Bài 6. Ai cập và lưỡng hà cổ đại
-
238 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khoanh tròn vào phương án đúng.
a) Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà?
A. Núi.
B. Sông.
C. Biển.
D. Khoáng sản.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 2:
b) Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất nằm giữa hai con sông
A. Nin và Ơ-phrát.
B. Ti-grơ và Hoàng Hà.
C. Ti-grơ và Ơ-phrát.
D. Nin và Ti-grơ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 3:
c) Nhà nước Ai Cập ra đời trên cơ sở
A. hợp nhất các thành bang.
B. hợp nhất các thị tộc.
C. thống nhất các công xã.
D. đấu tranh giữa các bộ lạc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 4:
d) Người có quyền lực tối cao nhất ở Lưỡng Hà là
A.Thiên tử.
B. Pha-ra-ông.
C. các tiểu vương.
D. En-xi.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Câu 5:
Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (...) để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Cư dân Ai Cập giỏi về ............., họ đã biết tính diện tích các hình…, hình tròn. Cư dân Lưỡng Hà giỏi về ............, sử dụng hệ thống đếm lấy số.............. làm cơ sở.
Cư dân Ai Cập giỏi về hình học, họ đã biết tính diện tích các hình tam giác, hình tròn. Cư dân Lưỡng Hà giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
Câu 6:
Hãy chọn và điền chữ Đ vào câu đúng, chữ S vào câu sai ở chỗ chấm (..) trước mỗi câu sau:
A. ......... Cư dân Ai Cập đã biết làm ra lịch, một năm có 365 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.
B. ......... Cư dân Ai Cập viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).
C........Cư dân Lưỡng Hà xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sư.
D........ Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đều tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên, như thần Mặt Trời, thần sông Nin,….
A. [ S ] Cư dân Ai Cập đã biết làm ra lịch, một năm có 365 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.
B. [ S ] Cư dân Ai Cập viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).
C. [ S ] Cư dân Lưỡng Hà xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sư.
D. [ Đ ] Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đều tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên, như thần Mặt Trời, thần sông Nin,….
Câu 7:
Quan sát các hình sau và cho biết:
a) Những hình ảnh trên nói đến các thành tựu văn hoá nào của Ai Cập và Lưỡng Hà cố đại.
- Yêu cầu a) Xác ướp Ai Cập, Bảng đá khắc hình thần Sa-mát (thần Mặt Trời) đã phản ánh về thành tựu: tín ngưỡng, y học
Câu 8:
b) Một số nét về các thành tựu văn hoá đó.
- Yêu cầu b)
+ Về tín ngưỡng: người Ai Cập và Lưỡng Hà đều tôn thờ các vị thần tự nhiên, như: thần Mặt Trời, thần sông Nin,… Người Ai Cập còn tin vào sự bất tử của linh hồn, nên họ có tục ướp xác (gìn giữ thân thể để chờ đợi sự tái sinh).
+ Về y học: với kĩ thuật ướp xác thuần thục, ngay từ thời cổ đại, cư dân Ai Cập đã có nhiều hiểu biết về những bộ phận bên trong cơ thể con người. Y học giải phẫu có điều kiện phát triển.
Câu 9:
Ai Cập và Lưỡng Hà nổi tiếng với các công trình kiến trúc, như kim tự tháp, tượng Nhân sư, vườn treo Ba-bi-lon,.. Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu vê một trong các công trình kiến trúc này.
(*) Giới thiệu về: Vườn treo Ba-bi-lon
Một kiệt tác tiêu biểu của nền văn minh Lưỡng Hà thời cổ đại mà ai cũng biết đến, đó là vườn treo Babylon. Kì quan thế giới này được xây dựng vào dưới thời trị vì của vua NebuchADnezzar.
Vườn treo Babylon dựng ngay cạnh cung điện nhà vua, bên bờ sông Ơ-phrát. Vườn có dạng vuông gồm 4 tầng, tầng nọ cách tầng kia khoảng 25m, mỗi tầng là một vườn nối nhau bằng những cầu thang khá rộng. Tầng dưới cùng có diện tích là 60.516 m2, nằm trên một hệ thống cột gồm hơn 600 cái. Hệ thống cột này càng lên cao càng thu hẹp dần, số lượng cột ít đi, kích thước cũng nhỏ dần. Diện tích tầng trên cùng chỉ còn bằng nửa tầng dưới cùng. Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lược.
Vườn treo Babylon đã đánh dấu một thời vàng son của lịch sử vùng Lưỡng Hà, thời kì phát triển rực rỡ của vương quốc Tân Babylon. Nhà vua Nabuchadnezzar trị vì đất nước được 44 năm thì qua đời. Sau đó, vườn treo Babylon cũng tàn lụi theo.
Câu 10:
Hãy điền các cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) trong lược đồ sau sao cho đúng: Vịnh Ba Tư; Ba-bi-lon; Gi-za; Địa Trung Hải; Biển Đỏ.
Từ lược đổ đã hoàn thiện trên, hãy cho biết Ai Cập và Lưỡng Hà có những điểm gì tương đồng về điều kiện tự nhiên.
- Hoàn thiện lược đồ
- Điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà:
+ Tiếp giáp với Địa Trung Hải
+ Có sự hiện diện của các dòng sông lớn, như: sông Nin (Ai Cập), sông Ơ-phrat, Ti-grơ (Lưỡng Hà),…
+ Có các đồng bằng phù sa màu mỡ.
Câu 11:
Quan sát hình 6.4 và cho biết:
a) Những “tặng phẩm” mà sông Nin đem đến cho cư dân Ai Cập cổ đại là gì.
- Yêu cầu a) “Tặng phẩm” của sông Nin đem đến cho cư dân Ai Cập:
+ Sông Nin bồi đắp phù sa => hình thành nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu.
+ Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
+ Sông Nin là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng/ miền ở Ai Cập.
+ Sự đa dạng sinh vật do sông Nin đem lại (thủy sản, chim,…) góp phần cải thiện cuộc sống của cư dân Ai Cập.
Câu 12:
b) Suy nghĩ của em về điều kiện tụự nhiên tác Đông đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ai Cập.
- Yêu cầu b) Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Ai Cập:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cối và vật nuôi. Do đó, xu hướng phát triển kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại thường thiên về sản xuất nông nghiệp.
+ Điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố tác động, thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở Ai Cập.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế => sớm đưa tới sự phân hóa xã hội thành các tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã, nô lệ,...
+ Mặt khác, điều kiện tự nhiên cũng là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển về văn hóa của cư dân Ai Cập (ví dụ: tín ngưỡng thờ thần sông Nin,…)