Giải VTH Văn 7 CTST Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt (Văn bản thông tin) có đáp án
-
168 lượt thi
-
60 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mục đích của văn bản thông tin Trò chơi cướp cờ là gì?
Mục đích của văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ”: nêu ra mục đích, hướng dẫn cách chuẩn bị và cách chơi cướp cờ.
Câu 2:
Văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ” có ý nghĩa như thế nào?
Văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ” có ý nghĩa Giúp người chơi rèn luyện tính tự giác. Giáo dục tinh thần tập thể và sự nhanh nhạy. Tăng cường kỹ năng vận động và sự quan sát của người chơi. Từ đó, góp phần giữ gìn, lưu truyền và lan tỏa những vẻ đẹp của văn hóa dân tộc.
Câu 3:
Văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ” có ưu điểm gì?
Ưu điểm: Các phần được phân chia rõ ràng, ngôn ngữ mạch lạc mang thông tin hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, tranh ảnh sinh động.
Câu 4:
Vẻ đẹp của trò chơi dân gian thể hiện qua trò chơi cướp cờ ra sao?
Vẻ đẹp của trò chơi dân gian thể hiện qua trò chơi cướp cờ: góp phần rèn luyện sự khéo léo, tinh mắt, nhanh nhẹn, khả năng phán đoán và chuyển hướng hợp lí,… cho người tham gia. Từ đó lưu giữ và lan truyền những giá trị văn hóa qua trò chơi dân gian.
Câu 5:
Theo em, trò chơi cướp cờ thuộc văn hóa vật thể hay phi vật thể? Vì sao em biết điều đó?
Theo em, trò chơi cướp cờ thuộc văn hóa phi vật thể bởi vì cướp cờ là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị văn hóa, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, trình diễn và các hình thức khác bao gồm lễ hội, lối sống.
Câu 6:
Ngoài trò chơi cướp cờ, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác? Hãy kể tên các trò đó.
Ngoài trò chơi cướp cờ, em biết những trò chơi dân gian khác: kéo co, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây…
Câu 7:
Là thế hệ trẻ đang hằng ngày tiếp xúc với mạng Internet, trò chơi ảo, em có thực sự quan tâm đến các trò chơi dân gian truyền thống không? Vì sao? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu).
Là thế hệ trẻ đang hằng ngày tiếp xúc với mạng Internet, trò chơi ảo nhưng các trò chơi dân gian truyền thống vẫn em quan tâm để ý tới. Khi nhắc đến thì như cả khoảng trời tuổi thơ tràn về với mỗi người, còn với trẻ con bây giờ thì tương đối xa lạ. Đặc biệt các trò chơi dân gian rất dễ tổ chức, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, đồ vật phục vụ cho trò chơi rất dễ tìm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái dây, hòn sỏi, que tre, viên gạch chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Hiện nay, một số trường học đã thực hiện việc tổ chức các trò chơi dân gian cho các học sinh trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,… để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống vừa tạo sân chơi lành mạnh cho các em thoát khỏi những trò tiêu khiển hiện đại góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục.
Câu 8:
Đọc văn bản thông tin Cách gọt củ hoa thủy tiên và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Mục đích của văn bản thông tin trên là gì?
a. Mục đích của văn bản là đưa ra cách chăm sóc hoa thủy tiên từ đó nêu ý nghĩa và cái thú vui của người chăm hoa.
Câu 9:
b. Bố cục của văn bản thông tin gồm mấy phần? Có khác văn bản nghị luận hay không? Nếu có, hãy nêu đặc điểm đó.
b. Bố cục của văn bản thông tin gồm 3 phần:
+ Phần 1: Giới thiệu mục đích.
+ Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.
+ Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện.
- Bố cục của văn bản thông tin khác với văn bản nghị luận:
|
Văn bản thông tin |
Văn bản nghị luận |
Phần 1 |
Giới thiệu mục đích. |
Giới thiệu vấn đề nghị luận |
Phần 2 |
Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động. |
Trình bày các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng theo một trình tự hợp lí. Bày tỏ thái độ. |
Phần 3 |
Trình bày các bước cần thực hiện. |
Khẳng định lại vấn đề. |
Câu 10:
c. Ưu điểm của văn bản thông tin trên là gì?
c. Ưu điểm của văn bản thông tin trên là: Các phần được phân chia rõ ràng, ngôn ngữ mạch lạc mang thông tin hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, tranh ảnh sinh động.
Câu 11:
Theo thông tin trong văn bản Cách gọt hoa thủy tiên, tại sao việc chơi hoa thủy tiên lại bị mai một?
Theo thông tin trong văn bản Cách gọt hoa thủy tiên, việc chơi hoa thủy tiên lại bị mai một vì: Cách chơi thủy tiên rất cầu kì. Việc chăm hoa thủy tiên cũng rất tỉ mỉ, công phu.
