiêm trọng để lại những hậu quả nặng nề cho nạn nhân.
Để vượt qua dư chấn khi bị bắt nạt, điều quan trọng nhất là tập trung vào những điều tốt đẹp hiện tại, vạch ra những giới hạn để việc này không tái diễn, và tập cách yêu bản thân mỗi ngày. Đôi khi, quá yếu đuối, nhút nhát cũng vô tình đẩy bạn rơi vào tầm ngắm của kẻ thích bạo lực. Để cảnh báo những thành phần gây rối, bạn trẻ cần tỏ ra tự tin, ngẩng cao đầu, nhìn thẳng vào mắt đối phương. Đừng im lặng, hãy đáp lại một cách ngắn gọn, dứt khoát. Trốn tránh có thể là một cách xử lí đúng đắn, nhưng không có hiệu quả lâu dài. Nếu bị bắt nạt, bạn nên chia sẻ với người mình tin tưởng và giữ bình tĩnh để nghĩ hướng đối phó phù hợp. Cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề là báo cho cha mẹ, thầy cô, hay thậm chí là cảnh sát. Dùng uy lực của người lớn để trấn áp bạo lực là phương pháp xử lí hữu hiệu và nhanh chóng.
Đối diện với kẻ bạo lực, bạn không nên lấy ác trị ác mà thay vào đó hãy hoá giải bằng lời nói, cảm xúc. Đôi khi cách tốt nhất để ngưng hành động bắt nạt là tăng sự đồng cảm, giúp người bắt nạt hiểu nếu bị cô lập thì cảm xúc của họ sẽ thế nào.
Câu hỏi gợi ý:
Từ thông tin trên em hãy cho biết, học sinh cần làm gì để ứng phó với bạo lực học đường?
- Để dứng phó với bạo lực học đường, học sinh nên:
+ Tập cách yêu bản thân mỗi ngày
+ Tự tin, ngẩng cao đầu, không nên quá yếu đối, nhút nhát.
+ Bình tĩnh tìm cách ứng phó, tránh lời nói và thái độ khiêu khích, kích động.
+ Tâm sự, chia sẻ với cha mẹ, thầy cô hoặc lực lượng chức năng (công an,…)
+ Khéo léo hóa giải mâu thuẫn bằng lời nói, cảm xúc; không nên dùng bạo lực để đáp trả.
Câu 7:
Sau giờ tan học, hai bạn học sinh Trường Trung học cơ sở X to tiếng cãi cọ nhau ngay trước cổng trường mình, theo đó một bạn nam đã xông vào đánh một bạn nam khác. Bạn nam yếu hơn là đã bị bạn kia đánh đau; mỗi lần như thế thì bạn lại cam chịu. Nhiều bạn học sinh trong trường chứng kiến sự việc này nhưng không ai can ngăn.
a) Em đồng ý hay không đồng ý với cách phòng ngừa, ứng phó bạo lực của bạn học sinh bị bạo lực học đường? Vì sao?
- Yêu cầu a) Em không đồng tình với cách ứng phó của bạn học sinh bị bạo lực học đường. Vì: đây là cách ứng phó tiêu cực, không giúp bạn hóa giải được mâu thuẫn, mà ngược lại, khiến bạn học sinh ấy bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần.
Câu 8:
b) Em nhận xét thế nào về biểu hiện, hành vi của các bạn chứng kiến?
- Yêu cầu b) Các bạn học sinh chứng kiến vụ bạo lực nhưng không can ngăn, điều này cho thấy thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác và sự thiếu trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực học đường.
Câu 9:
Trên mạng xã hội lưu truyền clip một nữ sinh lớp 9 ở tỉnh B bị một nhóm bạn cùng khoá đánh hội đồng, rồi xé rách áo dài ngay trong lớp học. Vụ việc được các học sinh khác quay lip rồi tung lên mạng xã hội khiến dư luận vô cùng bất bình. Điều đáng nói là nữ sinh bị bạo lực lại hoàn toàn im lặng, không nói với bất kì ai về việc này.
a) Hành vi đánh bạn trong trường hợp trên có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Yêu cầu a) Hành vi đánh bạn trong trường hợp trên là vi phạm pháp luật. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi xúc phạm danh dự, nhâm phẩm và xâm phạm thân thể người khác.
