IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Giải VBT Lịch Sử 6 Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc -Bộ Cánh diều

Giải VBT Lịch Sử 6 Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc -Bộ Cánh diều

Bài 16. Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc thời bắc thuộc

  • 216 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 5:

Hãy chọn và điền chữ Đ vào câu đúng, chữ S vào câu sai ở chỗ chấm (...) trước mỗi câu sau:

A…………. Người Việt đã tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hoá bên ngoài.

B………… Nho giáo giữ vị trí chủ đạo trong các làng xã của người Việt.

C. ……...... Người Việt tiếp thu kĩ thuật làm gốm của người Hán.

D…………… Có sự giao thoa văn hoá giữa người Việt với bên ngoài.

Xem đáp án

A. [ Đ ] Người Việt đã tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hoá bên ngoài.

B. [ S ] Nho giáo giữ vị trí chủ đạo trong các làng xã của người Việt.

C. [ Đ ] Người Việt tiếp thu kĩ thuật làm gốm của người Hán.

D. [ Đ ] Có sự giao thoa văn hoá giữa người Việt với bên ngoài.


Câu 7:

Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu các yếu tố bên ngoài để phát triển văn hoá dân tộc như thế nào?

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

- Ngôn ngữ:

Xem đáp án

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Các tín ngưỡng bản địa của người Việt (thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,…) vẫn được duy trì.

+ Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng. Trong đó, Phật giáo, Đạo giáo được tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến và sâu sắc hơn.

- Ngôn ngữ:

+ Người Việt vẫn nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt)

+ Người Việt tiếp nhận thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.


Câu 8:

Quan sát các hình ảnh sau, hãy:

Quan sát các hình ảnh sau, hãy:     - Kể tên những phong tục của người Việt được giữ gìn trong thời Bắc thuộc. (ảnh 1)

- Kể tên những phong tục của người Việt được giữ gìn trong thời Bắc thuộc.

- Nêu ý nghĩa của việc làm đó đối với dân tộc.
Xem đáp án

- Những phong tục của người Việt được giữ gìn trong thời Bắc thuộc:

+ Tục ăn trầu

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

+ Tục làm bánh chưng, bánh giày

+ Tổ chức các lễ hội, trò chơi dân gian truyền thống.

- Ý nghĩa: gìn giữ những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc; làm thất bại âm mưu “đồng hóa về văn hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc.


Câu 9:

Quan sát hình ảnh sau, hãy:

Quan sát hình ảnh sau, hãy:   - Kể tên những trò chơi dân gian của người Việt mà em biết.  (ảnh 1)

- Kể tên những trò chơi dân gian của người Việt mà em biết.

- Cho biết việc duy trì những trò chơi dân gian đó nói lên điều gì.

Xem đáp án

- Một số trò chơi dân gian của người Việt: bịt mắt bắt dê; đấu vật, đánh đu, đua thuyền,…

- Ý nghĩa: góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc; làm thất bại âm mưu “đồng hóa về văn hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc.


Câu 10:

Hãy đóng vai nhà văn hoá nhỏ tuổi, viết về một phong tục của người Việt từ thời Bắc thuộc vẫn được duy trì và phát triển đến ngày nay.

Xem đáp án

(*) Giới thiệu về tục ăn trầu của người Việt

Tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cảm động về tình cảm anh em, vợ chồng. Từ đó tục ăn trầu đã trở thành một tập quán không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” giúp con người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên niềm vui khi khách đến chơi nhà được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ tết miếng trầu mời người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri ân, tri kỷ. Miếng trầu cũng làm cho người ta ấm hơn trong những ngày đông giá lạnh; làm nguôi, vơi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm. Miếng trầu còn là biểu tượng cho sự thành kính của thế hệ sau với thế hệ trước qua mâm cỗ thờ cúng gia tiên, tế lễ thần linh….

Một miếng trầu gồm: cau, lá trầu không, thuốc xỉa, vôi. Khi ăn, cau được nhai dập mới cho trầu vào và sau cùng là lấy thuốc xỉa quệt thêm ít vôi sẽ cho vị cay, thơm, giúp chắc răng, sạch miệng. Người ăn trầu thường lấy tay quệt ngang miệng khi ăn, lâu dần tạo thành nét môi cắn chỉ mà chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến.

Ngày nay, tục ăn trầu và mời trầu đã không còn phổ biến như xưa nhưng trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, lễ tế, cưới hỏi… bởi miếng trầu đã gắn liền với đời sống của người Việt, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.


Bắt đầu thi ngay