Câu 12:
Để tạo ra một chậu thủy tiên đẹp, cần những bước sau:
- Chuẩn bị:
+ Dụng cụ cắt tỉa gọt
+ Củ thủy tiên
- Ngâm nước và gọt rửa:
+ Ngâm và thay nước đúng kĩ thuật
+ Gọt củ thủy tiên khéo léo
- Thủy dưỡng
+ Ngâm dưỡng thủy tiên
+ “Thúc”, “hãm” thủy tiên
+ Chỉnh lá, chỉnh hoa.
Câu 13:
Thú chơi hoa thủy tiên bắt đầu vào thời gian nào trong năm? Củ hoa thủy tiên sau khi gọt sẽ phát triển như thế nào?
- Thú chơi hoa thủy tiên bắt đầu vào tháng Chạp.
- Củ hoa thủy tiên sau khi gọt sẽ mọc thẳng, đặc biệt là lá sẽ mọc cao và che lấp hoa.
Câu 14:
Công đoạn nào quan trọng nhất khi “gọt củ thủy tiên”? Chỉ ra chi tiết đó.
Công đoạn quan trọng nhất khi “gọt củ thủy tiên” là công đọa gọt thủy tiên.
Công đọa gọt gần như quyết định sự thành công của một bát thủy tiên sau này. Nếu không tác động sớm, từ trước khi những mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn như mớ hành.
Câu 15:
“Chuẩn vị thủy tiên xưa” là thế nào?
“Chuẩn vị thủy tiên xưa” là lá phải xoăn, thấp.
Câu 16:
“Ngũ phẩm” trong văn bản Cách gọt hoa thủy tiên gồm những gì?
“Ngũ phẩm” là hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng hài hòa.
Câu 17:
Thông qua văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên, em có suy nghĩ gì về các nghệ nhân làm ra những bát hoa thủy tiên.
Các nghệ nhân làm ra những bát hoa thủy tiên đều là những người khéo léo, tinh xảo, chăm chỉ tìm hiểu các tài liệu và thử nghiệm đủ cách khác nhau.
Câu 18:
Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường “cái đẹp của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”. Em có cảm nhận gì về nhận định này? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) thể hiện ý kiến của em về nhận định trên.
Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường “cái đẹp của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”. Đúng vậy. Để có một chậu hoa thủy tiên đẹp, người chơi cần phải vận dụng cả kĩ thuật, lẫn kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo qua tất cả các khâu. Những người nghệ nhân gọt củ thuy tiên đều là những người có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng. Họ khéo léo và tinh xảo. Khi chăm sóc hoa thủy tiên, người chơi hoa phải tit mỉ, đúng kĩ thuật và biết nương theo thời tiết. Bởi thế nên người ta được “rèn tâm tính của mình”.
Câu 19:
“Tết cổ truyền là cơ hội để người trẻ được nhìn ngắm lại những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời như chơi hoa, thưởng trà, chế biến món ngon, mặc áo dài, tham gia các trò chơi dân gian, đi chùa, xin chữ đầu năm,… Từ đó góp phần giữ gìn, lưu truyền và lan tỏa những nét đẹp của văn hóa dân tộc”.
Em có suy nghĩ gì nếu trong tương lai, Tết cổ truyền không còn những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời như thế? Trình bày lại suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu).
Tết Cổ truyền là ngày lễ được người Việt Nam dùng để chào mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tết cổ truyền là cơ hội để người trẻ được nhìn ngắm lại những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời như chơi hoa, thưởng trà, chế biến món ngon, mặc áo dài, tham gia các trò chơi dân gian, đi chùa, xin chữ đầu năm,… Những nét đẹp ấy đã tồn tại từ lâu đời, đã trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc của mỗi người dân Việt Nam. Nếu trong tương ai, những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời không còn tồn tại nữa thì sẽ thật buồn và đáng tiếc. Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình. Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những bản sắc đó là trách nhiệm của mọi công dân nói chung đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
Câu 20:
Đọc văn bản thông tin Kéo co và trả lời các câu hỏi sau:
a. Văn bản thông tin Kéo co được viết ra nhằm mục đích gì?
a. Văn bản thông tin Kéo co được viết ra nhằm mục đích hướng dẫn mọi người chơi kéo co.
Câu 21:
b. Hình ảnh minh họa có vai trò như thế nào khi xuất hiện trong văn bản thông tin?
b. Hình ảnh minh họa có vai trò nhằm làm rõ hơn cách chơi để người đọc hình dung.
Câu 22:
c. Hình ảnh minh họa trong văn bản thông tin có phải là một dạng ngôn ngữ hay không? Nếu có, đó là dạng ngôn ngữ nào?
c. Hình ảnh minh họa trong văn bản thông tin là phương tiện phi ngôn ngữ.
Câu 23:
d. Văn bản thông tin Kéo co có giá trị ứng dụng thực tiễn hay không? Vì sao?
d. Văn bản thông tin Kéo co vẫn còn giá trị ứng dụng thực tiễn. Vì văn bản hướng dẫn cách chơi kéo co cho người đọc, đồng thời lưu giữ và lưu truyền những nét đẹp văn hóa dân gian.
