IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Giải VTH KHTN 7 Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật có đáp án

Giải VTH KHTN 7 Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật có đáp án

Giải VTH KHTN 7 Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật có đáp án

  • 145 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án

Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện ở cặp electron trong liên kết cộng hóa trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương.


Câu 3:

Nêu vai trò của nước đối với sinh vật. Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật bị thiếu nước?

Xem đáp án

- Vai trò của nước đối với sinh vật:

+ Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.

+ Là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể như quá trình quang hợp, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng,…

+ Là dung môi hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

+ Góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

+ Góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể.

- Sinh vật bị thiếu nước thì quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loạn và có thể bị chết.


Câu 4:

Hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định “Nếu thiếu nước trong một thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết”.

Xem đáp án

Cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định “Nếu thiếu nước trong thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết”: Chuẩn bị 2 chậu cây giống nhau (cùng loài và tương đồng về kích thước). Cung cấp cho 2 chậu cây đầy đủ các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng thích hợp giống nhau nhưng 1 chậu cây thường xuyên tưới nước còn một cây thì không tưới nước. Quan sát sự phát triển của 2 cây để rút ra kết luận về vai trò của nước đối với sự phát triển cả cây.


Câu 5:

Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, cơ thể bị mất rất nhiều nước. Trong trường hợp đó, em cần làm gì?

Xem đáp án

Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, chúng ta cần:

- Thực hiện các biện pháp tích cực để giảm nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy.

- Thực hiện các biện pháp để bù nước cho cơ thể: uống nhiều nước, bù điện giải bằng oresol, ăn thức ăn lỏng hoặc bổ sung nước qua đường tĩnh mạch (truyền nước),…


Câu 6:

Chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với thực vật?

- Nêu một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

Chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với thực vật? - Nêu một số biểu hiện  (ảnh 1)

Xem đáp án

- Vai trò của chất dinh dưỡng đối với thực vật: Những chất cơ thể cần với số lượng lớn (C, H, O, N,…) là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể như protein, diệp lục,… Những chất cơ thể cần với số lượng ít (Cu, Fe, Zn, Mn,…) tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất.

- Một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng: lá đổi màu, quả dị dạng,… Ví dụ: Thiếu đạm (N), cây sinh trưởng kém, lá non mỏng màu xanh nhạt, các lá già chuyển vàng và rụng sớm, kích thước lá bị nhỏ đi, đẻ nhánh và phân cành kém.


Câu 7:

Giải thích tại sao trong trồng trọt, người ta thường trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong năm.

Xem đáp án

Nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau ở các loài thực vật, do đó người ta thường trồng thay đổi các loài cây trên cùng một diện tích ở các mùa vụ khác nhau trong một năm để tránh suy kiệt một số chất dinh dưỡng trong đất. Đồng thời, việc trồng thay đổi các cây cũng giúp đảm bảo điều kiện khí hậu tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây và hạn chế sự phát triển liên tục của sâu bệnh, cỏ dại đặc thù.


Câu 8:

Quan sát hình dưới và hoàn thành bảng.

Quan sát hình dưới và hoàn thành bảng. (ảnh 1)
Quan sát hình dưới và hoàn thành bảng. (ảnh 2)
Xem đáp án

Chất

dinh dưỡng

Vai trò chính

đối với cơ thể

Thức ăn

chứa nhiều

chất dinh dưỡng

Một số biểu hiện của cơ thể khi bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng

Protein

- Cấu tạo tế bào và cơ thể

- Giúp các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi hơn

Các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…

- Thiếu protein: cơ thể gầy còm, chậm lớn, khả năng đề kháng kém,…

- Thừa protein: tăng cân bất thường, táo bón,…

Carbohydrate

- Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu

- Cơm, bánh mì, khoai lang, khoai tây, ngô,…

- Thiếu carbohydrate: mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm trí nhớ,…

- Thừa carbohydrate: béo phì, đường huyết tăng, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường,…

Lipid

- Dự trữ năng lượng

- Chống mất nhiệt

- Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được

- Dầu, mỡ, bơ, đầu nành, đậu lạc, vừng, trứng,…

- Thiếu lipid: khả năng chịu lạnh kém, thiếu một số vitamin do cơ thể không hấp thụ được,…

- Thừa lipid: béo phì, xơ vữa mạch máu, gan nhiễm mỡ,…

Vitamin và chất khoáng

- Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng,…

- Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể

- Rau, củ, quả, trứng, sữa,…

- Thiếu hay thừa đều gây rối loạn cho các quá trình sống. Ví dụ: Thiếu vitamin D gây còi xương,…


Câu 9:

Hình dưới thể hiện động vật bị thiếu chất dinh dưỡng. Hãy tìm hiểu và nêu một số biểu hiện của động vật khi bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

Hình dưới thể hiện động vật bị thiếu chất dinh dưỡng. Hãy tìm hiểu và nêu một (ảnh 1)
Xem đáp án

- Biểu hiện của động vật khi thiếu chất dinh dưỡng: cơ thể gầy còm, chậm lớn; khả năng đề kháng kém; giảm khả năng sinh sản; thậm chí co giật, chết đột ngột;…

- Biểu hiện của động vật khi thừa chất dinh dưỡng: tăng cân bất thường; lười vận động; gây các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, xương khớp; giảm tuổi thọ;…

Bắt đầu thi ngay