IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại có đáp án

Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại có đáp án

Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại có đáp án

  • 64 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Quan sát hình 7.2 - trang 38 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.

1. Hãy kể tên các thành phố cổ đại của Lưỡng Hà.

2. Nêu điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại.

Xem đáp án

- Nhiệm vụ 1: Tên các thành phố cổ đại của Lưỡng Hà: At-sua; Ma-ri; Ba-bi-lon; U-rúc; Um-ma; Ua,…

- Nhiệm vụ 2: Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại.

+ Vị trí địa lí: thuộc khu vực Tây Á, nằm trên lưu vực hai con sông lớn là: Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát; giáp với vịnh Ba Tư => Lưỡng Hà không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng.

+ Địa hình: Là một vùng bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ do nhận được phù sa từ sông ngòi => thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp


Câu 4:

Trình bày các thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Lưỡng Hà cổ đại.

Xem đáp án

- Thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Lưỡng Hà cổ đại:

+ Chữ viết: chữ hình nêm hay hình góc.

+ Văn học: sử thi Gin-ga-mét nói về một người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà.

+ Luật pháp: năm 1750 TCN, bộ luật  Ha-mu-ra-bi ra đời, quy định những nguyên tắc đời sống như quan hệ cộng đồng, buôn bán, xây dựng,…

+ Toán học: người Lưỡng Hà rất giỏi về số học, sáng tạo ra nhiều phép đếm, trong đó nổi bật là: hệ thống đếm số 60 làm cơ sở,…

+ Công trình kiến trúc nổi tiếng là vườn treo Ba-bi-lon.


Câu 5:

Vì sao hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa Lưỡng Hà và các vùng xung quanh rất phát triển?
Xem đáp án

- Do không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với các vùng xung quanh rất phát triển.


Bắt đầu thi ngay