Câu 24:
Dựa vào nội dung văn bản thông tin Kéo co để trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Trò chơi kéo co có phổ biến không? Đối tượng nào được tham gia trò chơi này?
a. Trò chơi kéo co rất phổ biến. Đối tượng tham gia là những người cao, to, khỏe mạnh, dẻo dai…
Câu 25:
b. Trò chơi kéo co có ý nghĩa gì?
b. Ý nghĩa của trò chơi kéo co:
Trò chơi kéo co được biết đến như trò chơi dân gian truyền thống, môn thể thao mang tính đồng đội, thường có mặt trong lễ hội, sự kiện sinh hoạt cộng đồng lôi kéo nhiều người tham gia. Đây là trò chơi hấp dẫn, đầy kịch tính, mang lại nhiều tiếng cười cho cả những người tham dự và người xem.
Câu 26:
c. Trò chơi kéo co thường diễn ra ở những địa điểm nào?
c. Địa điểm diễn ra trò chơi kéo co: trên cạn và dưới nước.
Câu 27:
Trong các lễ hội dân gian thường có phần lễ và phần hội. Vậy theo em, trò chơi kéo co sẽ diễn ra trong phần nào của các lễ hội dân gian? Hãy giải thích lí do.
Trò chơi kéo co sẽ diễn ra trong phần hội của lễ hội dân gian. Bởi vì phần hội về cơ bản diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và sáng tạo văn hóa của con người thông qua các trò chơi dân gian, địa điểm diễn ra thường ở những bãi đất trống, vạt rừng, trên mặt nước ao, hồ, sông, những nơi rộng rãi,...
Câu 28:
Trò chơi kéo co của Việt Nam được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm nào?
Ngày 02/12/2015, tại phiên họp của Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO tại Namibia, “Nghi lễ và trò chơi kéo co” ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Câu 29:
Trò chơi dân gian góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc nhưng ngày nay lại đang dần mai một. Hãy trình bày thành một đoạn văn nghị luận ngắn (250 chữ) về vấn đề này.
Trò chơi dân gian góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc nhưng ngày nay lại đang dần mai một. Trò chơi dân gian là “món ăn tinh thần” quan trọng gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều người dân Việt Nam. Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Ngày nay, các thiết bị trò chơi điện tử dần đân đang chiếm lĩnh cuộc sống giải trí của con người. Vì thế, những trò chơi dân gian ngày càng ít được trọng dụng, đa số chỉ xuất hiện trong các dịp lễ hội. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc nói chung, trò chơi dân gian nói riêng cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng của mọi cấp, ngành và toàn thể xã hội. Thông qua các trò chơi có thể nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu của con người; giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc cho các thế hệ. Đồng thời, từng bước nâng tầm các trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số trở thành các môn thể thao đại chúng trong khu vực và toàn quốc.
Câu 30:
Theo em, có bao nhiêu loại văn bản thông tin? Văn bản thông tin có tác dụng gì? Văn bản thông tin có giống như một bài báo hay không?
- Có hai loại văn bản thông tin: văn bản báo chí và văn bản khoa học.
- Tác dụng: dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn quy trình thực hiện một công việc nào đó,…
- Văn bản thông tin giống như một bài báo.
Câu 31:
Kể tên một vài thể loại văn bản thông tin mà em yêu thích. Nêu lí do.
Một vài thể loại văn bản thông tin em yêu thích là báo chí.
Vì dễ dàng tìm kiếm, thông tin đa dạng.
Câu 32:
Để phân tích tốt văn bản thông tin cần dựa vào những yếu tố nào, chứng minh cụ thể bằng một văn bản em tự chọn.
Để phân tích tốt văn bản thông tin cần dựa vào những yếu tố nào cần dựa vào các yếu tố sau: nội dung và hình thức.
Ví dụ văn bản: Cách gọt củ hoa thủy tiên: Về nội dung thì văn bản có cấu trúc 3 phần: Giới thiệu mục đích – liệt kê những điều cần chuẩn bị - trình bày các bước cần thực hiện. Về hình thức văn bản có sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, hình ảnh minh họa, đề mục tóm tắt thông tin…
Câu 33:
Số từ là gì? Nêu chức năng của số từ, cho ví dụ cụ thể.
Số từ là từ loại chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật.
Chức năng chủ yếu của số từ làm thành tố phụ cho một cụm từ có danh từ làm trung tâm.
Ví dụ: Một, hai, ba, bốn…
Câu 34:
Tìm và gạch chân số từ trong các câu sau:
a. Kiểu truyện về người thông minh là một kiểu truyện khá phổ biến trong truyện cổ tích trên phạm vi toàn thế giới.
(Theo Trần Thị An – Em bé thông minh, nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)
a. Kiểu truyện về người thông minh là một kiểu truyện khá phổ biến trong truyện cổ tích trên phạm vi toàn thế giới.
(Theo Trần Thị An – Em bé thông minh, nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)
Câu 35:
b. Chúng ta chỉ có hai mươi tư giờ mỗi ngày để sống, hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã trên con đường tiến bước về phía trước.
(Theo Trần Thị Cẩm Quyên – Đừng từ bỏ cố gắng)
b. Chúng ta chỉ có hai mươi tư giờ mỗi ngày để sống, hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã trên con đường tiến bước về phía trước.
(Theo Trần Thị Cẩm Quyên – Đừng từ bỏ cố gắng)
Câu 36:
c.
- Một điều nhịn, chín điều lành.
- Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.
- Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất.
- Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
- Con sắt đập ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Tục ngữ, ca dao)
c.
- Một điều nhịn, chín điều lành.
- Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.
- Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất.
- Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
- Con sắt đập ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Tục ngữ, ca dao)
Câu 37:
Tìm và xác định ý nghĩa của số từ trong các trường hợp sau:
a. Tùy thuộc vào số người tham gia để chia đội, mỗi đợt thi đấu có hai đội. Số lượng người chơi trong mỗi đội thường từ 5 – 10 người trở lên. Các đội chơi thường chọn người rất kĩ lưỡng (cao, to, khỏe mạnh, dẻo dai,…) vì nó ảnh hưởng lớn đến kết quả cuộc chơi.
(Theo Trần Thị Ly – Kéo co)
a. Số từ: hai, 5 – 10.
Ý nghĩa: bổ sung ý nghĩa, làm rõ số lượng cho các danh từ đội, người để đưa thông tin về người tham gia trò chơi kéo co.
Câu 38:
b. Trước khi dưỡng nên ngâm củ hoa trong chậu nước, đặt úp củ hoa xuống, thay nước khoảng 4 – 6 tiếng một lần, dùng chổi lông nhỏ để làm sạch bụi và cặn bám ở các vết cắt rồi ngâm lại vào nước. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, bình nhựa, bát đất nung.
(Theo Giang Nam – Cách gọt củ hoa thủy tiên)
b. Số từ: 4 – 6, một, hai.
Ý nghĩa: Bổ sung ý nghĩa, làm rõ số lượng cho các danh từ tiếng, lần, ngày nhằm đưa thông tin về bước ngâm dưỡng củ hoa thủy tiên.
Câu 39:
c. Ở một số nơi ngoài đại dương gần quần đảo Ăng-ti, qua một lớp nước sâu một trăm bốn mươi nhăm mét có thể thấy rất rõ đáy biển phủ cát, còn tia sáng mặt trời có thể xuyên qua sâu đến ba trăm mét…
(Giuyn Véc-nơ – Dòng “sông Đen”)
c. Số từ: một số, một, một trăm bốn mươi nhăm, ba trăm
Ý nghĩa: Bổ sung ý nghĩa, làm rõ số lượng cho các danh từ nơi, lớp nước sâu, mét nhằm đưa thông tin về dòng sông Đen.
Câu 40:
Hãy nêu lại khái niệm phó từ. Chức năng của phó từ là gì? Lấy ví dụ cụ thể.
- Phó từ gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
- Chức năng:
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: Đang, sẽ, sắp, đương…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt tiếp diễn, tương tự: vẫn, cũng…
+ Bổ sung ý nghĩa về mức độ: rất, lắm, quá,…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định: chẳng, chưa, không…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến: đừng, thôi, chớ…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng: có thể, có lẽ, không thể…
+ Bổ sung ý nghĩa về kết quả: mất, được…
+ Bổ sung ý nghĩa về tần số: thường, luôn…
+ Bổ sung ý nghĩa về tình thái: đột nhiên, bỗng nhiên…
- Ví dụ:
+ Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.
“rất chăm chỉ” cụm từ chứa phó từ, phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ sự việc.
+ Đừng đi vào khu vực trên, nơi đó bị cấm.
“đừng đi”, phó từ đứng trước động từ mục đích chỉ sự cầu khiến.
+ Trời vẫn mưa lớn, nước đang lên nhanh.
“vẫn mưa” với phó từ “vẫn” đứng trước động từ “mưa” chỉ sự tiếp diễn tương tự đang diễn ra.
Câu 41:
Hoàn thành bảng sau:
Các loại phó từ |
Từ ngữ chi tiết |
Chỉ thời gian |
Ví dụ: đã, đang |
Chỉ mức độ |
Ví dụ: rất, quá |
Chỉ sự khẳng định, phủ định |
Ví dụ: |
Chỉ kết quả |
Ví dụ: |
Chỉ sự tiếp diễn |
Ví dụ: |
Các loại phó từ |
Từ ngữ chi tiết |
Chỉ thời gian |
Ví dụ: đã, đang, sắp, sẽ, chưa |
Chỉ mức độ |
Ví dụ: rất, quá, hơi, quá |
Chỉ sự khẳng định, phủ định |
Ví dụ: chưa, chẳng, không, phải |
Chỉ kết quả |
Ví dụ: mất, được |
Chỉ sự tiếp diễn |
Ví dụ: cứ, còn, lại |
Câu 42:
Tìm và chỉ ra tác dụng của phó từ trong các trường hợp sau:
a. Để rồi hôm nay, lối chơi ấy lan tỏa như chính vẻ đẹp của văn hóa Hà Thành, mãi bền bỉ, trường tồn.
(Theo Giang Nam – Cách gọt củ hoa thủy tiên)
a. Phó từ: mãi
Tác dụng: Bổ sung ý nghĩa về thời gian.
Câu 43:
b. Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường số, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu thương.
(Vũ Bằng – Cốm Vòng, in trong Miếng ngon Hà Nội, NXB Lao động, 2009)
b. Phó từ: không
Tác dụng: Bổ sung ý nghĩa phủ định.
Câu 44:
c. Trái tim cháy sáng rực như mặt trời, sáng hơn mặt trời, và cả khu rừng im lặng, sáng lên dưới ngọn đuốc của lòng yêu thương vĩ đại đối với mọi người.
(Mác-xim Go-rơ-ki – Trái tim Đan-kô)
c. Phó từ: hơn, như
Tác dụng: Bổ sung ý ý nghĩa chỉ khả năng.
Câu 45:
Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa dụng ý của tác giả đối với những từ ngữ đặt trong dấu ngoặc kép sau:
a. Có lần ông nội hỏi bố: “Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”. Bố tôi trả lời: “Con thấy bầu trời xanh”. Ông lại hỏi tôi: “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?”. Tôi thưa: “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”. Ông tôi gật đầu, cười. Tôi liền hỏi lại ông: “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”. Ông điềm nhiên trả lời: “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”.
(Nguyễn Văn Học – Bài học từ cây cau)
a. Nghĩa thông thường: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Nghĩa dụng ý: nêu lên bài học từ cây cau của hai ông cháu.
Câu 46:
b. Với truyện “Cây khế”, em nhận ra những người thật thà hiền lành sẽ được đền đáp, ngược lại, những người độc ác tham lam sẽ phải trả giá. Nghĩ đến đây, em lại nhớ lời bà thường hay nói mỗi lần kể xong một truyện cổ tích “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, hay gieo mầm đều thiện vào cuộc sống, cháu nhé!”
(Nhóm biên soạn)
b. Nghĩa thông thường: đánh dấu tên của tác phẩm, đánh dấu lời nói của nhân vật.
Nghĩa dụng ý: nêu bài học rút ra từ truyện Cây khế mà bà kể cho cháu nghe.
Câu 47:
Thế nào là văn bản tường trình? Những trường hợp nào sẽ phải viết văn bản tường trình? Cho một vài ví dụ cụ thể về các trường hợp phải viết loại văn bản này.
- Văn bản tường trình là kiểu văn bản thông tin, trình bày tường tận, rõ ràng, đầy đủ về diễn biến của một sự việc “đã gây ra hậu quả và có liên quan đến người viết”, trong đó nêu rõ mức độ thiệt hại (nếu có) và xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc.
- Bản tường trình được sử dụng khi cần tường thuật lại diễn biến của một sự vụ nào đó, chẳng hạn như tai nạn giao thông, vụ ẩu đả đánh nhau...
- Ví dụ: Một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường: Tường trình khi bị mất tiền trong lớp. Tường trình về việc gây sự đánh nhau với bạn. Tường trình về việc bỏ giờ học.
Câu 48:
Hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
a. Mục đích của văn bản tường trình là gì? Người viết văn bản tường trình có trách nhiệm như thế nào?
a. Khi có một sự việc xảy ra (gây hậu quả xấu) khiến cho người có trách nhiệm (hoặc cấp có thẩm quyền) phải xem xét, người liên quan đến sự việc đó phải viết bản tường trình để trình bày một cách tường tận, rõ ràng sự việc diễn ra, đồng thời phải nêu rõ mức độ trách nhiệm của mình.
Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra: gồm một số trường hợp sau:
+ Nếu người viết trực tiếp tham gia vào sự việc thì cần trình bày rõ trách nhiệm của người viết đối với những gì đã diễn ra.
+ Nếu người viết chỉ chứng kiến sự việc thì cần nêu rõ trách nhiệm của người viết là chứng kiến và ghi nhận lại trung thực tất cả những gì đã diễn ra.
Câu 49:
b. Văn bản tường trình được gửi cho ai và có giá trị trong bao lâu?
b. Văn bản tường trình sẽ được gửi cho người có trách nhiệm hoặc người có thẩm quyền hiểu rõ bản chất của sự việc. Văn bản tường trình có giá trị trong khoảng thời gian nhất định sau khi xảy ra vấn đề.
Câu 50:
Hoàn thành các kiến thức bên dưới:
a. Những thông tin nào bắt buộc phải có trong bản tường trình?
a. Những thông tin bắt buộc phải có trong bản tường trình:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm và thời gian viết bản tường trình.
- Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình.
- Người nhận bản tường trình.
- Thông tin người viết bản tường trình.
- Thời gian, địa điểm xảy ra, những người tham gia, diễn biến sự việc.
- Nguyên nhân của sự việc.
- Hậu quả của sự việc.
- Xác định rõ trách nhiệm của người viết tường trình.
- Lời đề nghị.
- Lời hứa.
- Chữ kí và tên của người viết tường trình.
