IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Tây Âu từ năm 1945 đến 2000 (Có đáp án)

Tây Âu từ năm 1945 đến 2000 (Có đáp án)

Tây Âu từ năm 1945 đến 2000 (Có đáp án)

  • 430 lượt thi

  • 48 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để lại đã làm cho nền kinh tế Tây Âu trở nên

Xem đáp án

Đáp án A
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề. Sau chiến tranh, nền kinh tế của các nước này hoàn toàn kiệt quệ: ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938; Italia tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia


Câu 2:

Nguyên nhân cơ bản giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

Xem đáp án

Đáp án C
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng, do nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng, cơ bản nhất là sự tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như: nguồn viện trợ của Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa,… và việc áp dụng thành công khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.


Câu 3:

Năm 1947, Mĩ đề ra và thực hiện “kế hoạch Mácsan” nhằm mục đích chính trị gì?

Xem đáp án

Đáp án C
Tháng 6/1947, Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Mácsan với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu


Câu 4:

Từ năm 1945 đến 1950, các nước tư bản Tây Âu dựa vào đâu để đạt được sự phục hồi cơ bản về mọi mặt?

Xem đáp án

Đáp án C

Với sự cố gắng của từng nước và nguồn viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Macsan”, đế.n khoảng những năm 50, kinh tế các nước tư bản Tây Âu cơ bản được phục hồi và đạt mức trước chiến tranh


Câu 5:

Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã đạt được thành tựu gì quan trọng về kinh tế?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau giai đoạn phục hồi (1945-1950), từ những năm 50, nền kinh tế của các nước Tây Âu đều có sự phát triển nhanh. Đến đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản)


Câu 6:

Từ năm 1973 - 1991, kinh tế của các nước tư bản Tây Âu

Xem đáp án

Đáp án A
Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, cũng như Mĩ và Nhật Bản, nhiều nước ở Tây Âu đã lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90


Câu 7:

Điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu giai đoạn 1945-1950 là

Xem đáp án

Đáp án D

Điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu giai đoạn 1945-1950 là liên minh chặt chẽ với Mĩ trong cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Từ giai đoạn 1950 – 1973, các nước Tây Âu cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.


Câu 8:

Trong giai đoạn 1991 - 2000 ở Tây Âu, những nước nào đã trở thành đối trọng với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ năm 1991 đến 2000, nếu như Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ thi Pháp và Đức lại trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng


Câu 9:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu có hành động gì đối với các thuộc địa thuộc địa cũ?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu nhanh chóng tìm cách quay trở lại cai trị các thuộc địa cũ của mình: Pháp trở lại Đương Dương, Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai; Hà Lan trở lại Indonexia…


Câu 10:

Chính sách đối ngoại chủ yếu của Tây Âu từ 1950 đến 1973 là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ; mặt khác, cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.


Câu 11:

Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?

Xem đáp án

Đáp án D
Thụy Điển, Phần Lan,… là những quốc gia Tây Âu ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam về cả vật chất lẫn tinh thần


Câu 12:

Trong những năm 1950 - 1973, quốc gia nào ở Tây Âu có xu hướng phát triển quan hệ ngoại giao với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong những năm 1950 - 1973, Pháp phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa Liên bang Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đặc biệt, năm 1966, Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy NATO và yêu cầu rút tất cả căn cứ quân sự và quân đội Mĩ ra khỏi nước Pháp


Câu 13:

Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu từ thập kỉ 90 trở đi?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.


Câu 14:

Nét nổi bật nhất trong tình hình đối ngoại của các nước Tây Âu những năm 1950 - 1973 là

Xem đáp án

Đáp án B

Trong những năm 1950 - 1973, các nước Tây Âu có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại. Trong đó, nét nổi bật nhất là: Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ (Anh, Đức, Ý) mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp, Thụy Điển, Phần Lan).

+ Chính phủ một số nước ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ Israel chống Ả-rập, CHLB Đức gia nhập NATO (5/1955) …

+ Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp.

+ Pháp, Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam


Câu 15:

Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô- Mĩ ở châu Âu là quốc gia nào?

Xem đáp án

Đáp án B

- Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

- Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.

