Giải VBT văn 7 Cánh diều Thực hành đọc hiểu: Mẹ và quả có đáp án
-
132 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tìm hiểu từ sách, báo, Internet,...và ghi tóm tắt một số thông tin chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm (ví dụ: năm sinh – năm mất, quê quán; đề tài viết; tác phẩm tiêu biểu, đặc điểm phong cách;...).
Tác giả Nguễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990); Đặc điểm phong cách thơ văn: Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.
Câu 2:
Khi nghĩ về cha mẹ, điều gì khiến em xúc động nhất? Hãy viết ngắn gọn về điều đó.
Khi nghĩ về cha mẹ, điều làm em xúc động nhất là sự quan tâm, ân cần và dịu dàng của cha. Cha chăm chút cho em từng chút một cẩn thận và yêu thương vô bờ.
Câu 3:
Số tiếng ở mỗi dòng, vần và nhịp của bài thơ có đặc điểm gì? Từ “lặn” và “mọc” trong dòng thơ “Những mùa quả lặn rồi lại mọc” có nghĩa là gì?
- Số tiếng ở mỗi dòng thơ không giống nhau, dòng 8 tiếng, dòng 7 tiếng.
- Vần và nhịp thơ linh hoạt.
- Từ “lặn” và “mọc” có nghĩa là chỉ mùa quả hết rồi lại có, hết lứa quả này lại có lứa quả khác.
Câu 4:
Hình ảnh minh họa trong SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 27 thể hiện nội dung nào của bài thơ?
Hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ:
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Câu 5:
Em hiểu “lớn lên” và “lớn xuống” ở các dòng thơ 5, 6 như thế nào?
- “Lớn lên” chỉ sự trưởng thành, khôn lớn của người con.
- “Lớn xuống” chỉ sự chín của những quả bầu, bí.
Câu 6:
Bài thơ là lời của ai, nói với ai về điều gì? Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào?
- Bài thơ là lời của người con/ tác giả nói với người mẹ của mình: sự tần tảo, hi sinh vất vả của mẹ nuôi nấng các con; khi mẹ già yếu rồi nhưng các con vẫn chưa làm được điều gì cho đời.
- Tâm trạng và thái độ của tác giả: Thương mẹ, trân trọng mẹ và thể hiện sự băn khoăn day dứt khi chưa làm được điều có ích cho đời.
Câu 7:
Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ nào?
Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ:
- Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
- Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
- Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Câu 8:
Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua môt trong các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...
Nét độc đáo của bài thơ:
- Từ ngữ, hình ảnh: giản dị, gần gũi thân thuộc, đó là hình ảnh mặt trời, cây bầu cây bí, hình ảnh mẹ với những giọt mồ hôi…
- Vần, nhịp thơ linh hoạt: 3/4, 4/3, 4/4…
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ (quả non xanh để chỉ người con chưa làm được việc có ích cho đời), hoán dụ (tay mẹ mỏi để chỉ người mẹ già yếu), so sánh (bí bầu- giọt mồ hôi), đối lập (lặn- mọc; tay mẹ mỏi- quả non xanh)
Câu 9:
Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”? (Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả “hoảng sợ”? Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?
- Hai câu thơ nhà thơ hoảng sợ khi nghĩ mình vẫn còn là một thứ quả xanh non là bởi bản thân chưa đến độ chín, chưa trưởng thành, hoặc rộng hơn có thể chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong chờ của mẹ, có thể trở thành những người không tốt. Trong khi đó người mẹ “bàn tay mỏi”, sự mòn mỏi đợi chờ, không chịu đựng được nữa.
- Bài thơ cho ta thấy được sự băn khoăn về trách nhiệm của bản thân, vừa là sự lo lắng về một điều tất yếu; sự lo lắng sâu sắc là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình.
Câu 10:
Em thích dòng thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói giúp em điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình?
Em thích nhất câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn nhất bởi câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền.