Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 10 (Có đáp án)

Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 10 (Có đáp án)

Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 10 (Có đáp án)

  • 302 lượt thi

  • 87 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là gì?

Xem đáp án

Đáp án A
Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân là một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Do sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền và mỗi miền lại có một nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Đây cũng là điểm sáng tạo của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Việc xác định hai nhiệm vụ cách mạng của hai miền được Đảng xác định cụ thể trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).


Câu 2:

Nội dung nào sau đây thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong đường lối kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)?

Xem đáp án

Đáp án A
Nét nổi bật và sáng tạo trong đường lối kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) là tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ cách mạng ở 2 miền dưới sự lãnh đạo của 1 Đảng duy nhất: Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.


Câu 3:

Cách thức cai trị của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) có điểm gì khác so với người Pháp trước đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm khác biệt trong cách thức cai trị của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) so với người Pháp trước đây là cai trị gián tiếp thông qua việc xây dựng một chính quyền tay sai bản xứ (Việt Nam Cộng hòa). Đây là hình thức cai trị thực dân kiểu mới

Còn người Pháp trực tiếp thống trị ở Việt Nam, các vị trí then chốt trong chính quyền là do người Pháp nắm giữ. Đây là hình thức cai trị thực dân kiểu cũ


Câu 4:

Trong thời kì 1954 -1975, sự kiện nào dưới đây làm thất bại âm mưu “lấp sông Bến Hải, tấn công miền Bắc” của Mĩ - Diệm?

Xem đáp án

Đáp án D

- Sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) danh giới chia cắt hai miền Nam - Bắc theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954).

- Sau 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã hô hào “lấp sông Bến Hải, tấn công ra Bắc” nhằm phá hoại hiệp định Giơnevơ. Tuy nhiên, từ hội 15 (1-1959), Ban chấp hành trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

=> Phong trào “Đồng khởi” đã đánh bại âm mưu phá hoại hiệp định Giơnevơ của chính quyền Mĩ - Diệm, làm thất bại âm mưu “lấp sông Bến Hải, tấn công ra Bắc” của chúng.


Câu 5:

Đâu không phải là lý do để người Mĩ lựa chọn Ngô Đình Diệm trở thành quân bài chính ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954?

Xem đáp án

Đáp án D

Để xây dựng 1 chính quyền tay sai có thể ngăn chặn được làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam, người Mĩ cần tìm 1 nhân vật có tinh thần chống cộng nhiệt tình và không có tư tưởng thân Pháp

Ngô Đình Diệm là một người dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam, có tinh thần chống cộng quyết liệt và trước đây không có xu hướng thân Pháp. Hơn nữa Ngô Đình Diệm còn là người theo công giáo, có thể nhận được sự ủng hộ của giáo hội công giáo và chính khách Mĩ (thời đó giáo hội công giáo có xu hướng chống cộng). Một điểm cộng nữa là Ngô Đình Diệm thành thạo tiếng Anh

=> Ngô Đình Diệm là ứng cử viên sáng giá nhất trong những quân bài dân tộc chủ nghĩa, chống cộng ở Việt Nam để trở thành người lãnh đạo miền Nam Việt Nam sau năm 1954

Đáp án D: Ngô Đình Diệm từng làm quan trong triều đình Huế


Câu 6:

Đâu không phải điểm bất lợi khi Việt Nam quyết tâm kiên trì con đường bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước sau năm 1954?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết tâm kiên trì con đường bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước nhưng gặp phải một số khó khăn:

- Kẻ thù của dân tộc Việt Nam là đế quốc Mĩ- quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cả về kinh tế, quân sự. Trong khi Việt Nam chỉ là một dân tộc nhược tiểu. So sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch

- Cả Liên Xô và Trung Quốc đều không ủng hộ Việt Nam dùng con đường bạo lực để thống nhất đất nước mà khuyên Việt Nam hay chấp nhận sự chia cắt giống như Đức, Triều Tiên

- Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) không còn là vấn đề của riêng Việt Nam mà đã trở thành vấn đề quốc tế, chịu sự chi phối của cục diện 2 cực, 2 phe. Điều này khiến cho chiến tranh có thể kéo dài và khốc liệt


Câu 7:

