Giải VBT KHTN 7 CD Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật có đáp án
Giải VBT KHTN 7 CD Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật có đáp án
-
89 lượt thi
-
21 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng, đặc điểm loài, hormone sinh sản,…
Câu 2:
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh sản ở mỗi sinh vật trong hình 34.1 (SGK): ……………………………………….
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh sản ở mỗi sinh vật trong hình 34.1 (SGK): Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc, tỉ lệ giới tính khi nở của rùa, khả năng đẻ trứng của cá chép và sự ra hoa của cây rau cải.
Câu 3:
Một số cây chỉ ra hoa tạo quả vào mùa hè (ví dụ: hoa dâm bụt, hoa chùm ớt) hoặc mùa đông (ví dụ: hoa cúc họa mi, hoa thược dược). Sự ra hoa, tạo quả của những cây đó chịu ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố môi trường …………………………………………………………………………
Một số cây chỉ ra hoa tạo quả vào mùa hè (ví dụ: hoa dâm bụt, hoa chùm ớt) hoặc mùa đông (ví dụ: hoa cúc họa mi, hoa thược dược). Sự ra hoa, tạo quả của những cây đó chịu ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố môi trường là nhiệt độ, ngoài ra còn chịu sự tác động của nhân tố khí hậu khác như ánh sáng, nước,…
Câu 4:
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh sản ở sinh vật: …………………………………………………………………
Ví dụ: …………………………………………………………………………………...
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh sản ở sinh vật: Cường độ, thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật.
Ví dụ: Ở gà, nếu tăng thời gian chiếu sáng thì gà có thể đẻ hai quả trứng một ngày.
Câu 5:
Ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh sản ở sâu non ăn lúa: ……………………………………………………………………
Ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh sản ở sâu non ăn lúa: Nếu độ ẩm cao (90 %) thì tỉ lệ đẻ trứng là 100%, độ ẩm càng xuống thấp thì tỉ lệ đẻ trứng càng giảm.
Câu 6:
Ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh sản ở thực vật: Thiếu nước làm cho cây ra ít nụ, ít hoa hoặc không ra hoa như ở măng cụt, cà chua. Có loại cây lại ra hoa nhiều trong điều kiện khô cằn như hoa giấy.
Câu 7:
Ví dụ chứng minh cho việc bón đúng loại phân, đúng lượng làm cho cây ra hoa, đậu quả nhiều: Cây lúa khi được bón phân đúng loại phân, đúng lượng ở các giai đoạn thì năng suất có thể đạt tới 65 tạ/ha. Nếu bón thiếu đạm trong quá trình đẻ nhánh,… thì năng suất của lúa giảm xuống khoảng 50 tạ/ha.
Câu 8:
Những điều cần chú ý khi cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi đảm bảo hiệu quả sinh sản: ………………………….
Những điều cần lưu ý khi cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi đảm bảo hiệu quả sinh sản: Ở giai đoạn nuôi dưỡng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loài, nhất là protein, chất khoáng và vitamin. Ở giai đoạn mang thai, nuôi con, bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp kết hợp với chăm sóc vận động, tắm chải hợp lí.
Câu 9:
Ví dụ cho thấy đặc điểm của loài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật:
- Cà chua phải có đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì 1 năm mới bắt đầu ra hoa.
- Mèo đẻ lần đầu khi 5 – 9 tháng tuổi, đẻ 3 – 4 lứa/năm, khoảng 3 con/lứa.
Câu 10:
Vai trò của hormone đối với sinh sản ở sinh vật: Hormone là yếu tố tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật.
Câu 11:
Ở địa phương em, ví dụ:
Cây ra hoa một lần / năm: …………………………………
Cây ra hoa nhiều lần / năm: ……………………………….
Động vật đẻ ít con / lứa: …………………………………...
Động vật đẻ nhiều con / lứa: ………………………………
Ở địa phương em, ví dụ:
Cây ra hoa một lần / năm: đào, mận, vải, nhãn, bưởi, ….
Cây ra hoa nhiều lần / năm: đu đủ, hoa giấy, cây bỏng,…
Động vật đẻ ít con / lứa: trâu, bò, dê,…
Động vật đẻ nhiều con / lứa: lợn, chó, mèo,…
Câu 12:
Ví dụ về điều khiển sinh sản ở sinh vật bằng điều chỉnh các yếu tố môi trường.