=> Nước Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu


Câu 16:

Phản ứng của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Đáp án A
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu đều tìm cách để quay trở lại xâm chiếm các thuộc địa cũ của mình. VD: Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam; Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai; Hà Lan trở lại Inđônêxia


Câu 17:

Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau Chiến tranh, các nước Tây Âu bị tổn thất nặng nề; nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá nền sản xuất bị suy giảm; hàng triệu người chết hoặc bị thương,… Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của các nước Tây Âu lúc này chính là củng cố chính quyền, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Với sự cố gắng, nỗ lực của từng quốc gia và nguồn viện trợ kinh tế lớn từ Mĩ. Nền kinh tế Tây Âu đã cơ bản phục hồi, đạt mức trước chiến tranh


Câu 18:

Anh(chị) hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu

Xem đáp án

Đáp án C
Tây Âu không phải là khái niệm chỉ vị trí địa lý mà là khái niệm chính trị- xã hội, xuất hiện trong thời kì Chiến tranh lạnh để chỉ những quốc gia đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, thân Mĩ. Nó khác biệt với các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa thân Liên Xô


Câu 19:

Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản Tây Âu về kinh tế và chính trị - xã hội trong những năm 1973 - 1991 là gì?

Xem đáp án

Đáp án D
Đặc điểm chung của nền kinh tế các nước tư bản đó là sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa có điểm hạn chế là tình trạng không ổn định, thường xuyên trải qua những cuộc khủng hoảng, suy thoái; sự phân hóa giàu nghèo ở mức độ cao. Các nước tư bản Tây Âu cũng không phải ngoại lệ.


Câu 20:

Kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện từ năm 1947 có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?

Xem đáp án

Đáp án C

Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan (1947) đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa:

- Sự đối lập về kinh tế: Tây Âu là kinh tế TBCN, Đông Âu là kinh tế XHCN.

- Sự đối lập về chính trị:

+ Tây Âu thuộc hệ thống TBCN, sau chiến tranh thế giới thứ hai thực hiện chính sách quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ của mình.

+ Đông Âu thuộc hệ thống XHCN, ủng hộ hòa bình thế giới.


Câu 21:

Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A
Mĩ đề ra kế hoạch Mácsan hay có tên gọi khác là kế hoạch “Phục hưng châu Âu” ngoài mặt là giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh nhưng mục đích quan trọng nhất là lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của làn sóng chủ nghĩa xã hội


Câu 22:

Đâu không phải là nguyên nhân đưa Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ năm 1950-1973 là thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới nên sự khai thác bóc lột thuộc địa không thể là nguyên nhân phát triển của Tây Âu trong giai đoạn này


Câu 23:

Nội dung nào không phải là nguyên nhân phát triển của kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án D

- Các đáp án A, B, C: là nguyên nhân đưa đến sự phát triển của kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án D: là nguyên nhân phát triển của kinh tế Nhật Bản


Câu 24:

Yếu tố nào không phải là lí do khiến nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng trong những năm 1950 - 1973?

Xem đáp án

Đáp án B

Sở dĩ nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển trong những năm 1950 đến 1973 do:

- Sự nỗ lực của nhân dân lao động.

- Áp dụng thành công những thành tựu KH-KT để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.

- Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…

Ngân sách nhà nước chi cho quốc phòng thấp là nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.

=> Loại trừ đáp án: B


Câu 25:

Từ năm 1973 đến năm 2000, nền kinh tế của các nước Tây Âu có đặc điểm gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ năm 1973 đến năm 2000, nền kinh tế của các nước Tây Âu phát triển xen lẫn với khủng hoảng. Tuy nhiên, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Từ năm 1973 – 1991: kinh tế Tây Âu gặp không ít khó khăn và thách thức. Sự phát triển thường xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp.

- Từ năm 1991 – 2000: sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu mới có sự phục hồi và phát triển


Câu 26:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhất trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Giai đoạn 1945 – 1950: Các nước Tây Âu phục hồi kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.

- Giai đoạn 1950 – 1973: Các nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển nhanh, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới cùng với Mĩ và Nhật Bản. Đồng thời, đạt được nhiều thành tựu về khoa học - kĩ thuật.

- Giai đoạn 1973 – 1991: Các nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định kéo dài đếu đầu thập kỉ 90.

- Giai đoạn 1991 – 2000: Các nước Tây Âu trải qua giai đoạn suy thoái ngắn, từ năm 1994 mới có sự phục hồi và phát triển.

=> Giai đoạn 1950 – 1973 là giai đoạn kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhất.


Câu 27:

Tại sao các nước Tây Âu lại tham gia Định ước Henxinki năm 1975?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ đầu những năm 70, xu thế hòa hoãn đã xuất hiện trên thế giới. Vấn đề nước Đức cũng hòa dịu dần. Trong bối cảnh đó để bảo đảm nền hòa bình cho sự phát triển lâu dài ở châu Âu, tháng 6-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki


Câu 28:

Sự kiện nào đã chấm dứt tình trạng đối đối giữa hai khối nước Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu?

