Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X có đáp án
Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X có đáp án
-
54 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhu cầu nào dẫn đến quá trình giao lưu thương mại giữa các vương quốc Đông Nam Á với các quốc gia bên ngoài?
A. Trao đổi hàng hoá giữa Trung Quốc, Ấn Độ.
B. Thủ công nghiệp ở các vương quốc Đông Nam Á phát triển đặt ra nhu cầu cần trao đổi hàng hoá.
C. Cư dân Đông Nam Á có truyền thống đi biển.
D. Nhiều sản vật quý được cư dân khai thác cần buôn bán, trao đổi.
Đáp án đúng là: A
Câu 2:
Quá trình giao lưu thương mại giữa Đông Nam Á với thế giới bên ngoài được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A.Thuyền buôn của nhiều nước trên thế giới có mặt tại các vương quốc Đông Nam Á.
B. Nhiều thương cảng được xây dựng.
C. Các loại tàu, thuyền được đóng ngày càng nhiều.
D. Việc hướng dẫn cư dân có hiểu biết về đi biển.
Đáp án đúng là: A
Câu 3:
Chữ viết nào ảnh hưởng nhiều nhất đến chữ viết của các vương quốc Đông Nam Á thông qua quá trình giao lưu thương mại với thế giới bên ngoài?
A. Chữ Lưỡng Hà
B. Chữ La Mã.
C. Chữ Ai Cập.
D. Chữ Phạn.
Đáp án đúng là: D
Câu 4:
Hai công trình tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X là
A. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể đền thờ Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a).
B. quần thể kiến trúc Phật giáo Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) và đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia).
C. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể kiến trúc Phật giáo Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).
D. đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia) và quần thể đền thờ Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a).
Đáp án đúng là: C
Câu 5:
Quan sát hình 13.4 - trang 68 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST), hãy thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.
1. Kể tên các tuyến đường thương mại vùng biển Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
2. Kể tên các đô thị cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
3. Mô tả các con đường thương mại trên vùng biển Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
4. Nhận xét về vai trò của các con đường thương mại trên vùng biển Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X đối với sự phát triển của các nước trong khu vực.
- Nhiệm vụ 1: Các tuyến đường thương mại trên vùng biển Đông Nam Á:
+ Tuyến đường từ Tuyền Châu (Trung Quốc) đến Chăm-pa
+ Tuyến đường từ Chăm-pa đến Ka-lin-ga
+ Tuyến đường từ Ma-man-la-pu-ram (Ấn Độ) đến Ka-lin-ga
+ Tuyến đường từ Ma-man-la-pu-ram (Ấn Độ) đến Ran-gu
+ Tuyến đường từ Ma-man-la-pu-ram (Ấn Độ) đến Cra
+ Tuyến đường từ Cara đến Óc Eo
- Nhiệm vụ 2: Tên các đô thị cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X: Óc Eo; Bô-rô-bu-đua; Pe-lem-bang; Cra; Ran-gu,…
- Nhiệm vụ 3: Mô tả:
+ Con đường thương mại giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á chủ yếu bằng đường biển đi qua vịnh Ben-gan để tới Ran-gun; Cra;Ka-lin-ga,…
+ Từ Trung Quốc đến Đông Nam Á đi theo tuyến đường biển sau: Tuyền Châu => Champa=> Ka-lin-ga
- Nhiệm vụ 4: Nhận xét: những tuyến đường biển không chỉ giúp phát triển thương mại mà nó còn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau, tác động trực tiếp tới sự ra đời và phát triển các vương quốc Đông Nam Á.
Câu 6:
Nêu tác động của quá trình giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á với thế giới bên ngoài.
+ Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.
+ Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình (chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ….)
+ Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi: Riêm kê (Campuchia); Ram-ma-y-a-na Ka-ka-win (In-đô-nê-xi-a).
+ Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.
Câu 7:
Kể tên một số công trình kiến trúc ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi quá trình giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á với thế giới bên ngoài.
- Một số công trình kiến trúc ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi quá trình giao lưu văn hoá:
+ Quần thể kiến trúc Phật giáo Bô-rô-bua-đua (ở In-đô-nê-xi-a)
+ Thánh địa Mỹ Sơn (ở Việt Nam)
+ Quần thể kiến trúc Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (ở Cam-pu-chia)
+ Chùa Sue-đa-gon (ở Mi-an-ma)