Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam có đáp án
-
130 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thương cảng Óc Eo thuộc tỉnh nào của nước ta hiện nay?
A. An Giang.
B. Kiên Giang.
C. Đồng Tháp.
D. Đồng Nai.
Đáp án đúng là: A
Câu 2:
Vương quốc cổ Phù Nam hình thành trên cơ sở nền văn hoá nào?
A. Sa Huỳnh.
B. Đồng Đậu.
C. Gò Mun.
D. Óc Eo.
Đáp án đúng là: D
Câu 3:
Kinh tế thương nghiệp của Phù Nam phát triển không dựa trên cơ sở nào?
A. Nông nghiệp phát triển.
B. Thủ công nghiệp phát triển.
C. Nông nghiệp không phát triển.
D. Vị trí địa lí thuận lợi.
Đáp án đúng là: C
Câu 4:
Người có quyền lực cao nhất trong tổ chức nhà nước ở Phù Nam là
A. vua.
B. các tăng lữ.
C. thủ lĩnh quân sự.
D. thủ lĩnh địa phương.
Đáp án đúng là: A
Câu 5:
Trong xã hội Phù Nam không có lực lượng nào dưới đây?
A. Quý tộc, tăng lữ.
B. Thương nhân, thợ thủ công.
C. Nông dân.
D. Nô lệ.
Đáp án đúng là: D
Câu 6:
Cư dân Phù Nam tôn sùng tín ngưỡng nào dưới đây?
A. Tín ngưỡng độc thần.
B. Tín ngưỡng đa thần.
C. Tín ngưỡng thờ cúng thần linh.
D.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Đáp án đúng là: B
Câu 7:
Người Phù Nam tiếp thu ảnh hưởng tôn giáo của Ấn Độ bằng con đường nào?
A. Các tôn giáo tự xâm nhập.
B. Giao lưu buôn bán quốc tế.
C. Thông qua con đường Trung Quốc.
D. Ảnh hưởng của người Chân Lạp.
Đáp án đúng là: B
Câu 8:
Quan sát các hình từ 21.2 đến 21.4 - trang 105, 106 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và thực hiện các nhiệm vụ.
1. Nêu những thành tựu kinh tế nổi bật của người Phù Nam.
2. Em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam?
- Nhiệm vụ 1: Hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam:
+ Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề nông trồng lúa nước.
+ Cư dân Phù Nam sản xuất ra nhiều sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo.
+ Người Phù Nam rất giỏi buôn bán. Họ mở cử giao lưu thương mại, trao đổi sản vật và hàng hóa với thương nhân các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Ả-rập, Mã Lai,…
- Nhiệm vụ 2: Nhận xét: Cư dân Phù Nam đã khai thác ưu thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nền kinh tế. Trong nhiều thế kỉ, thương cảng Óc Eo của Phù Nam trở thành một trong những trung tâm quan trọng trên tuyến đường thương mại tại vùng biển Đông Nam Á.
Câu 9:
Quan sát các hình từ 21.5 đến 21.7 - trang 107 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.
1. Nêu những thành tựu văn hoá nổi bật của người Phù Nam.
2. Em có nhận xét gì về thành tựu văn hoá của cư dân Phù Nam?
Yêu cầu số 1: Thành tựu văn hóa nổi bật
- Văn hóa vật chất:
+ Người Phù Nam ở nhà sàn, làm nhà sàn trên kênh rạch, xây thành thị ở những vùng đất nổi.
+ Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là ghe, thuyền…
- Văn hóa tinh thần:
+ Chữ Phạn được du nhập vào Phù Nam.
+ Du nhập Hin-đu giáo và Phật giáo.
+ Nghệ thuật kim hoàn tinh tế, phát triển cao.
Yêu cầu số 2: Nhận xét:
+ Nền văn hóa mang đậm đời sống sông nước là đặc trưng dễ nhận biết nhất của văn hóa Phù Nam.
+ Cư dân Phù Nam đã tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngoài (chủ yếu từ văn hóa Ấn Độ) để phát triển, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.
+ Nhiều thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay (ví dụ: tượng phật Phù Nam; dấu ấn của văn hóa sông nước,…)
Câu 10:
Hãy kể tên một thành tựu hoặc một nét văn hoá của cư dân Phù Nam còn tồn tại trên vùng đất Nam Bộ hiện nay và giới thiệu nét đặc sắc của thành tựu hoặc nét văn hoá đó.
- Cà ràng là loại lò đất có đáy giữ tro, có thể đun bằng củi hoặc than rất thuận tiện khi ở trên nhà sàn hay di chuyển trên ghe, thuyền
- Ngày nay, cà ràng vẫn được sử dụng khá phổ biến ở vùng nông thôn Tây Nam Bộ.