Xem đáp án

Đáp án B

Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết hòa bình các tranh chấp… nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước về kinh tế, khoa học và kĩ thuật, bảo vệ môi trường… Định ước Henxinki đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.


Câu 29:

Với việc kí kết định ước Henxiki năm 1975 có tác động như thế nào đến các nước Tây Âu?

Xem đáp án

Đáp án C
Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết hòa bình các tranh chấp… nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước về kinh tế, khoa học và kĩ thuật, bảo vệ môi trường… Định ước Henxinki đã đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.


Câu 30:

Tại sao từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu lại có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ, thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Các nước Tây Âu đề chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG


Câu 31:

Chiến tranh lạnh kết thúc cùng sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX, có tác động như thế nào đến các nước tư bản Tây Âu?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ, thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Các nước Tây Âu đề chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG


Câu 32:

Nguyên nhân khách quan chủ yếu giúp nền kinh tế Tây Âu phục hồi nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

Xem đáp án

Đáp án B

Với sự cố gắng của từng nước, đặc biệt là nguồn viện trợ 17 tỉ USD của Mĩ trong khuôn khổ “kế hoạch Mácsan” là nguyên nhân khách quan chủ yếu giúp nền kinh tế Tây Âu phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).


Câu 33:

Mục đích các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau Chiến tranh, các nước Tây Âu bị tổn thất nặng nề:

+ Nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá nền sản xuất bị suy giảm;

+ Hàng triệu người chết hoặc bị thương,…

Trong bối cảnh đó, Mĩ tiến hành kế hoạch Phục hưng châu Âu (kế hoạch Macsan) chi viện 17 tỉ USD không hoàn lại để tải thiết đất nước. Để khôi phục và phát triển kinh tế, các nước Tây Âu đã chấp nhận viện trợ của Mĩ và chấp nhận một số điều kiện phía Mĩ đặt ra. Với sự cố gắng, nỗ lực của từng quốc gia và nguồn viện trợ kinh tế lớn từ Mĩ. Nền kinh tế Tây Âu đã cơ bản phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.


Câu 34:

Tại sao Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh?

Xem đáp án

Đáp án C
Mĩ và các nước phương Tây không muốn một giải pháp thống nhất ở Đức mà ở đó có sự cân bằng quyền lực giữa Xô - Mĩ theo quy định của hội nghị Ianta và Pốtxđam. Sự ra đời của nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) tháng 9- 1949 đã phản ánh tham vọng đó. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh


Câu 35:

Đâu là nguyên nhân khách quan thuận lợi đưa đến sự phát triển kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai khác biệt so với Mĩ?

Xem đáp án

Đáp án D
Tranh thủ được nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba là nguyên nhân khách quan thuận lợi đưa đến sự phát triển kinh tế Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Ở Mĩ không có nguyên nhân này


Câu 36:

Vai trò của các nước trong thế giới thứ ba đã góp phần cho sự phát triển kinh tế ở Tây Âu từ năm 1950-1973 như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, trên thế giới có sự phân chia: thế giới thứ nhất bao gồm Mĩ và các đồng minh TBCN như Tây Âu, Nhật Bản,... Thế giới thứ hai gồm Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu,... Trong khi đó, thế giới thứ ba bao gồm tất cả các quốc gia khác không tích cực liên kết với một trong hai phía trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Đây thường là những nước thuộc địa cũ nghèo của châu Âu, bao gồm gần như tất cả các quốc gia châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ Latinh và châu Á.

Vì vậy, các nước Tây Âu đã tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền từ các quốc gia này. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cơ bản đưa đến sự phát triển kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai


Câu 37:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế Mĩ và các nước Tây Âu có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

Xem đáp án

Đáp án B

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), tình hình thế giới liên tục có sự biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã đặt ra yêu cầu thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh. Nhờ sự từ điều chỉnh kịp thời (chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang chiều sâu, áp dụng những thành tựu cuộc khoa học- kĩ thuật vào sản xuất) nên Mĩ và các nước Tây Âu đạt được sự tăng trưởng khá liên tục.


Câu 38:

Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu sau những năm 50 đến năm 2000 là

Xem đáp án

Đáp án A

Từ những năm 50 của thế kỉ XX trở đi, các nước Tây Âu và Mĩ đều có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Mĩ trở thành siêu cường kinh tế, trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới. Tây Âu cũng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới


Câu 39:

Điểm chung nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tây Âu và Mĩ là

Xem đáp án

Đáp án A

Mĩ và Tây Âu đã nhanh chóng phát triển kinh tế trở thành những trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Do nhiều nguyên nhân. Trong đó, điểm chung nhất giữa hai bên là việc áp dụng thành công các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.


