Giải VTH Văn 7 CTST Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân (Văn bản thông tin) có đáp án
Giải VTH Văn 7 CTST Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân (Văn bản thông tin) có đáp án
-
80 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nối thông tin ở cột A với cột B để tạo thành câu đúng.
Cột A |
|
Cột B |
||
1 |
Thông tin cơ bản |
a |
là từ, ngữ biểu hị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin và văn bản nghị luận. |
|
2 |
Chi tiết trong văn bản thông tin |
b |
là lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn,… được dùng trong từng trang văn bản, đặt ở chân trang. |
|
3 |
Cước chú |
c |
là thông tin chính, quan trọng, toát ra từ toàn bộ văn bản. |
|
4 |
Tài liệu tham khảo |
d |
là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính, được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn trong văn bản, bao gồm cả chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ (số liệu, sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu,…) |
|
5 |
Thuật ngữ |
e |
là danh mục các tài liệu (sách, công trình, bài báo,…) được tác giả văn bản trích dẫn và được trình bày theo một quy cách nhất định. |
1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – e; 5 – a.
Câu 4:
Liệt kê, chỉ ra vai trò của cước chú và tài liệu tham khảo được sử dụng trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?
|
Liệt kê |
Vai trò |
Cước chú |
|
|
Tài liệu tham khảo |
|
|
|
Liệt kê |
Vai trò |
Cước chú |
- Chú thích 1.tr98: nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt. - Chú thích 1.tr100: phân biệt “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”. - Chú thích 1.tr101: mục tài liệu tham khảo tromg sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế! |
Giải thích nhan đề, các nguồn trích dẫn, từ ngữ được sử dụng trong văn bản. |
Tài liệu tham khảo |
- Ban-lơ (Bandler), R., Cấu trúc của ma thuật II (The structure of magic II), California: Meta Publication, 1975. - Ban-lơ (Bandler), R., Thời gian cho một thay đổi (Time for a change), California: Meta Publication, 1993. - Bu-gian (Buzan), T., Sử dụng trí nhớ của bạn (Use your memory), London: BBC, 1989. - Bu-gian (Buzan), T., Sách bản đồ tư duy (The mind map book), London: BBC, 1993. - Rô-sờ (Rose), C., and Nicoll, M.J., Tăng tốc học hỏi cho thế kỉ XXI (Accelerated learning for the 21st century, New York: Dell Publishing, 1984. - Sôn (Shone), S., Hình dung sáng tạo (Creative visualisation), London: The Aquarian Press, 1984. |
Giúp người đọc nắm bắt được nguồn tài liệu tham khảo mà văn bản sử dụng. |
Câu 5:
Em rút ra được kinh nghiệm gì để luyện đọc nhanh hơn sau khi học văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? Ngoài ra, em có lời khuyên nào khác để giúp mọi người đọc văn bản và nắm bắt thông tin nhanh hơn không?
- Sau khi học văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?, em có thể áp dụng các phương pháp hữu ích mà văn bản chỉ ra để có thể dễ hiểu, dễ nhớ hơn trong việc đọc sách.
- Cách giúp mọi người đọc văn bản và nắm bắt thông tin nhanh hơn: nghe giọng nói của mình khi đọc, cải thiện vốn từ vựng của mình và đọc nhiều hơn.
Câu 9:
Nhận xét vai trò của các từ ngữ, câu văn được in đậm trong văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.
Các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng số thứ tự trong văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học có tác dụng đánh dấu nội dung chính trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản, giúp học sinh dễ nắm bắt được bài đọc.
Câu 10:
Em rút ra được kinh nghiệm gì về cách ghi chép nội dung sau khi đọc văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học? Chia sẻ thêm cách khác mà em biết để ghi chép dễ hiểu, dễ nhớ hơn (nếu có).
- Thông qua đọc văn bản, em có thể áp dụng các phương pháp trọng tâm đó để có thể ghi chép một cách khoa học hơn và đạt hiệu quả cao trong học tập.
- Ngoài ra để ghi chép dễ hiểu, dễ nhớ hơn ta có thể gạch chân các từ khóa trong bài học, từ đó ta đúc rút ra nội dung chính của bài.
Câu 11:
Xác định nội dung chính của văn bản Phòng tránh đuối nước.