Bảng 34.2
Các yếu tố môi trường |
Ví dụ ở thực vật |
Ví dụ ở động vật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các yếu tố môi trường |
Ví dụ ở thực vật |
Ví dụ ở động vật |
Ánh sáng |
Điều khiển ánh sáng cho hoa cúc nở sớm. |
Thắp đèn kéo dài thời gian chiếu sáng, gà có thể đẻ 2 trứng/ngày. |
Độ ẩm, nước |
Giảm lượng nước tưới để gây khô hạn để quýt ra hoa đồng loạt. |
Sâu ăn lúa sẽ đẻ trứng ở nhiệt độ 25oC, độ ẩm cao khoảng 90%. |
Chất dinh dưỡng |
Phun phân bón lá khi cây nhãn bắt đầu ra hoa → tăng năng suất. |
Bổ sung chất khoáng để gà vịt tăng tỉ lệ đẻ trứng. |
Nhiệt độ |
Phun nước (nước ấm hoặc nước lạnh) để điều khiển cây đào ra hoa. |
Dùng máy ấp trứng để cung cấp nhiệt độ thích hợp giúp trứng gà nở đều hơn. |
Câu 13:
Ví dụ về điều khiển sinh sản ở sinh vật bằng điều chỉnh các yếu tố môi trường có ở địa phương em:
………………………………………………………………………………………….
Ví dụ về điều khiển sinh sản ở sinh vật bằng điều chỉnh các yếu tố môi trường có ở địa phương em:
- Dùng máy ấp trứng để cung cấp nhiệt độ thích hợp giúp trứng gà nở đều hơn.
- Dùng đèn vàng chiếu sáng để kích thích dưa chuột ra hoa, kết trái khi trời lạnh.
Câu 14:
Những khó khăn và thuận lợi trong điều khiển sinh sản của cây trồng bằng điều chỉnh các yếu tố môi trường khi trồng ở ngoài tự nhiên và trong nhà kính:
Trồng ngoài tự nhiên, thuận lợi: có thể điều khiển sinh sản trên diện tích lớn, khó khăn: chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên. Trồng trong nhà kính, thuận lợi: tránh được tác động của môi trường tự nhiên; khó khăn: chỉ áp dụng được trên diện tích nhỏ.
Câu 15:
Vai trò của hormone nhân tạo trong điều khiển sinh sản ở sinh vật: Ở thực vật, sử dụng hormone khác nhau để điều khiển sinh sản: làm cho cây ra rễ nhanh, ra hoa sớm,… Ở động vật, sử dụng hormone điều khiển số trứng, số con,…
Câu 16:
Một số ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi: …………………………...
Một số ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi:
- Phun hormone nhân tạo để tăng tỉ lệ ra hoa, đậu quả ở dưa chuột.
- Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của loài cá khác vào cá mè → trứng chín hàng loạt → thụ tinh nhân tạo.
Câu 17:
Khi sử dụng các chất kích thích điều khiển sinh sản ở sinh vật cần lưu ý: ………………………………………………
Vì: ……………………………………………………………………………………...Khi sử dụng các chất kích thích điều khiển sinh sản ở sinh vật cần lưu ý: Dùng đúng loại, đúng liều, đúng thời điểm để đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.
Vì: Sử dụng không đúng sẽ mang lại hiệu quả không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tác xấu đến môi trường.
Câu 18:
Có ý kiến cho rằng không nên sử dụng hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở động vật. Em không đồng ý với ý kiến này vì nếu sử dụng hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở động vật hợp lí sẽ mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường.
Câu 19:
Mô hình trồng cây nào dưới đây có thể điều khiển được ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước tác động đến sự ra hoa tạo quả của cây?
A. Trồng cây trong nhà lưới.
B. Trồng cây ngoài đồng ruộng.
C. Trồng cây trong nhà kính.
D. Cả A và C.
Đáp án đúng là: D
Mô hình trồng cây trong nhà lưới và trồng cây trong nhà kính có thể điều khiển được ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước tác động đến sự ra hoa tạo quả của cây.
Câu 20:
Tác dụng của việc hạ thấp nhiệt độ trong nhà kính khi cây hoa ly đã ra hoa là gì?
A. Kích thích cây lớn nhanh.
B. Điều khiển hoa nở đều.
C. Kích thích hoa nở.
D. Điều khiển hoa nở đúng thời điểm.
Đáp án đúng là: D
Việc hạ thấp nhiệt độ trong nhà kính khi cây hoa ly đã ra hoa nhằm điều khiển hoa nở đúng thời điểm, để người trồng có thể bán đúng dịp mong muốn.
Câu 21:
Nêu cách điều khiển sự chín của một số loại quả.
- Đặt những quả còn xanh bên cạnh quả đã chín rồi buộc chung vào trong một túi sẽ góp phần khuếch tán khí ethylene giúp các quả xanh dễ dàng hấp thụ và mau chín hơn.
- Cho trái cây vào túi giấy, buộc miệng túi hơi lỏng một chút, sẽ khiến cho khí ethylene không thoát ra được khiến trái cây nhanh chín hơn.
- Ủ trái cây với khói nhang.