IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Giải VTH KHTN 7 Bài 40: Sinh sản hữu tính ở thực vật có đáp án

Giải VTH KHTN 7 Bài 40: Sinh sản hữu tính ở thực vật có đáp án

Giải VTH KHTN 7 Bài 40: Sinh sản hữu tính ở thực vật có đáp án

  • 165 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lấy ví dụ các loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính mà em biết.

Xem đáp án

Ví dụ các loài có hình thức sinh sản hữu tính là: cây mướp, cây nhãn, cây hoa hồng, con chó, con gà, con trâu, con heo,…


Câu 2:

Quan sát Hình 40.1 SGK KHTN 7, mô tả cấu tạo của hoa lưỡng tính.

- Hoa lưỡng tính có đặc điểm gì khác so với hoa đơn tính?

Hoa đơn tính

Hoa lưỡng tính

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

Xem đáp án

- Mô tả cấu tạo của hoa lưỡng tính: Hoa lưỡng tính có các bộ phận chính là đế hoa; lá đài; tràng hoa (cánh hoa); bộ nhị gồm đầu bao phấn và chỉ nhị; bộ nhụy gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy.

- Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:

Hoa lưỡng tính

Hoa đơn tính

- Có cả nhị (tạo ra giao tử đực) và nhụy (tạo ra giao tử cái) trên một bông hoa.

- Chỉ mang nhị (tạo ra giao tử đực) hoặc mang nhụy (tạo ra giao tử cái) trên một bông hoa.


Câu 3:

Phân loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính trong hình dưới đây.

Phân loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính trong hình dưới đây. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Hoa đơn tính: Hoa cải, hoa bưởi, hoa khoai tây, hoa táo tây.

- Hoa lưỡng tính: Hoa liễu, hoa dưa chuột.


Câu 4:

Quan sát hình dưới

Quan sát hình dưới Mô tả các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật. (ảnh 1)

Mô tả các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật.

Xem đáp án

Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: Hình thành giao tử, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt, phát triển phôi tạo thành cây con.

+ Hình thành giao tử: Các giao tử đực được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy.

+ Thụ phấn: Hạt phấn di chuyển đến đầu nhụy. Hiện tượng thụ phấn xảy ra nhờ gió, côn trùng hoặc tác động của con người.

+ Thụ tinh: Hạt phấn sau khi đến đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy. Tại đây, giao tử đực tham gia vào quá trình thụ tinh với noãn cầu (giao tử cái) tạo thành hợp tử.

+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành. Mỗi noãn được thụ tinh tạo thành một hạt. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.

+ Phát triển phôi tạo thành cây con: Hạt sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.


Câu 5:

Quan sát hình dưới
Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật. (ảnh 1)

Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật.

Xem đáp án

Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:

Thụ phấn

Thụ tinh

Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy giúp cho hạt phấn được tiếp xúc với đầu nhụy.

Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực (nằm trong hạt phấn) và nhân của giao tử cái (noãn cầu) để tạo thành hợp tử.


Câu 6:

Quan sát hình dưới
Cho biết ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt. (ảnh 1)

Cho biết ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt.

Xem đáp án

Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Khi có sự thụ tinh xảy hình thành quả có hạt. Nếu không có quá trình thụ tinh, quả có thể vẫn được hình thành nhưng là dạng quả không hạt.


Câu 7:

Quan sát hình dưới
Cho biết quả và hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa. Giải thích tại sao (ảnh 1)
Cho biết quả và hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa. Giải thích tại sao trong tự nhiên có loại quả có hạt và loại quả không có hạt.
Xem đáp án

Hạt do noãn được thụ tinh phát triển thành. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành.

- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:

+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt. Mỗi noãn được thụ tinh tạo thành một hạt.

+ Quả không hạt là quả được hình thành không qua thụ tinh hoặc quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.


Câu 8:

Quan sát hình dưới, mô tả khái quát các giai đoạn sinh sản hữu tính ở gà và thỏ.

Quan sát hình dưới, mô tả khái quát các giai đoạn sinh sản hữu tính ở gà và thỏ. (ảnh 1)
Xem đáp án

Sinh sản hữu tính ở gà và thỏ gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau: giai đoạn hình thành trứng và tinh trùng → giai đoạn thụ tinh → giai đoạn phát triển phôi thành cơ thể mới.

- Hình thành trứng và tinh trùng: hình thành tế bào trứng trong buồng trứng, hình thành tinh trùng ở tinh hoàn.

- Thụ tinh: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

- Phát triển phôi: hợp tử phân chia và phát triển thành phôi. Phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ (đối với gà) hoặc ở bên trong cơ thể mẹ (đối với thỏ).


Câu 9:

Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật.

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

Xem đáp án

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.

- Con sinh ra có đặc điểm giống nhau và giống cơ thể mẹ.

- Là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.

- Con sinh ra mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ.


Câu 10:

Nêu những ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú so với hình thức đẻ trứng ở các động vật khác.

Xem đáp án

Ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú với hình thức đẻ trứng ở các động vật khác là phôi được cung cấp chất dinh dưỡng và bảo vệ tốt trong tử cung của cơ thể mẹ nên tỉ lệ sống sót cao hơn so với những loài đẻ trứng.


Câu 11:

Sinh sản hữu tính ở sinh vật có vai trò và ứng dụng như thế nào? Cho ví dụ.

Xem đáp án

- Vai trò của sinh sản hữu tính ở sinh vật:

+ Tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài trước môi trường sống luôn thay đổi.

+ Tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống và tiến hóa của loài.

- Ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật: Trong chăn nuôi và trồng trọt, con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo ra thế hệ con mang các đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.

- Ví dụ: Giống lúa DT10 có tiềm năng năng suất cao lai với giống lúa OM80 có hạt gạo dài, trong, cho cơm dẻo để tạo ra giống lúa DT17 phối hợp được những ưu điểm của hai giống lúa nói trên.


Câu 12:

Người ta cho rằng cả sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của các loài thực vật. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Xem đáp án

Đồng ý với ý kiến trên. Vì mặc dù có những đặc điểm khác nhau nhưng cả sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính đều có thể tạo ra thế hệ cá thể mới giúp các loài thực vật duy trì sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.


Câu 13:

Tại sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi và giúp cho quần thể tồn tại được trong môi trường biến động?

Xem đáp án

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái. Bởi vậy, sinh sản hữu tính sẽ tạo ra các cá thể con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, các cá thể có những đặc điểm di truyền khác nhau nên có khả năng thích nghi trước sự thay đổi của môi trường khác nhau, giúp cho quần thể tồn tại được trong môi trường biến động


Câu 14:

Hoa lan huệ (hoa loa kèn) được trồng rất phổ biến ở nước ta. Từ một cây lan huệ, em có thể tạo ra những cây lan huệ mới bằng những hình thức sinh sản nào?

Xem đáp án

Hoa lan huệ là hoa lưỡng tính → Từ một cây lan huệ, có thể tạo ra những cây lan huệ mới bằng hình thức sinh sản hữu tính (bằng hạt) hoặc sinh sản vô tính (bằng củ hoặc bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào và mô).


Bắt đầu thi ngay