Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc có đáp án
Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc có đáp án
-
130 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã tiếp thu loại chữ nào?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Quốc ngữ.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Nôm.
Đáp án đúng là: A
Câu 2:
Sách Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm viết “Trái cau tươi (tân lang) ăn thì có vị đắng và chát nhưng chẻ bỏ cái vỏ cau đem nấu chín thì nó như trái táo khô, đem ăn chung với trầu và vôi thì thấy trơn ngon, hạ khí, tiêu đờm”. Theo em, việc ăn trầu cau có tác dụng gì?
A. Chữa bách bệnh.
B. Làm hạ khí, tiêu đờm.
C. Giải cảm.
D. Tốt cho tiêu hoá.
Đáp án đúng là: B
Câu 3:
Người Việt đã tiếp thu những gì từ văn hoá Trung Quốc?
A. Tiếng nói, chữ viết, tôn giáo.
B. Kĩ thuật làm giấy, xăm mình, tôn giáo.
C. Chữ viết, kĩ thuật làm giấy, tôn giáo.
D. Tục thờ cúng tổ tiên, tiếng nói, tôn giáo.
Đáp án đúng là: C
Câu 4:
Trong thời kì Bắc thuộc, người Việt tiếp thu văn hoá Trung Quốc trên tinh thần
A. học hỏi để giống như khuôn đúc.
B. có chọn lọc và sáng tạo.
C. sao chép nguyên bản.
D. hạn chế tiếp thu văn hoá Trung Quốc.
Đáp án đúng là: B
Câu 5:
Hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một phong tục truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát triển qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc và vẫn còn tồn tại đến ngày nay mà em có sự hiểu biết sâu sắc.
* Giới thiệu về: phong tục ăn trầu của người Việt
- Tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cảm động về tình cảm anh em, vợ chồng. Từ đó tục ăn trầu đã trở thành một tập quán không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” giúp con người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên niềm vui khi khách đến chơi nhà được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ tết miếng trầu mời người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri ân, tri kỷ. Miếng trầu cũng làm cho người ta ấm hơn trong những ngày đông giá lạnh; làm nguôi, vơi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm. Miếng trầu còn là biểu tượng cho sự thành kính của thế hệ sau với thế hệ trước qua mâm cỗ thờ cúng gia tiên, tế lễ thần linh….
- Một miếng trầu gồm: cau, lá trầu không, thuốc xỉa, vôi. Khi ăn, cau được nhai dập mới cho trầu vào và sau cùng là lấy thuốc xỉa quệt thêm ít vôi sẽ cho vị cay, thơm, giúp chắc răng, sạch miệng. Người ăn trầu thường lấy tay quệt ngang miệng khi ăn, lâu dần tạo thành nét môi cắn chỉ mà chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến.
- Ngày nay, tục ăn trầu và mời trầu đã không còn phổ biến như xưa nhưng trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, lễ tế, cưới hỏi… bởi miếng trầu đã gắn liền với đời sống của người Việt, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.
Câu 6:
Quan sát các hình từ 17.1 đến 17.3 - trang 85, 86 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và nêu ý nghĩa của cuộc đấu tranh bảo tồn nền văn hoá dân tộc của người Việt thời Bắc thuộc.
- Ý nghĩa:
+ Làm thất bại âm mưu đồng hóa về văn hóa của chính quyền đô hộ phương Bắc
+ Bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc.
Câu 7:
Quan sát các hình từ 17.4 đến 17.6 - trang 86, 87 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST), nêu nhận xét về việc tiếp thu và phát triển nền văn hoá dân tộc của người Việt thời Bắc thuộc.
- Nhận xét: thời Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tồn văn hóa truyền thống vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài để phát triển văn hóa dân tộc.
Câu 8:
Liệt kê một số phong tục, tập quán hoặc tín ngưỡng của người Việt cổ còn tồn tại đến ngày nay. Lựa chọn một phong tục, tập quán hoặc tín ngưỡng đó để trình bày theo các gợi ý dưới đây.
