IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc có đáp án

Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc có đáp án

Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc có đáp án

  • 89 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 6:

Hoàn thành bảng thông tin dưới đây về những chính sách cai trị chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta.

 

Chính sách cai trị

Tổ chức bộ máy cai trị

 

Chính sách bóc lột về kinh tế

 

Chính sách đồng hoá

 

Xem đáp án

 

Chính sách cai trị

Tổ chức bộ máy cai trị

- Sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Trung Quốc sau đó chia thành các châu, quận…

- Cử quan lại người Hán tới cai trị đến tận cấp huyện (sau khởi nghĩa của Hai Bà Trưng)

 - Thi hành pháp luật hà khắc.

- Xây các thành lũy lớn và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt

Chính sách bóc lột về kinh tế

- Chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý

- Độc quyền sắt và muối

- Bắt thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

- Tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.

Chính sách đồng hoá

- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cùng người Việt.

- Tìm cách xóa bỏ tập quán của người Việt, ép người Việt theo phong tục tập quán của của người Trung Quốc.

- Tích cực truyền bá chữ Hán, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc vào Việt Nam.


Câu 7:

Hoàn thành bảng thông tin dưới đây về những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc.

Lĩnh vực

Những chuyến biến

Kinh tế

 

Xã hội

 

Xem đáp án

Lĩnh vực

Những chuyến biến

Kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Trồng lúa nước vẫn là những hoạt động kinh tế chính.

+ Việc dùng cày và sử dụng sức kéo trâu bò đã phổ biến.

+ Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông

+ Người dân biết đắp đê phòng lụt

- Thủ công nghiệp:

+ Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục được kế thừa và phát triển.

+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền…

- Thương nghiệp:

+ Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được trao đổi, buôn bán trong các chợ làng, chợ phiên.

+ Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng.

+ Có quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ.

Xã hội

- Các lực lượng trong xã hội Âu Lạc đều có sự biến đổi:

+ Xuất hiện bộ phận: quan lại đô hộ và địa chủ người Hán

+ Tầng lớp hào trưởng người Việt có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội

+ Nông dân công xã bị phân hóa thành hai bộ phận: nông dân tự do và nông dân lệ thuộc

+ Nô tì là lực lượng xã hội thấp kém nhất

- Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền đô hộ.


Câu 8:

Quan sát các hình 16.1, 16.2 - trang 81 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và thực hiện nhiệm vụ dưới đây.

1. Trình bày sự thay đổi trong bộ máy cai trị của nhà Đường so với nhà Hán.

2. Em có nhận xét gì chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta

Xem đáp án

- Nhiệm vụ 1: Điểm thay đổi trong bộ máy cai trị thời Đường so với thời Hán là:

+ Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (đứng đầu là: Tiết độ sứ người Hán)

+ Dưới An Nam đô hộ phủ là châu (gồm 12 châu, do Thứ sử người Hán đứng đầu)

- Nhiệm vụ 2: Nhận xét: chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc với nhân dân Việt Nam rất hà khắc, tàn bạo, tham lam và thâm hiểm.


Câu 9:

Quan sát hình 16.3 - trang 82 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST), hãy thực hiện các nhiệm vụ.

1. Mô tả chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

2. Em có nhận xét gì về chính sách những sản phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền.

Xem đáp án

- Nhiệm vụ 1: chính sách bóc lột về kinh tế:

+ Chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý

+ Độc quyền sắt và muối

+ Bắt thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

+ Tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.

- Nhiệm vụ 2: Nhận xét: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã rất thâm hiểm khi áp dụng chính sách nắm độc quyền về muối và sắt, vì:

+ Nắm độc quyền về sắt để người Việt không có cơ hội sản xuất vũ khí chống lại chúng.

+ Nắm độc quyền về muối nhằm làm cho người Việt bị lệ thuộc vào chính quyền cai trị (do muối là gia vị thiết yếu) và khiến thể lực của người Việt suy giảm (thiếu muối sẽ khiến cho cơ thể bị mắc một số bệnh, như: phù toàn thân, suy giảm chức năng hệ cơ,…)


Câu 10:

“Trong suốt quá trình thuộc, chính quyền phương Bắc bắt nhân dân ta từ bỏ các phong tục tập quán của mình để theo luật pháp và phong tục người Hán nhằm đồng hoá nhân dân ta”. Theo em, chính quyền đô hộ phương Bắc có đạt được mục đích “đồng hoá” không? Tại sao? Hãy lấy ít nhất 2 dẫn chứng để chứng minh.

Xem đáp án

- Chính quyền đô hộ phương Bắc không đạt được mục đích “đồng hóa” nhân dân Việt Nam, vì:

+ Từ trước khi bị đô hộ, người Việt đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa, văn minh riêng (Văn minh sông Hồng).

+ Trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc; kiên quyết đấu tranh chống ách cai trị của chính quyền đô hộ.

+ Bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc chưa vươn tới làng - xã (ở cấp làng - xã vẫn do người Việt đứng đầu). Làng - xã là nơi khởi nguồn, lưu giữ và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.

+ Sự khác biệt về môi trường sinh sống, khí hậu, thời tiết dẫn tới giữa Việt Nam và Trung Quốc có những khác biệt nhất định về đặc thù sản xuất, cách thế ứng xử với môi trường tự nhiên. Do đó, khi người Hán sang Việt Nam sinh sống, họ cũng phải thay đổi để thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu,…

- Dẫn chứng:

+ Người Việt vẫn nghe – nói và truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

+ Người Việt vẫn duy trì các tín ngưỡng và phong tục tập quán truyền thống.


Bắt đầu thi ngay