Câu 40:

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Xem đáp án

Đáp án B

Hầu hết các nước Tây Âu đều là những nước có ít tài nguyên, hệ thống thuộc địa giàu có cũng bị mất sau chiến tranh. Do đó việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã giúp khắc phục những hạn chế về tài nguyên, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, đưa Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm này để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước


Câu 41:

Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước tư bản Tây Âu hiện nay là gì?

Xem đáp án

Đáp án A
Trong năm 2018, tại các nước Tây Âu đã diễn ra những biến động lớn về chính trị. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng chính trị trong nội bộ các nước. Vào cuối tháng 3-2019, Anh chính thức rời khỏi EU. Đây là một trong những biểu hiện của sự mâu thuẫn nội bộ, tạo ra những thách thức vô cùng lớn giữa các nước về vấn đề hòa hợp, ổn định, hợp tác lâu dài


Câu 42:

Cho đoạn dữ liệu sau: 

(1) Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới. 

(2) Sau hơn 1 thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã được phục hồi và phát triển trở lại.

(3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh. 

(4) Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài. 

Hãy sắp xếp các đoạn dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945.

Xem đáp án

Đáp án D

(3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh (1945 – 1950)

(1) Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới (những năm 70)

(4) Tây Âu lầm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài (1973 đến đầu thập kỉ 1991)

(2) Sau hơn 1 thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã được phục hồi và phát triển trở lại (1991 – 2000)


Câu 43:

Cho các dữ kiện sau, hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian:

(1) Cộng hòa Liên bang Đức chính thức thành lập.

(2) Nước Đức tái thống nhất.

(3) Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu.

(4) Khối quân sự NATO thành lập

Xem đáp án

Đáp án A

Các dữ kiện được sắp xếp theo thứ tự như sau:

(4) Khối quân sự NATO (4-1949).

(1) Cộng hòa Liên bang Đức chính thức thành lập (9-1949).

(3) Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).

(2) Nước Đức tái thống nhất (10-1990).


Câu 44:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ về quân sự?

Xem đáp án

Đáp án B

Biểu hiện chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ về quân sự là nhiều nước Tây Âu như: Anh, Pháp, Italia, Đồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan, …đã tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu


Câu 45:

Các nước Tây Âu đã phải tuân theo điều kiện nào do Mĩ đặt ra để nhận được viện trợ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để nhận được viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu đã phải hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ


Câu 46:

Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án C

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

- Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước Tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên min chặt chẽ với Mĩ; mặt khác cố gắng đã dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại


Câu 47:

Để ủng hộ cuộc Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) của Mỹ, các nước Tây Âu đã tham gia

Xem đáp án

Đáp án B

- Đáp án A: là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu một phần nhằm mục đích hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ.

- Đáp án B: Kế hoạch Mácsan ngoài mặt là để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng mục đích chính của Mĩ là đưa ra những điều kiện “đính kèm” nhằm lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa (thuộc mục tiêu của Mĩ trong Chiến tranh lạnh) => Các nước Tây Âu tham gia kế hoạch này đồng nghĩa với việc ủng hộ Mĩ trong Chiến tranh lạnh.

- Đáp án C: Là một tổ chức thuộc phe Liên Xô và các nước XHCN => Các nước Tây Âu không tham gia tổ chức này.

- Đáp án D:

+ Là một tổ chức an ninh khu vực, thành lập ngày 25- 5- 1963 theo quyết định của Hội nghị cấp cao các nước châu Phi họp tại Addis Ababa (Ethiopia). Thành viên gồm 51 quốc gia châu Phi (trừ cộng hoà Nam Phi).

+ Tổ chức này có mục đích phát tríển sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa các nước châu Phi, củng cố tình đoàn kết giữa các nước đó trên trường quốc tế để tạo ra những điều kiện sống tốt nhất cho các dân tộc châu Phi; loại bỏ các hình thức của chủ nghĩa thực dân, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của các quốc gia châu Phi


Câu 48:

Việc thực hiện kế hoạch Mácsan của Mỹ đã tác động đến tình hình châu Âu như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A
Kế hoạch Macsan là kế hoạch Mĩ giúp Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thực chất là để lôi kéo các nước này vào phe chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Chính sách đối ngoại của Tây Âu giai đoạn đầu là liên minh chặt chẽ với Mĩ, tham gia khối quân sự NATO. Kinh tế các nước Tây Âu là kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Trong khi các nước Đông Âu lại theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, cùng phía với Liên Xô, kinh tế của các nước Đông Âu là nên kinh tế Xã hội chủ nghĩa.
=> Như vậy, với kế hoạch Macsan đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.


Bắt đầu thi ngay