Giải VBT KHTN 7 CD Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật có đáp án
-
135 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bảng so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Bảng 33.1
Hình thức sinh sản |
Vô tính |
Hữu tính |
Điểm giống |
|
|
Điểm khác |
|
|
Hình thức sinh sản |
Vô tính |
Hữu tính |
Điểm giống |
Đều tạo ra cá thể mới từ các cá thể ban đầu. |
|
Điểm khác |
Không có sự kết hợp yếu tố đực và cái, chất di truyền không thay đổi. |
Có sự kết hợp yếu tố đực và cái tạo nên hợp tử, chất di truyền thay đổi đa dạng. |
Câu 2:
Hoa lưỡng tính gồm các bộ phận: ……………………………………………………………………………………
Hoa lưỡng tính gồm các bộ phận: đài hoa, cánh hoa, nhị hoa (bao phấn, chỉ nhị), nhụy hoa (đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn).
Câu 3:
Đặc điểm của hoa đơn tính: ………………………………………………………………………………………….
Phân biệt hoa đơn tính với hoa lưỡng tính: ……………………………………………...Đặc điểm của hoa đơn tính: Mỗi bông hoa chỉ chứa duy nhất một cơ quan sinh sản là đực hoặc cái. Hoa đực có chứa nhị hoa, hoa cái có chứa nhụy hoa.
Phân biệt hoa đơn tính với hoa lưỡng tính: Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhuỵ trên một hoa, hoa lưỡng tính có đủ cả nhị và nhuỵ trên cùng một hoa.
Câu 4:
Ví dụ: ………………………….
Hoa đơn tính: …………………………………………………………………………...
Hoa lưỡng tính: …………………………………………………………………………Ví dụ: về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Hoa đơn tính: hoa mướp, hoa bí, hoa dưa chuột, hoa ngô,…
Hoa lưỡng tính: hoa bưởi, hoa cam, hoa nhãn, hoa vải,…
Câu 6:
Bảng các đặc điểm mỗi bộ phận của những bông hoa quan sát được.
Tên loài hoa |
Màu sắc hoa |
Số cánh hoa |
Số nhị hoa |
Nhụy hoa (có/ không) |
Hoa đơn tính/ hoa lưỡng tính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên loài hoa |
Màu sắc hoa |
Số cánh hoa |
Số nhị hoa |
Nhụy hoa (có/ không) |
Hoa đơn tính/ hoa lưỡng tính |
|
Hoa ly |
Vàng, hồng |
5-6 cánh |
5-6 |
Có |
Hoa lưỡng tính |
|
Hoa mướp |
Vàng |
5 cánh |
Nhiều |
Không |
Hoa đơn tính |
|
Vàng |
5 cánh |
0 |
Có |
Hoa đơn tính |
||
Hoa đào |
Hồng |
5-6 cánh |
Nhiều |
Có |
Hoa lưỡng tính |
Câu 7:
Sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo: Tự thụ phấn là hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của hoa trên cùng một cây. Thụ phấn chéo là hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.
Câu 8:
Ví dụ:
Hoa thụ phấn nhờ gió: …………………………………………………………………..
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: ……………….……………………………………………..
Hoa thụ phấn nhờ con người: ……………..……………………………………………
Ví dụ:
Hoa thụ phấn nhờ gió: hoa bồ công canh, lúa, ngô,…
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa bưởi, hoa cam, hoa nhãn,…
Hoa thụ phấn nhờ con người: hoa bầu, hoa mướp, ngô,…
Câu 9:
Phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây vì: chúng có vai trò quan trọng góp phần thụ phấn cho cây, đảm bảo duy trì nòi giống và tăng năng suất cây trồng.
Câu 10:
Ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài, người ta thường kết hợp với nuôi ong vì: …………………….
Ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài, người ta thường kết hợp với nuôi ong vì: Trong quá trình ong hút mật sẽ giúp thụ phấn cho hoa làm tăng số lượng hoa được thụ phấn → tạo năng suất quả cao. Đồng thời, chủ vườn có thêm nguồn lợi từ mật ong.
Câu 11:
Sự hình thành quả cà chua: ………………………………………………………………………………………….
Sự hình thành quả cà chua: Sau khi được thụ tinh, noãn phát triển thành hạt. Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành nên 1 hạt, vỏ noãn hình thành nên vỏ hạt. Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
Câu 12:
Quá trình thụ phấn: ………….
Quá trình thụ tinh: ………………………………………………………………………
Sự hình thành quả: …………………...............................................................................Quá trình thụ phấn: là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.
Quá trình thụ tinh: hạt phấn mọc ra ống phấn, ống phấn đâm qua đầu nhụy, mọc dài ra dẫn giao tử đực đến noãn, tại noãn có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái → hợp tử.
Sự hình thành quả: hợp tử phát triển thành phôi, noãn phát triển thành hạt chứa phôi, bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
Câu 13:
Vai trò của quả và hạt đối với thực vật, động vật và con người: ………………………………………………………..