- Thời gian ra đời.
- Biểu hiện đặc trưng.
- So sánh biểu hiện của tín ngưỡng, phong tục tập quán đó trong giai đoạn xưa – nay
- Trình bày ít nhất 2 biện pháp để giữ gìn bản sắc văn hoá đó
* Liệt kê: một số phong tục, tập quán hoặc tín ngưỡng của người Việt cổ còn tồn tại đến ngày nay:
+ Phong tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết
+ Tục sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, ngày trọng đại,…
+ Các lễ hội, trò chơi dân gian: đấu vật, đua thuyền, đánh đu,…
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc,…
+ ….
* Trình bày về: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc
- Thời gian ra đời: từ thời Văn Lang – Âu Lạc
- Biểu hiện đặc trưng:
+ Ý thức về cội nguồn và niềm tin vào sự bất tử của linh hồn.
+ Thực hành các nghi lễ thờ cúng với tổ tiên, anh hùng dân tộc (ví dụ: nghi lễ cúng giỗ tổ tiên vào ngày mất; cúng tổ tiên vào các ngày lễ, tết hay khi trong gia đình có việc trọng đại,…)
+ Xây dựng các miếu thờ/ đền thờ anh hùng dân tộc hoặc nhà thờ của dòng họ,…
- So sánh biểu hiện:
+ Hiện nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc vẫn được duy trì và không có nhiều sự khác biệt so với trước kia. Hơn nữa, tín ngưỡng tốt đẹp này còn được người Việt chú trọng nhiều hơn và thể hiện qua nhiều hình thức mới, ví dụ: dùng tên các anh hùng dân tộc để đặt cho các con đường, trường học; tổ chức các hoạt động văn hóa – xã hội nhằm tri ân, tôn vinh và tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng,…
+ Tuy nhiên, bên cạnh nét đẹp truyền thống, thì hiện nay, ở một bộ phận người Việt đã xuất hiện những quan niệm sai lệch; hình thức phô trương, lãng phí trong quá trình thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Ví dụ: hiện tượng đốt vàng mã tràn làn; chuẩn bị lễ vật rườm rà, xa hoa trong dịp cúng giỗ; xây dựng quá nhiều tượng đài lớn, kì vĩ,…
- Biện pháp bảo tồn:
+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy nét đẹp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc
+ Xây dựng môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, phê phán những suy nghĩ lệch lạc, hành vi tiêu cực trong quá trình thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc
Câu 9:
Sưu tầm một câu tục ngữ về phong tục, tập quán của người Việt và trình bày theo các gợi ý dưới đây.
- Kể tên phong tục, tập quán.
- Nêu biểu hiện của phong tục, tập quán đó.
- Trình bày giá trị truyền thống của phong tục, tập quán.
- Em hãy viết tối thiểu 3 câu bày tỏ quan điểm của mình về việc học sinh ngày nay hay “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi nói chuyện.
* Sưu tầm câu tục ngữ: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”
* Trình bày:
- Kể tên phong tục, tập quán: tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc
- Biểu hiện của phong tục, tập quán:
+ Ý thức về cội nguồn; tôn vinh và tưởng nhớ công ơn của các anh hùng dân tộc.
+ Thực hành các nghi lễ thờ cúng (ví dụ: nghi lễ cúng giỗ vào ngày mất;…)
+ Xây dựng các miếu thờ/ đền thờ anh hùng dân tộc.
- Giá trị truyền thống của phong tục, tập quán: Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”; sự biết ơn, trân trọng công lao của các anh hùng đối với cộng đồng, dân tộc
- Nêu quan điểm về hiện tượng học sinh “pha” tiếng nước ngoài khi giao tiếp: Hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp lâu dần sẽ khiến cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng, mất đi bản sắc dân tộc. Vì vậy, em phản đối hiện tượng này.