Văn bản Phòng tránh đuối nước cung cấp cho chúng ta tri thức về cách phòng tránh đuối nước, các quy tắc đảm an toàn ở những nơi có nước sâu nguy hiểm, học bơi vàhướng dẫn chúng ta tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội.
Câu 13:
Nhận xét vai trò của các từ ngữ, câu văn được in đậm trong văn bản Phòng tránh đuối nước.
Các từ ngữ, câu văn được in đậm trong văn bản Phòng tránh đuối nước có vai trò giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản, quan trọng trong văn bản.
Câu 14:
Những dấu hiệu nào cho em biết Phòng tránh đuối nước thuộc kiểu văn bản giới thiệu, thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động?
- Dấu hiệu chỉ ra Phòng tránh đuối nước thuộc kiểu văn bản giới thiệu, thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động:
+ Mục đích viết: thuyết minh về các quy tắc phòng tránh đuối nước
+ Văn bản ngắn gọn, súc tích, sử dụng ngôn ngữ khoa học.
+ Hình thức văn bản chia rõ rệt thành các phần dễ hiểu, có hình ảnh minh họa sinh động.
Câu 15:
Ghi lại nhan đề 3 văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động mà em đã từng đọc hoặc biết đến (có thể tìm ở thư viện hoặc Internet)
Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang.
Câu 16:
Chọn 1 văn bản ở bài tập 1, sau đó hoàn thiện các nội dung sau:
- Nhan đề: .....................................................................................................................
- Sa-pô và vai trò của sa-pô:................................................................................................................
- Mục đích của văn bản:..............................................................................................................
- Tóm tắt nội dung chính của văn bản:..............................................................................................................
- Thông tin chi tiết của văn bản:
+ Đề mục/ tiểu mục:.............................................................................................................
+ Chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ:..............................................................................................................
+ Các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản:..............................................................................................................
- Nhan đề: Hội thi thổi cơm.
- Sa-pô và vai trò của sa-pô: (từ trong dịp lễ hội... đến nầu cơm) dẫn dắt, giới thiệu về lễ hộ thổi cơm.
- Mục đích của văn bản: giới thiệu về hội thi thổi cơm ở một số địa phương trên đất nước ta, đồng thời giới thiệu về luật lệ hình thức tổ chức các hội thi đó để thấy được sự đa dạng, độc đáo của từng hội thi.
- Tóm tắt nội dung chính của văn bản: Văn bản trình bày luật lệ, duy định, hình thức của một số hội thi nấu cơm trên cả nước: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội), thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội), thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định).
- Thông tin chi tiết của văn bản:
+ Đề mục/ tiểu mục: gồm 4 đề mục về các cuộc thi nấu cơm ở từng các địa phương.
+ Chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ: các thông tin nằm trong các mục của văn bản.
+ Các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: 1 hình ảnh minh họa về cách thổi cơm.
Câu 17:
Xác định các ý sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu vào ô em lựa chọn:
|
Đúng |
Sai |
1. Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ. |
|
|
2. Thuật ngữ mang tính biểu cảm cao. |
|
|
3. Mỗi thuật ngữ có thể biểu thị từ 1 đến 2 khái niệm. |
|
|
4. Thuật ngữ thường được dùng trong văn bản thông tin và văn bản nghị luận. |
|
|
5. Thuật ngữ có tính chính xác, khoa học. |
|
|
6. Thuật ngữ có tính hình tượng, giàu hình ảnh. |
|
|
|
Đúng |
Sai |
1. Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ. |
x |
|
2. Thuật ngữ mang tính biểu cảm cao. |
|
x |
3. Mỗi thuật ngữ có thể biểu thị từ 1 đến 2 khái niệm. |
|
x |
4. Thuật ngữ thường được dùng trong văn bản thông tin và văn bản nghị luận. |
x |
|
5. Thuật ngữ có tính chính xác, khoa học. |
x |
|
6. Thuật ngữ có tính hình tượng, giàu hình ảnh. |
|
x |
Câu 18:
Tìm các thuật ngữ được sử dụng trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?, Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học và Phòng tránh đuối nước.
Văn bản |
Thuật ngữ được sử dụng |
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? |
|
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học |
|
Phòng tránh đuối nước |
|
Văn bản |
Thuật ngữ được sử dụng |
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? |
từ khóa, tốc độ đọc, kĩ năng, từ khóa |
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học |
quy tắc, từ khóa, câu chủ đề, phân vùng, trọng tâm, kí hiệu |
Phòng tránh đuối nước |
quy tắc, sấm chớp, mưa |
Câu 19:
Vận dụng những hiểu biết của em về thuật ngữ để hoàn thành phiếu học tập sau:
Lĩnh vực |
Thuật ngữ thường được sử dụng |
Văn học |
|
Toán học |
|
Khoa học tự nhiên |
|
Công nghệ |
|
Lịch sử - địa lí |
|
Lĩnh vực |
Thuật ngữ thường được sử dụng |
Văn học |
tính từ, danh từ, truyền thần thoại, truyện cổ tích,... |
Toán học |
góc vuông, góc nhọn, định lý Py-ta-go,... |
Khoa học tự nhiên |
muối, lực, cơ thể, dung dịch, tế bào,... |
Công nghệ |
thuật toán, ứng dụng, trình duyệt,... |
Lịch sử - địa lí |
ngôi sao, đường đồng mức, thời kì đồ đá, ... |
Câu 20:
Tìm và xác định vai trò của các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Chúng ta có đọc nhanh hơn?, Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học và Phòng tránh đuối nước vào bảng bên dưới:
Văn bản |
Yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng |
Vai trò của yếu tố phi ngôn ngữ |
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? |
|
|
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học |
|
|
Phòng tránh đuối nước |
|
|
Văn bản |
Yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng |
Vai trò của yếu tố phi ngôn ngữ |
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? |
Hình ảnh minh họa |
Minh họa cách sử dụng bút chì khi đọc sách và các dùng mắt để đọc. |
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học |
Hình ảnh minh họa |
Minh họa cách phân vùng trong nội dung bài học |
Phòng tránh đuối nước |
Hình ảnh minh họa |
Thu hút sự chú ý tức thì của người đọc, minh họa cho nội dung văn bản. |
Câu 23:
Từ sơ đồ tìm ý ở bài tập 2, triển khai dàn ý bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của hoạt động:
Mở đầu |
- Nhan đề: ... - Lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: ... |
Phần chính |
- Mục đích hoạt động: ... - Bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động: ... - Sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc: ... - Trình bày các nội dung của quy tắc hay luật lệ: ... + Nội dung 1: ... + Nội dung 2: ... + Nội dung 3: ... - Những lưu ý đặc biệt (nếu có): ... |
Kết thúc |
- Kết thúc của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: ... - Khuyến nghị (nếu có): ... |
Mở đầu |
- Nhan đề: Thuyết minh về luật lê khi chơi trò chơi kéo co. - Lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: là trò chơi có thể chơi được nhiều người, thú vị và khá phổ biến. |
Phần chính |
- Mục đích hoạt động: trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. - Bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động: khoảng sân rộng. - Sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc: - Trình bày các nội dung của quy tắc hay luật lệ: + Nội dung 1: Giới thiệu trò chơi và dụng cụ chơi. + Nội dung 2: Luật chơi + Nội dung 3: Cách chơi - Những lưu ý đặc biệt (nếu có): ... |
Kết thúc |
- Kết thúc của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: ý nghĩa của trò chơi - Khuyến nghị (nếu có): cần có sức khỏe tốt, sức bền và tinh thần đoàn kết. |
Câu 24:
Viết bài văn thuyết minh (khoảng 1000 chữ) về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động đã lập dàn ý ở bài tập 3.
Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.
I. Giới thiệu trò chơi kéo co
Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môn thể thao này hay xuất hiện tại các cuộc họp mặt, giao lưu giữa các thôn làng, các lớp, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất. Vì sự tiện lợi dễ dàng mà kéo co được mọi người yêu thích, tổ chức.
II. Dụng cụ chơi kéo co
Tương tự các trò chơi dân gian khác, để chơi kéo co bạn chỉ cần một vài dụng cụ đơn giản, có thể tìm thấy ở bất cứ đâu như:
- Dây thừng: dài cỡ 7-15m tùy số lượng người tham gia.
- Dây đỏ: Đánh dấu giữa sợi dây thừng.
- Bột: Dùng để giảm trầy xước, tăng độ bám dính cho tay.
- Vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội.
III. Luật chơi kéo co
Luật chơi kéo co cũng đơn giản như tên gọi của nó. Tại mỗi địa phương, tuỳ thuộc vào quy mô mà có đề xuất những luật đi kèm thêm, tuy nhiên về cơ bản chúng ta sẽ có:
- 2 đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng.
- Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng.
- Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mới tính là chiến thắng.
IV. Cách chơi Kéo Co
1. Sắp xếp đội hình
Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Tuỳ theo thể lực của đội bạn mà lựa chọn có thể: đứng so le (xen kẽ các bên) - nếu đội hình có chênh lệch nhiều giữa các thành viên, hoặc đứng sang cùng một bên - nếu đội hình của bạn có sức khoẻ tốt mạnh mẽ. Giữ một khoảng cách nhất định giữa các thành viên để tránh dẫm đạp, va chạm lẫn nhau.
2. Tư thế kéo co
Bên cạnh đội hình bạn cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Theo sự hướng dẫn của các vận động viên kéo co chuyên nghiệp, bạn nên kẹp dây kéo co vào nách, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu bạn thuận tay trái hãy đứng bên phải sợi dây, nếu bạn thuận tay phải thì đứng bên trái. Để tăng ma sát cho tay bạn có thể dùng một chút bột thoa lên tay giúp giảm mồ hôi không bị trơn. Bên cạnh đó có thể mang giày vải để tăng độ bám dính với mặt đất.
3. Nhịp điệu kéo
Kéo co cần một sự đồng điệu nhất định ở cá thể lực lẫn nhịp điệu. Bạn cần có người hô để tất cả mọi người cùng kéo khi đó sẽ tạo nên sự cân bằng cũng như lực kéo lớn nhất giúp bạn có thể nhanh chóng phục đối phương. Trong khi kéo co không nên chần chừ, trì trệ mà phải dứt khoát mạnh mẽ.
4. Giữ chặt tay và dây kéo
Trong quá trình thi đấu kéo co bạn cần liên tục giữ chặt tay và dây thừng để tạo điểm mà sát giúp dây không bị trượt khỏi tay cũng như là hạn chế trầy xước, chấn thương trong quá trình kéo co. Điều bạn cần làm là kéo chân di chuyển cùng lúc với các thành viên trong đội để kéo sợi dây về phía mình. Lưu ý không nên kéo bằng tay bạn chỉ nên kéo bằng chân.
5. Sử dụng người khỏe làm trụ
- Người đứng đầu cần là người có sức khoẻ mạnh nhất, vóc dáng to lớn, có sức trụ gánh vác đội.
- Người cuối cùng cũng nên là người có sức ghì tốt, đôi tay chắc khoẻ giúp cho dây không bị chệch hướng, tạo được sự cân bằng cho đội có sức kéo.
Câu 26:
Thực hành phần Nói dựa vào nội dung đã chuẩn bị, sau đó tự đánh giá phần thực hành nói của mình bằng Bảng kiểm kĩ năng giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động bên dưới:
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Định hướng điều chỉnh |
Giới thiệu được tên mình |
|
|
|
Phần mở đầu ấn tượng, tạo được sự thu hút. |
|
|
|
Phần kết thúc ngắn gọn, lịch sự và tạo được sự khích lệ với người nghe. |
|
|
|
Giới thiệu sơ lược về trò chơi hay hoạt động. |
|
|
|
Trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cần chuẩn bị cho trò chơi hay hoạt động. |
|
|
|
Giải thích rõ ràng, dễ hiểu quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động, cách thức thực hiện, những điều cần lưu ý (Nếu có) |
|
|
|
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Định hướng điều chỉnh |
Giới thiệu được tên mình |
X |
|
|
Phần mở đầu ấn tượng, tạo được sự thu hút. |
X |
|
|
Phần kết thúc ngắn gọn, lịch sự và tạo được sự khích lệ với người nghe. |
X |
|
|
Giới thiệu sơ lược về trò chơi hay hoạt động. |
X |
|
|
Trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cần chuẩn bị cho trò chơi hay hoạt động. |
X |
|
|
Giải thích rõ ràng, dễ hiểu quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động, cách thức thực hiện, những điều cần lưu ý (Nếu có) |
X |
|
|