Câu 10:
b) Em có đồng ý với cách xử lí của bạn nữ sinh bị đánh trong trường hợp trên không? Em có thể khuyên bạn đó nên hành động như thế nào?
- Yêu cầu b)
+ Em không đồng tình với hành vi cam chịu, không chia sẻ với ai của bạn nữ sinh bị đánh.
+ Lời khuyên: bạn nữ sinh nên tâm sự, chia sẻ để nhận được sự chia sẻ từ bố mẹ, người thân, thầy cô giáo.
Câu 11:
Từng là một nạn nhân của việc bị xúc phạm trên mạng xã hội, L là học sinh lớp 7 bị bịa đặt, loan truyền trong lớp những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là L hay “ngầm báo cáo” với cô giáo về các bạn trong lớp nghỉ học đi chơi, nào là chê L “xấu tính”, nào là nhà nghèo mà đua đòi,... Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu L bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo nói xấu L mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Trước chuyện này, L vô cùng buồn chán, nhưng đành cam chịu.
a) Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với L?
- Yêu cầu a) hành vi nhục mạ, bịa đặt thông tin của các bạn trong lớp đối với L là hành vi bạo lực học đường, vi phạm pháp luật.
Câu 12:
b) Em có thể tư vấn cho L như thế nào về cách ứng phó trong trường hợp này?
- Yêu cầu b) Để ứng phó, L nên:
+ Bình tĩnh trao đổi ôn hòa với các bạn để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các bạn lại bịa đặt, vu khống mình? Khéo léo hòa giải mâu thuẫn (nếu có) với các bạn bằng thái độ chân thành, lời nói nhẹ nhàng, ôn hòa (tránh những biểu hiện và lời nói mang tính tiêu cực, khiêu khích, thách thức…)
+ Tâm sự, trao đổi với bố mẹ, thầy cô giáo để nhận được sự tư vấn, trợ giúp từ họ.
Câu 13:
Bạn V là học sinh trung học cơ sở bỗng dưng bị mấy bạn lớp khác bắt nạt. Thời gian đầu, đôi khi V chỉ muốn oà khóc lên thật to vì tại sao chuyện này lại xảy ra với mình. Dần dần V nghĩ, cần phải tìm cách thoát khỏi tình trạng này. V học cách bình tĩnh để nhìn nhận sự việc từ việc bị ghét đến bị bắt nạt. Theo thời gian, dần dần V đã học được cách lớn lên, mạnh mẽ và yêu thương bản thân hơn. Kể từ đó, V đã biết cách bảo vệ bản thân mình.
Trong trường hợp trên, bạn V đã làm cách nào để bảo vệ bản thân trước bạo lực học đường?
- Trong trường hợp trên, để bảo vệ bản thân trước bạo lực học đường, bạn V đã:
+ Bình tĩnh để nhìn nhận sự việc.
+ Mạnh mẽ và yêu thương bản thân hơn.
Câu 14:
Nếu bạn trong lớp bị bạo lực học đường, em sẽ khuyên bạn ứng phó như thế nào?
- Để ứng phó với bạo lực học đường, em sẽ khuyên bạn:
+ Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
+ Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
+ Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
+ Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.
+ Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
+ Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.
Câu 15:
Là học sinh trung học cơ sở, em cần làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường?
- Để phòng ngừa bạo lực học đường, em cần:
+ Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
+ Thân thiện, hòa đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.
+ Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.
+ Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu nhầm, xích mích nhỏ.
+ Nhận biết nguy cơ bị bạo lực học đường, tự chủ, không để bị lôi kéo, tham gia các vụ việc bạo lực học đường.
+ Tìm hiểu các thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.