Tại sao chế độ phong kiến đã bị lật đổ nhưng vẫn cần phải tiến hành cải cách ruộng đất ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án A
Chế độ phong kiến Việt Nam đã sụp đổ từ ngày 30-8-1945 khi vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn, kiếm cho cách mạng. Tuy nhiên đó chỉ là sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng, còn hạ tầng kiến trúc là quan hệ sản xuất phong kiến- chỗ dựa của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại => cần phải tiến hành cải cách ruộng đất để xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ, xác lập quyến sở hữu cho nông dân


Câu 8:

Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) có tác động như thế nào đến tiến trình cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Bắc xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Từ đó tạo điều kiện để miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Câu 9:

Nguyên nhân chính khiến cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam gặp phải những hạn chế là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1975) là do những sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không xuất phát từ tình hình thực tế. Ở nhiều nơi đã quy chụp cả những địa chủ kháng chiến và trung nông thành địa chủ phản cách mạng


Câu 10:

Qua quá trình tổ chức và lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957), bài học kinh nghiệm quan trọng nhất để là cho Đảng là gì?

Xem đáp án

Đáp án C
Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 -1957 đã để lại bài học kinh nghiệm lớn nhất cho Đảng trong quá trình tổ chức, lãnh đạo cách mạng là phải bán sát tình hình thực tế để đề ra đường lối phù hợp; dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa sai lầm đó. Bởi vì “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”


Câu 11:

Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng (1-1959)?

Xem đáp án

Đáp án C

Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959) ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam

- Ra đời muộn khi chính quyền Mĩ- Diệm đã có hàng loạt các hoạt động khủng bố khiến lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên nghị quyết cũng đã đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam là để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng

- Chỉ ra một cách toàn diện con dường tiến lên của cách mạng miền Nam: khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm.

- Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)


Câu 12:

Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

Xem đáp án

Đáp án D

- Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) không phát triển trong các đô thị mà chỉ diễn ra ở vùng nông thôn miền Nam, từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng.

- Phong trào nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng đắn, phù hợp

- Phong trào Đồng Khởi đã làm thất bại chiến lược chiến tranh đơn phương của Mĩ, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công cách mạng


Câu 13:

Điểm giống nhau cơ bản giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám (1945) là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm giống nhau cơ bản giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám (1945) là về chức năng, nhiệm vụ.

- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của tất cả các mặt trận dân tộc thống nhất đều là tập hợp, đoàn kết lực lượng đấu tranh chống lại các thế lực thù địch

- Ngoài ra điểm đặc biệt giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám (1945) là đều làm chức năng chức quyền- tức là tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh, thiết lập chính quyền cách mạng sau đó


Câu 14:

Nhận định nào không đúng khi đề cập giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1964)?

Xem đáp án

Đáp án A

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) thực hiện thành công sự đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN đã tạo ra cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam một sức mạnh tổng hợp cần và đủ để hạn chế một phần sức mạnh của đế quốc Mỹ, bảo đảm cho nhân dân Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.

- Tuy nhiên, từ năm 1954 đến 1964, đặc biệt là từ năm 1960 trở đi, mâu thuẫn giữa Liên Xô - Trung Quốc đạt mức độ trầm trọng. Đảng ta đã khẳng định: mâu thuẫn Xô-Trung tuy gay gắt nhưng được giới hạn trong phạm vi chiến tranh lạnh, dù sự phân liệt này còn chưa gay gắt lắm nhưng về lâu dài sẽ gây nguy hiểm, bất lợi đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

- Từ sau năm 1965, tình hình mới có sự chuyển biến, Trung Quốc và Liên Xô viện trợ cho Việt Nam về nhiều mặt.

=> Như vậy, ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1964) các nước Xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Liên Xô tuy có ủng hộ nhưng chưa phải mạnh mẽ cuộc đấu tranh của Việt Nam để hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nước.


Câu 15:

Vì sao tháng 9-1960, Đảng Lao động Việt Nam quyết định triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III?

Xem đáp án

Đáp án C
Đến năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Do đó đòi hỏi Đảng phải đề ra được đường lối mới phù hợp với tình hình thực tế => tháng 9-1960, Đảng Lao động Việt Nam đã triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III


Câu 16:

Vì sao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?

Xem đáp án

Đáp án A

Sở dĩ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước vì nó là nền tảng cho sự phát triển của cách mạng cả nước:

- Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra chỗ dựa tiềm lực vững chắc để chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ

- Cuộc CMXHCN ở miền Bắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để miền Nam sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có thể nhanh chóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn phát triển mới


Câu 17:

Việc triển khai lập ấp chiến lược phản ánh thực trạng gì trong cuộc chiến tranh của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Triển khai chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mĩ chủ trương dồn dân lập ấp chiến lược, “tát nước bắt cá”, để tách lực lượng cộng sản ra khỏi nhân dân, tiến tới nhân dân. Điều này cho thấy rõ ràng lực lượng cộng sản đang chiếm ưu thế hơn hẳn so với chính quyền Sài Gòn trong việc nắm dân, nhờ đó họ có thể dựa vào dân để tiến hành chiến tranh chống Mĩ, chính quyền VNCH


Câu 18:

Nguyên nhân nào đã khiến Mĩ cần phải đẩy nhanh việc đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963?

Xem đáp án

Đáp án A

Năm 1963 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh chính trị trong các đô thị phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của các tín đồ phật giáo. Điều này chứng tỏ Ngô Đình Diệm không còn uy tín trong dân chúng miền Nam. Để ổn định tình hình, ngăn chặn sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt Mĩ cần phải nhanh việc đảo chính anh em Diệm - Nhu đưa người mới lên cầm quyền (11-11-1963).


Câu 19:

Thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong chiến lược toàn cầu, Mĩ đưa ra 3 loại hình chiến tranh là: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực.

Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới. Tuy nhiêm âm mưu này của Mĩ đã không thành công.


Câu 20:

Vì sao Mĩ không sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) giống như thực dân Pháp trước đây?

Xem đáp án

Đáp án A

- Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), lực lượng quân đội nòng cốt sử dụng là quân đội Việt Nam Cộng hòa.

- Ở các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954), lực lượng quân viễn chinh Pháp luôn giữ vai trò nòng cốt.

=> Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về tính chất chiến tranh - một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, còn một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ.


Câu 21:

Vì sao chiến tranh cục bộ lại được coi là mốc đánh dấu bước leo thang chiến tranh mới của Mĩ ở Việt Nam so với chiến tranh đặc biệt?

Xem đáp án

Đáp án A

Chiến tranh cục bộ được coi là mốc đánh dấu bước leo thang chiến tranh mới của Mĩ ở Việt Nam so với chiến tranh đặc biệt là vì:

- Lực lượng quân đội nòng cốt: Mĩ trực tiếp sử dụng quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh làm nòng cốt của chiến lược bên cạnh sự hỗ trợ của quân đội Sài Gòn. Từ đó tạo ra ưu thế cả về số lượng và chất lượng quân đội so với quân Giải phóng

- Quy mô chiến tranh được mở rộng ra cả miền Bắc với việc tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất


Câu 22:

Khi tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ không phải đối mặt với những vấn đề nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ phải đối mặt với nhiều vấn đề như:

- Mĩ tiến hành chiến tranh cục bộ ở trong thế thua, thế bị động

- Gặp phải những mâu thuẫn không thể giải quyết:

+ Mâu thuẫn giữa việc cứu vãn chế độ thực dân mới nhưng lại tiến hành theo lối thực dân cũ (trực tiếp đưa quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam)

+ Khả năng yếu kém của quân đội Sài Gòn trong các cuộc hành quân

+ Mâu thuẫn trong nội bộ nước Mĩ giữa phe chủ chiến và chủ hòa, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình


Câu 23:

Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật

Xem đáp án

Đáp án B

Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật “Tìm diệt” và “Bình định” vào “Vùng đất thánh Việt cộng”.

- Với ưu thế quân sự (quân số đông, vũ khí hiện đại), quân Mĩ vừa vào miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng  Ngãi).

- Tiếp đó, Mĩ mở liền hai cuộc phản công chiến lược vào hai mùa khô đông xuân 1965 - 1966 và 1966 - 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “vùng đất thánh Việt cộng”.