Câu 51:
b. Phong cách ngôn ngữ nào dùng để viết văn bản tường trình?
b. Phong cách ngôn ngữ dùng để viết tường trình là hành chính.
Câu 52:
c. Theo em, nội dung của văn bản tường trình có giá trị pháp lí hay không? Nêu một vài ví dụ cụ thể.
c. Nội dung văn bản tường trình có giá trị pháp lí. Thường thì liên quan đến những vụ việc như xích mích, tranh chấp, tai nạn và kể cả là giết người… Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người gây hậu quả có thể đối diện với các hình thức xử lý khác nhau.
Câu 53:
Thực hành viết một văn bản tường trình về một sự việc xảy ra ngoài ý muốn mà em chứng kiến hoặc tham gia.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…..………, ngày….tháng…. năm….
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc:
Kính gửi:
Tôi tên:
Tôi viết văn bản này để tường trình sự việc sau:
Nguyên nhân:
Hậu quả:
Tôi xin xác nhận trách nhiệm:
Tôi xin:
Tôi cam kết:
Người làm tường trình
(Kí tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 7 tháng 10 năm 2022
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc: mất tài sản
Kính gửi: Công an quận Cầu Giấy
Tôi tên: Nguyễn Thị Hương
Tôi viết văn bản này để tường trình sự việc sau: Vào hồi 9h giờ 10 phút, ngày 06 tháng 10 năm 2022.
Tôi có mất 1 chiếc xe máy mang hiệu VISON, mang biển kiểm soát 29B-10203, màu sơn đỏ đen, số máy F41245678, số khung 4510B94673, loại ÊXelo.
Tại: Cửa hàng đồ uống Circle K, địa chỉ 02 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Nguyên nhân: Lúc tôi đang mua đồ tại cửa hiệu thì bị hai đối tượng trộm mất.
Hậu quả: Tôi bị mất chiếc xe máy.
Tôi xin xác nhận trách nhiệm: Trách nhiệm trên thuộc về cửa hàng vì tôi gửi xe có vé và có bảo vệ trông xe.
Tôi xin nhận lỗi về hành vi của mình vì đã chủ quan trong việc bảo vệ tài sản cá nhân bị mất.
Tôi cam kết những nội dung trình bày bên trên là hoàn toàn chính xác và trung thực nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kính mong quý Cơ quan xem xét và giải quyết nhanh chóng giúp tôi để tôi sớm lấy lại chiếc xe máy đã mất. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm tường trình
(Kí tên)
Nguyễn Thị Hương
Câu 54:
Thực hành đánh giá, sửa chữa và rút kinh nghiệm dựa vào bảng kiểm.
a. Bảng đánh giá bao quát
Thông tin đánh giá chung |
Ưu điểm |
Hạn chế |
Định hướng điều chỉnh |
Bố cục văn bản tường trình |
|
|
|
Trình tự sắp xếp văn bản |
|
|
|
Nội dung tường trình |
|
|
|
Văn bản được trình bày ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, khoa học. |
|
|
|
Không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. |
|
|
|
a. Bảng đánh giá bao quát
Thông tin đánh giá chung |
Ưu điểm |
Hạn chế |
Định hướng điều chỉnh |
Bố cục văn bản tường trình |
x |
|
|
Trình tự sắp xếp văn bản |
x |
|
|
Nội dung tường trình |
x |
|
|
Văn bản được trình bày ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, khoa học. |
x |
|
|
Không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. |
|
x |
Cần chú ý hơn về lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. |
Câu 55:
b. Bảng đánh giá nội dung
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Định hướng điều chỉnh |
|
Phần mở đầu |
Tên quốc hiệu: viết in hoa, ở trên cùng và giữa văn bản |
|
|
|
Tiêu ngữ: viết chữ thường, canh giữa dưới quốc hiệu, chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các từ có dấu gạch nối (-), ở giữa văn bản. |
|
|
|
|
Địa điểm, thời gian viết văn bản: đặt dưới quốc hiệu, tiêu ngữ và lùi sang phía bên phải của văn bản. |
|
|
|
|
Tên văn bản: viết chữ in hoa, cỡ chữ lớn hơn các chữ khác trong văn bản, ở giữa văn bản. |
|
|
|
|
Dòng tóm tắt sự việc tường trình: viết chữ thường, đặt dưới văn bản, ở giữa văn bản. |
|
|
|
|
Trình bày thông tin về người nhận theo đúng quy cách. |
|
|
|
|
Trình bày một số thông tin cơ bản của người viết văn bản. |
|
|
|
|
Phần nội dung |
Ghi rõ thời gian và địa điểm xảy ra sự việc. |
|
|
|
Xác định rõ tên của những người liên quan nếu có. |
|
|
|
|
Nêu rõ nguyên nhân và sự việc. |
|
|
|
|
Xác định rõ người chịu trách nhiệm và trách nhiệm của người viết đối với sự việc. |
|
|
|
|
Phần kết thúc |
Nêu rõ những đề nghị nếu cần thiết. |
|
|
|
Nói rõ lời cam đoan / lời hứa. |
|
|
|
|
Có chữ kí và họ tên của người viết. |
|
|
|
