IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Giải VBT văn 7 Cánh diều Đọc hiểu văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có đáp án

Giải VBT văn 7 Cánh diều Đọc hiểu văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có đáp án

Giải VBT văn 7 Cánh diều Đọc hiểu văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có đáp án

  • 125 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong bối cảnh nào? (Gợi ý: xem chú thích trong SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 37)

Xem đáp án

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong bối cảnh nào? (Gợi ý: xem chú thích trong SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 37)


Câu 2:

Khi đọc văn bản nghị luận xã hội, các em cần chú ý:

- Văn bản viết về.................................................................................. liên quan đến vấn đề ấy như thế nào?

-......................................... là gì?

- Các ý kiến.......................... như thế nào?

Xem đáp án

Khi đọc văn bản nghị luận xã hội, các em cần chú ý:

- Văn bản viết về vấn đề gì của đời sống xã hội?

- Nhan đề văn bản có liên quan đến vấn đề ấy như thế nào?

- Mục đích của văn bản là gì?

- Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?


Câu 3:

Theo em, vì sao cần tìm hiểu thêm các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân ta?

Xem đáp án

Tìm hiểu thêm các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và giai đoạn chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân ta để hiểu hơn hoàn cảnh ra đời, mục đích, ý nghĩa của văn bản.


Câu 4:

Vai trò của phần (1) là gì?

Xem đáp án

Phần (1) giới thiệu vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.


Câu 5:

Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần (2) có tác dụng gì?

Xem đáp án

Tác dụng: để chứng minh cho lời khẳng định ở phần mở bài, làm tăng sức hấp dẫn thuyết phục người đọc/ người nghe.


Câu 6:

Chỉ ra lí lẽ trong phần (2) của văn bản:

Xem đáp án

Lí lẽ: Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân; Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước.


Câu 7:

Chỉ ra bằng chứng trong phần (2) của văn bản:

Xem đáp án

Bằng chứng: Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung…; Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc…. Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến; công nhân tăng gia sản xuất…


Câu 8:

Nội dung chính của phần (3) là gì?

Xem đáp án

Nội dung chính của phần (3) là giải thích rõ khái niệm và kêu gọi mọi người tuyên truyền, hành động yêu nước.


Câu 9:

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì?

Xem đáp án

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về lòng yêu nước của nhân dân.


Câu 10:

Câu văn nào ở phần (1) khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản?

Xem đáp án

Câu văn ở phần (1) khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.


Câu 11:

Xác định nội dung chính của phần (1) trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Xem đáp án

Nội dung chính của phần (1): giới thiệu vấn đề: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.


Câu 12:

Xác định nội dung chính của phần (2) trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Xem đáp án

Nội dung chính của phần (2): làm rõ vấn đề qua các luận cứ và luận chứng.


Câu 13:

Xác định nội dung chính của phần (3) trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Xem đáp án

Nội dung chính của phần (3): khái quát lại vấn đề và kêu gọi mọi người hành động


Câu 14:

Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản; theo mẫu sau:

Ý kiến

Mẫu: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

- Mẫu: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

- Mẫu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

Xem đáp án

Ý kiến

Mẫu: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước

- Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc…. 

- Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến;

- Công nhân tăng gia sản xuất…


Câu 15:

Đọc phần (2) của văn bản và cho biết:

Các bằng chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào?

Xem đáp án

Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự: từ xa xưa đến gần (Bà Trưng- Bà Triệu- Lê Lợi - Quang Trung..), từ cao xuống thấp (cụ già- em nhỏ)…


Câu 16:

Đọc phần (2) của văn bản và cho biết:

Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ...đến...” đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?
Xem đáp án

Mô hình liệt kê đã giúp tác giả khái quát được lòng yêu nước ghét giặc của tất cả các đối tượng, các ngành nghề, lĩnh vực, từ xưa đến nay, từ xa tới gần, cao xuống thấp.


Câu 17:

Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

- Mục đích của văn bản............................................

- Các lí lẽ và bằng chứng nào đã làm sáng tỏ cho mục đích ấy?

.......................................................................

Xem đáp án

- Mục đích của văn bản: khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân, mong muốn mọi người kêu gọi và phát huy hơn nữa truyền thống ấy. 

- Các lí lẽ và bằng chứng đã làm sáng tỏ cho mục đích: đưa ra những biểu hiện, bằng chứng cụ thể, tiêu biểu xác thực khiến người đọc người nghe tin tưởng qua đó mục đích dễ dàng đạt được.


Câu 18:

Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt,...)?

Xem đáp án

- Lựa chọn vấn đề: Có tính thời sự và ý nghĩa

- Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần, mở bài thân bài và kết bài.

- Lựa chọn và nêu bằng chứng: lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, xác thực và nhiều người biết đến.

- Diễn đạt: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.


Bắt đầu thi ngay