Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 3: Nguồn gốc loài người có đáp án
-
64 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Người tối cổ không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đứng thẳng.
B. Đi bằng hai chân.
C. Biết ghè đẽo đá.
D. Thường sống leo trèo.
Đáp án đúng là: D
Câu 2:
Điểm khác nhau cơ bản giữa Người tinh khôn và Người tối cổ là Người tinh khôn
A. có thể tích não lớn hơn.
B. leo trèo nhanh hơn.
C. biết làm công cụ bằng đá.
D. có khả năng săn thú giỏi hơn.
Đáp án đúng là: A
Câu 3:
Quá trình tiến hoá của loài người diễn ra như sau:
A. Vượn người → Người tinh khôn → Người tối cổ.
B. Người tối cổ → Người hiện đại → Người tinh khôn.
C. Vượn người → Người tối cổ → Người tinh khôn.
D. Người tinh khôn → Người tối cổ → Người hiện đại.
Đáp án đúng là: C
Câu 4:
Có ý kiến cho rằng Đông Phi và Đông Nam Á là “cái nôi xuất hiện sớm của loài người”. Nếu đồng tình hay phản đối, em hãy:
- Sưu tầm, dán tranh ảnh những bằng chứng (di vật) để chứng minh.
- Sắp xếp các bằng chứng (di vật) và trình bày với bạn trong lớp về ý kiến của em.
* Bằng chứng:
* Trình bày ý kiến: Tại Đông Phi và Đông Nam Á, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích minh chứng cho quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Những dấu tích đó bao gồm: di cốt hóa thạch (mảnh xương sọ, răng hoặc bộ xương,…); công cụ lao động,…. Dựa trên những bằng chứng khoa học đó, chúng ta có thể khẳng định: Đông Phi và Đông Nam Á là “cái nôi xuất hiện sớm của loài người”.
Câu 5:
Đóng vai nhà khảo cổ học, quan sát và giải mã các dấu tích dưới đây.
A |
B |
Câu hỏi gợi ý: Đặc điểm của công cụ đá Núi Đọ là gì? Ngoài được tìm thấy ở Núi Đọ, công cụ đá còn được tìm thấy ở đâu trên đất nước Việt Nam? => Trả lời: |
|
Câu hỏi gợi ý: Việc tìm thấy nhiều dấu tích răng của Người tối cổ chứng tỏ điều gì? Công tác lưu giữ những di vật này như thế nào? => Trả lời: |
|
Câu hỏi gợi ý: Tại sao rìu tay tìm thấy ở di chỉ An Khê có hình dạng khác nhau? Nguyên liệu để tạo ra rìu tay là gì? => Trả lời: |
Câu hỏi gợi ý: Đặc điểm của công cụ đá Núi Đọ là gì? Ngoài được tìm thấy ở Núi Đọ, công cụ đá còn được tìm thấy ở đâu trên đất nước Việt Nam? => Trả lời: - Đặc điểm của công cụ đá Núi đọ: + Thường có hình hạnh nhân hoặc hình bầu dục + Đốc cầm của công cụ thường to, dày, gần thành khối và cầm lọt bàn tay. + Được ghè đẽo thô sơ. - Ngoài Núi Đọ, tại Việt Nam, công cụ đá còn được tìm thấy ở: An Khê (Gia Lai); Xuân Lộc (Đồng Nai),… |
|
Câu hỏi gợi ý: Việc tìm thấy nhiều dấu tích răng của Người tối cổ chứng tỏ điều gì? Công tác lưu giữ những di vật này như thế nào? => Trả lời: - Việc tìm thấy dấu tích răng của Người tối cổ chứng tỏ: Việt Nam là một trong những nơi có con người xuất hiện từ sớm - Dấu tích của người tối cổ (hóa thạch, công cụ lao động,…) hiện được lưu giữ tại các viện bảo tàng lịch sử |
|
Câu hỏi gợi ý: Tại sao rìu tay tìm thấy ở di chỉ An Khê có hình dạng khác nhau? Nguyên liệu để tạo ra rìu tay là gì? => Trả lời: - Kĩ thuật chế tác công cụ lao động của người tối cổ ở An Khê là: ghè đẽo trực tiếp trên các hòn đá, hòn cuội kích thước lớn. => Thủ pháp này đã khiến cho các hòn đá, hòn cuội bị tách ra thành nhiều mảnh, với nhiều hình dạng khác nhau. - Rìu tay ở di chỉ An Khê thường được tạo ra từ nguyên liệu là: đá cuội, đá thạch anh biến tính (quartzite) với độ cứng rất cao. |