b. Bảng đánh giá nội dung
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Định hướng điều chỉnh |
|
Phần mở đầu |
Tên quốc hiệu: viết in hoa, ở trên cùng và giữa văn bản |
x |
|
|
Tiêu ngữ: viết chữ thường, canh giữa dưới quốc hiệu, chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các từ có dấu gạch nối (-), ở giữa văn bản. |
x |
|
|
|
Địa điểm, thời gian viết văn bản: đặt dưới quốc hiệu, tiêu ngữ và lùi sang phía bên phải của văn bản. |
x |
|
|
|
Tên văn bản: viết chữ in hoa, cỡ chữ lớn hơn các chữ khác trong văn bản, ở giữa văn bản. |
x |
|
|
|
Dòng tóm tắt sự việc tường trình: viết chữ thường, đặt dưới văn bản, ở giữa văn bản. |
x |
|
|
|
Trình bày thông tin về người nhận theo đúng quy cách. |
x |
|
|
|
Trình bày một số thông tin cơ bản của người viết văn bản. |
x |
|
|
|
Phần nội dung |
Ghi rõ thời gian và địa điểm xảy ra sự việc. |
x |
|
|
Xác định rõ tên của những người liên quan nếu có. |
x |
|
|
|
Nêu rõ nguyên nhân và sự việc. |
x |
|
|
|
Xác định rõ người chịu trách nhiệm và trách nhiệm của người viết đối với sự việc. |
x |
|
|
|
Phần kết thúc |
Nêu rõ những đề nghị nếu cần thiết. |
x |
|
|
Nói rõ lời cam đoan / lời hứa. |
x |
|
|
|
Có chữ kí và họ tên của người viết. |
x |
|
|
Câu 56:
Theo em, thế nào là trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt?
Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng sự khác biệt là lắng nghe, tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình. Từ đó bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn từ lịch sự.
Câu 57:
Kĩ năng lắng nghe và tiếp nhận ý kiến khác biệt có thật sự cần thiết hay không? Thái độ tiếp nhận các ý kiến khác biệt đó có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng bài hay không? Vì sao?
Kĩ năng lắng nghe và tiếp nhận ý kiến khác biệt rất cần thiết. Thái độ tiếp nhận các ý kiến khác biệt đó có ảnh hưởng tới quá trình xây dựng bài. Vì kĩ năng lắng nghe và thái độ tiếp nhận thể hiện sự xây dựng, tôn trọng trong việc trao đổi các ý kiến khác biệt.
Câu 58:
Nêu các lưu ý quan trọng khi lắng nghe, tiếp nhận và phản hồi vấn đề.
Các lưu ý quan trọng |
||
Lắng nghe |
Tiếp nhận |
Phản hồi |
|
|
|
Các lưu ý quan trọng |
||
Lắng nghe |
Tiếp nhận |
Phản hồi |
- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mình. - Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác. |
- Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ bằng các mẫu câu: Có phải ý bạn là…, Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không? |
- Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới để thuyết phục người nghe. - Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ của bạn. - Khích lệ phần trao đổi của bạn. |
Câu 59:
Thực hành xây dựng dàn ý cho chủ đề: Ở lớp em, có bạn cho rằng trò chơi điện tử có nhiều tác hại, nhưng nhiều bạn lại khẳng định trò chơi điện tử vẫn có những lợi ích nhất định. Vậy ý kiến của em là gì? Em sẽ trao đổi với các bạn vấn đề này như thế nào?
Mở bài |
Nêu vấn đề và thực trạng vấn đề |
|
|
Thân bài |
Tác động |
Tiêu cực |
|
Tích cực |
|
||
Kết bài |
Kết luận lại vấn đề và bài học rút ra |
|
Mở bài |
Nêu vấn đề và thực trạng vấn đề |
Ý kiến về vấn đề trao đổi: Trò chơi điện tử có nhiều tác hại, nhưng cũng có lợi ích. |
|
Thân bài |
Tác động |
Tiêu cực |
- Chơi trò chơi điện tử tốn thời gian, tiền bạc - Chơi trò chơi điện tử làm kết quả học tập yếu dần - Chơi trò chơi điện tử giảm mối quan hệ bạn bè - Chơi trò chơi điện tử nhiều ảnh hưởng tâm lý không tốt cho các bạn trẻ - Chơi trò chơi nhiều ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình - Gây ra những tệ nạn xã hội lớn |
Tích cực |
- Lợi ích cho sự phát triển khả năng bên trong con người - Trò chơi điện tử mang lại lợi ích về cảm xúc con người - Trò chơi điện tử còn mang lại lợi ích về mặt xã hội - Trò chơi điện tử mang lại lợi ích về giáo dục |
||
Kết bài |
Kết luận lại vấn đề và bài học rút ra |
Nếu không có sự tỉnh táo trong việc lựa chọn trò chơi, không biết cân bằng thời gian giải trí học tập, không làm chủ được bản thân mình trước những cám dỗ mà trò chơi mang đến thì hậu quả tiêu cực mang lại là rất cao. |
Câu 60:
Từ dàn ý đã lập bài tập 4, em hãy viết thành một bài nói hoàn chỉnh và trình bày trước lớp về quan điểm của mình.
Lưu ý: Chuẩn bị các phiếu học tập như bên dưới để xây dựng câu hỏi tương tác và thu nhận ý kiến phản hồi, phản biện khi trình bày để tìm thêm các phương án đóng góp tích cực khác.
Chủ đề trao đổi (Phiếu dành cho người trình bày) Về vấn đề: Người trình bày: Đối tượng nghe: Công cụ hỗ trợ trình bày: Câu hỏi tương tác: |
Chủ đề trao đổi (Phiếu dành cho người nghe) Người nghe: Người trình bày: Câu hỏi cho người trình bày: Quan điểm không đồng ý: Các điểm cần bổ sung: Các thiếu sót nên khắc phụ: |
Trình bày ý kiến:
Dù hoạt động hay những vấn đề nào đều thể hiện hai mặt tích cực và tiêu cực của nó, khi trò chơi điện tử trở thành tâm điểm chú ý của mọi thế hệ trẻ, độ tuổi ham học hỏi thích sự sáng tạo, tìm tòi, khám phá cao. Trò chơi điện tử xuất hiện giống như liều thuốc chữa nhiều “căn bệnh” cho giới trẻ nhưng cũng làm phát tán nhiều “căn bệnh” không tốt hình thành ở các bạn trẻ. Nếu có cách sử dụng trò chơi điện tử một cách chính xác, thông minh thì lợi ích đem lại tương đối cao.
Một số lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại:
Lợi ích cho sự phát triển khả năng bên trong con người
+ Trò chơi điện tử với tính năng của công nghệ cao, có trò chơi đòi hỏi người chơi sự khéo léo trong tốc độ trò chơi như các trò chơi về thời gian, trò chơi điện tử về sự sáng tạo thì lợi ích mang đến là sự phát triển trong mối liên kết giữa tay và mắt, các kỹ năng điều khiển, rèn cho các bạn sự phản xạ tốt về thị giác, có sự nhạy bén cao trong những tình huống khẩn cấp. Trong các trò chơi điện tử cần đến sự nhanh của tay và linh hoạt của mắt thì đòi hỏi người chơi có sự tập trung cao nhất để chiến thắng trong trò chơi điện tử, nhờ có sự rèn luyện khéo léo, tư duy trong việc chơi trò chơi điện tử mà hình thành những kỹ năng tốt phục vụ cho chính cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các bạn trẻ.
+ Sử dụng trò chơi điện tử một cách thông minh giúp các bạn trẻ rèn luyện được các kỹ năng giải quyết tình huống vấn đề cũng như lên kế hoạch, tư duy logic cao. Có rất nhiều trò chơi cần sự sắp xếp và đưa ra mục tiêu lớn như các trò chơi về nông trại, các trò chơi có tình năng duy trì trong thời gian dài mới đem lại thắng lợi trong trò chơi, có thể nói thế giới trò chơi điện tử là thế giới thu nhỏ của cuộc sống bên ngoài, đó là sự hấp dẫn lớn đối với các bạn trẻ. Để khám phá được trò chơi, đòi hỏi các bạn phải tự tư duy lối chơi, cách chơi để giải quyết những tình huống không may xảy ra làm cho nghiệm vụ đưa ra trong trò chơi không thực hiện được, khi có thể tự bản thân mình tìm hướng đi để giải quyết những vấn đề là lúc các bạn tự ý thức cũng như tự giác, chịu trách nhiệm trước những hành động của bản thân, một thói quen tốt cần có khi các bạn áp dụng vào trong học tập hay công việc sau này.
Ngoài những lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại như trên thì sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nó đã làm nhiều người kinh ngạc. Nếu không có sự tỉnh táo trong việc lựa chọn trò chơi, không biết cân bằng thời gian giải trí học tập, không làm chủ được bản thân mình trước những cám dỗ mà trò chơi mang đến thì hậu quả tiêu cực mang lại là rất cao. Một số tác hại của trò chơi điện tử mang lại:
Chơi trò chơi điện tử tốn thời gian, tiền bạc
Khi bản thân người sử dụng game không biết cân bằng rõ ràng mọi thứ trong cuộc sống một cách hiện quả, đặc biệt trong chơi trò chơi điện tử. Chơi game với chức năng chủ yếu là giải trí, nhưng mà khi đặt sự giải trí là thường xuyên, đều đặn hơn cả việc học tập thì lúc đó cần có sự nhìn nhận lại, trò chơi điện tử lúc đó lại mang đến tác hại tốn thời gian, tiền bạc của các bạn. Thời gian bạn dành cả ngày nghỉ trong việc chơi trò chơi điện tử hay việc chơi điện tử diễn ra thường xuyên như thói quen đã ngăn cản sự phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực khác, các bạn có thể dành thời gian, tiền bạc tham gia và đầu tư vào những hoạt động tốt để phát triển các kỹ năng sống phục vụ quá trình gặt hái được nhiều thành tích.