Vai trò của quả và hạt đối với thực vật, động vật và con người: Đối với thực vật, quả chứa, bảo vệ và giúp phát tán hạt đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Với động vật và con người, quả và hạt là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng.
Câu 14:
Khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật: …………………………………………………………………….
Ví dụ quá trình sinh sản hữu tính:
Ở động vật đẻ con: ……………………………………………………………………...
Ở động vật đẻ trứng: ……………………………………………………………………
Khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật: Sinh sản hữu tính ở hầu hết động vật là một quá trình gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau, đó là: Hình thành tinh trùng và hình thành trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới.
Ví dụ quá trình sinh sản hữu tính:
Ở động vật đẻ con: Chó đực và cái hình thành giao tử → tinh trùng gặp trứng tạo thành hợp tử → hợp tử phát triển trong cơ thể chó mẹ → sinh ra chó con.
Ở động vật đẻ trứng: Gà trống và mái hình thành giao tử → tinh trùng gặp trứng tạo thành hợp tử nằm trong trứng → đẻ trứng → hợp tử phát triển trong trứng → trứng nở ra gà con.
Câu 15:
- Ví dụ động vật đẻ trứng: ………………………………………………………………
Các giai đoạn của quá trình sinh sản: …………………………………………………...
- Ví dụ động vật đẻ con: ………………………………………………………………...
Các giai đoạn của quá trình sinh sản: …………………………………………………...
- Ví dụ động vật đẻ trứng: gà, vịt, ngỗng, chim bồ câu,…
Các giai đoạn của quá trình sinh sản: Hình thành giao tử → tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử nằm trong trứng → đẻ trứng → hợp tử phát triển trong trứng → cơ thể mới nở ra từ trứng.
- Ví dụ về động vật đẻ con: chó, mèo, lợn, trâu, bò,…
Các giai đoạn của quá trình sinh sản: Hình thành giao tử → tinh trùng gặp trứng tạo thành hợp tử → hợp tử phát triển trong cơ thể mẹ → sinh ra cơ thể mới.
Câu 16:
Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở người: Nữ tạo trứng, nam tạo tinh trùng → trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục nữ, tạo hợp tử → hợp tử phát triển nhờ chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ lấy qua nhau thai → sinh ra em bé.
Câu 18:
Ưu điểm của việc mang thai và sinh con ở động vật có vú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác là: phôi lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nên thai nhi luôn có nguồn dinh dưỡng dồi dào, có nhiệt độ thích hợp và được bảo vệ tốt hơn.
Câu 19:
Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn: ………………………………………………………………..
Ví dụ: …………………………………………………………………………………...
Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn: tạo giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo, chọn lọc.
Ví dụ: Lai tạo và chọn lọc giống lúa có năng suất cao, lai tạo và chọn lọc những giống bò cho sữa với chất lượng tốt.
Câu 20:
Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn thay đổi và tạo nên sự đa dạng cho các thế hệ sau vì: Sự hình thành giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử trong sinh sản hữu tính tạo ra nhiều tổ hợp di truyền khác nhau (đa dạng về mặt di truyền).
Câu 21:
Cấu tạo của hoa cái gồm các bộ phận:
A. đài hoa, cánh hoa, nhị, vòi nhị, bầu nhị.
B. đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.
C. đầu nhụy, vòi nhụy, noãn, bầu nhụy.
D. bao phấn, chỉ nhị.
Đáp án đúng là: C
Hoa cái chỉ chứa nhụy gồm: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy, noãn nằm trong bầu nhụy.
Câu 22:
Thụ phấn là
A. hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa.
B. là quá trình hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy hoa của cây khác.
C. là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.
D. là quá trình kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái hình thành hợp tử.
Đáp án đúng là: C
A. Sai. “Hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa” là hình thức tự thụ phấn.
B. Sai. “Quá trình hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy hoa của cây khác” là hình thức thụ phấn chéo.
C. Đúng. Thụ phấn là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy, gồm: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
D. Sai. “Quá trình kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái hình thành hợp tử” là sự thụ tinh.
Câu 23:
Đặc điểm của các cơ thể con được sinh ra từ sinh sản hữu tính là
A. có đặc điểm giống hệt nhau và giống bố mẹ.
B. có đặc điểm hoàn toàn giống mẹ.
C. có đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ.
D. vừa mang những đặc điểm giống nhau, giống bố mẹ, vừa mang những đặc điểm khác nhau, khác bố mẹ.
Đáp án đúng là: D
Trong hình thức sinh sản hữu tính, các cơ thể con được hình thành từ sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái → Đặc điểm của các cơ thể con được sinh ra từ sinh sản hữu tính là vừa mang những đặc điểm giống nhau, giống bố mẹ, vừa mang những đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ.