Giải VBT KHTN 7 CD Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có đáp án
Giải VBT KHTN 7 CD Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có đáp án
-
155 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: …………………………………………………………………………
Ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật:
Sự sinh trưởng: Sau một tháng, em bé tăng lên 1 kg.
Sự phát triển: Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một thai nhi.
Câu 2:
Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: ………………………………………………
Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: Nòng nọc phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới phát triển phát dục, sinh sản.
Câu 3:
Quan sát hình 29.1, 29.2 (SGK) cho thấy dấu hiệu của sự sinh trưởng và phát triển là:…………………………………..
Quan sát hình 29.1, 29.2 (SGK) cho thấy dấu hiệu của sự sinh trưởng và phát triển là:
- Sự sinh trưởng: sự gia tăng khối lượng, kích thước các cơ quan và cơ thể.
- Sự phát triển: sự phát sinh tạo nên các cơ quan mới, chức năng mới.
Câu 4:
Các biểu hiện của sinh vật ở bảng 29.1 (SGK) là:
Biểu hiện |
Sinh trưởng |
Phát triển |
Hạt nảy mầm |
|
|
Cây cao lên |
|
|
Gà trống bắt đầu biết gáy |
|
|
Cây ra hoa |
|
|
Diện tích phiến lá tăng lên |
|
|
Lợn con tăng từ 2kg lên 4kg |
|
|
Biểu hiện |
Sinh trưởng |
Phát triển |
Hạt nảy mầm |
|
x |
Cây cao lên |
x |
|
Gà trống bắt đầu biết gáy |
|
x |
Cây ra hoa |
|
x |
Diện tích phiến lá tăng lên |
x |
|
Lợn con tăng từ 2kg lên 4kg |
x |
|
Câu 5:
Chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật vì: Chất dinh dưỡng cung cấp vật chất và năng lượng cho sự xây dựng tế bào, giúp tế bào lớn lên và tạo ra thế hệ tế bào mới.
Câu 6:
Ví dụ về biểu hiện của thực vật, động vật khi thiếu và thừa chất dinh dưỡng:
- Thiếu canxi ở mèo sẽ có biểu hiện cơ thể run rẩy, chân yếu, co giật.
- Thừa đạm khiến cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm.Câu 7:
Để nhận biết được một người thiếu hay thừa chất dinh dưỡng, ta có thể dựa vào biểu hiện sinh trưởng, phát triển của người đó như: …………………………………………………………………………..
Để nhận biết được một người thiếu hay thừa chất dinh dưỡng, ta có thể dựa vào biểu hiện sinh trưởng, phát triển của người đó như: Sự biểu hiện của cân nặng tăng lên hay giảm đi, sự phát triển của chiều cao so với độ tuổi, khả năng nhận thức,…
Câu 8:
Ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: ……………………………………………….
Ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Thiếu nước, sinh vật sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết; nhu cầu nước của mỗi loài khác nhau và tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển.
Câu 9:
Ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của một số sinh vật ở địa phương em:
………………………………………………………………………………………….
Ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của một số sinh vật ở địa phương em: Khi mới cấy, cây lúa non cần nhiều nước. Nếu không cung cấp đủ nước, cây sinh trưởng phát triển chậm, có thể bị chết.
Câu 10:
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: ……………………………………………….
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Ngoài khoảng nhiệt độ thích hợp, sinh vật chậm sinh trưởng và phát triển, thậm chí là chết.
Câu 11:
Từ hình 29.3 (SGK) cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của:
- Ruồi giấm: ..…………………………………………………………………………...
- Cá rô phi: ……………………………………………………………………………...
Từ hình 29.3 (SGK) cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của:
- Ruồi giấm: Ở 25 oC, ruồi giấm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn ở 18 oC.
- Cá rô phi: Chỉ sống được ở nhiệt độ trong khoảng 5,6 oC – 42 oC. Ngoài khoảng này cá sẽ bị chết.
Câu 12:
Ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật: ………………………………………………
Ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật:
- Cây sống ở vùng lạnh có tầng bần dày để tránh rét.
- Ở một số loài rùa, nếu trứng được ấp ở nhiệt độ khoảng 26 oC sẽ nở ra toàn con đực.
Câu 13:
Câu 14:
Ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài cây: Ở cây bàng, khi nhiệt độ ấm áp, cây sinh trưởng và phát triển tốt nên tán lá rộng. Khi nhiệt độ thấp (vào mùa đông), cây rụng lá làm tán lá thu nhỏ lại.
Câu 15:
Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật: …………………………………..
Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật: Ánh sáng cung cấp năng lượng và xúc tác một số quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể sinh vật, nhờ đó kích thích sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu 16:
Một số biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng:
………………………………………………………………………
Một số biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng: Chiếu sáng cho cây vào mùa đông; chuẩn bị chuồng trại ấm cho động vật vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè;…
Câu 17:
Sinh trưởng ở sinh vật là
A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
B. quá trình tăng khối lượng của cơ thể sinh vật.
C. quá trình biến đổi về kích thước và khối lượng tế bào của các sinh vật.
D. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể.
Đáp án đúng là: D
Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
Câu 18:
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ như thế nào?
A. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển.
B. Sinh trưởng và phát triển độc lập và không liên quan nhau.
C. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng.
D. Cả A, C.
Đáp án đúng là: D
Sinh trưởng và phát triển có mối liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển, phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
Câu 19:
Nêu ví dụ cách điều khiển một số yếu tố môi trường thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
………………………………………………………………………………………….
- Chiếu sáng cho cây hoa cúc để kéo dài thời gian ra hoa vào mùa đông.
- Quây kín chuồng trại nuôi bò vào mùa đông để giữ ấm.