=> Mĩ thực hiện chiến thuật này nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực, chiếm các vùng đất do cách mạng nắm giữ, giành thế chủ động trên chiến trường, buộc ta trở về thế phòng ngự, phải phân tán quân, dần dần khiến cho cuộc chiến tranh tàn lụi. Chiến thuật này đã gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất. Tuy nhiên, bằng tất cả sức mạnh của dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết tâm thắng giặc Mĩ của quân và dân ta đã làm cho chiến thuật này của Mĩ thất bại qua chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) và chiến thắng hai mùa khô (1965 - 1966 và 1966 - 1967).


Câu 24:

Tại sao chiến tranh cục bộ vẫn được coi là hình thức xâm lược thực dân kiểu mới khi Mĩ đưa quân viễn chinh tham chiến chính ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?

Xem đáp án

Đáp án D
Chiến lược “chiến tranh cục bộ” được đề ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, không thể tiếp tục tự đứng vững trước các cuộc tấn công của quân Giải phóng. Vì thế Mĩ buộc phải đưa quân viễn chinh của mình vào miền Nam để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Do đó đây được coi là một hình thức đặc biệt của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới


Câu 25:

Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh “Chiến tranh đặc biệt" là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh “Chiến tranh đặc biệt" là: Trong chiến tranh cục bộ có sự tham chiến trực tiếp của quân đội viễn chinh Mĩ và quân đồng minh.

Các đáp án còn lại là điểm giống giữa hai chiến lược.


Câu 26:

Điểm tương đồng giữa chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) và chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng Vạn Tường đều là hai chiến thắng quân sự quan trọng của nhân dân miền Nam chống lại hai chiến lược chiến tranh “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ. Hai chiến thắng này đã chứng tỏ nhân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại hai chiến lược chiến tranh của Mĩ, củng cố niềm tin, thúc đấy nhân dân miền Nam tiếp tục tiến lên đấu tranh giành thắng lợi, mở ra các cao trào đấu tranh chống Mĩ trên khắp miền Nam


Câu 27:

Ý nghĩa giống nhau cơ bản của chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng Vạn Tường là

Xem đáp án

Đáp án A

- Chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng và chiến thắng Vạn Tường đều là hai thắng lợi quân sự quan trọng, mở đầu cho cuộc đấu tranh chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

- Hai chiến thắng này chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ, là tiền đề quan trọng cho những chiến thắng tiếp theo. Trong đó:

+ Chiến thắng Ấp Bắc đã bước đầu làm thất bại chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của Mĩ. Sau chiến thắng này, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam phát triển và từng bước làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

+ Còn chiến thắng Vạn Tường được coi như “Ấp Bắc” thứ hai đối với quân Mĩ, mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. Chiến thắng này chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).


Câu 28:

Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) có điểm gì mới so với chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965)

Xem đáp án

Đâp án A

Trong bối cảnh Mĩ ồ ạt đổ quân viễn chinh và đồng minh vào miền Nam Việt Nam khi tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ, bên cạnh việc đấu tranh đòi chính quyền VNCH sửa đổi các quyền tự do dân chủ, thì phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị ở miền Nam còn đòi Mĩ rút quân về nước


Câu 29:

Nguyên nhân chủ yếu khiến chính phủ Mĩ chấp nhận xuống thang chiến tranh, ngồi đàn phán về vấn đề Việt Nam năm 1968 là gì?

Xem đáp án

Đáp án A
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra ngay sau 2 cuộc phản công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, giữa lúc quân số Mĩ đang ở mức cao nhất và ở ngay trong lòng đô thị Sài Gòn. Điều này đã phơi bày thực tại của Mĩ tại chiến trường Việt Nam, khiến nước Mĩ rối loạn: trong chính phủ hai phe chủ chiến và chủ hòa đấu đá quyết liệt, tổng thống Johnson tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nhiệm kì mới, phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam phát triển khắp nước Mĩ…=> Tình hình chính trị trong nước bất ổn đã khiến Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán vấn đề Việt Nam từ giữa năm 1968


Câu 30:

Sự khác biệt cơ bản về hình thức tác chiến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 với các chiến dịch quân sự trước đó của quân Giải phóng là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Sự khác biệt cơ bản về hình thức tác chiến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 với các chiến dịch quân sự trước đó của quân Giải phóng là việc kết hợp giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng.

Nổi dậy của quần chúng là hoạt động chính trong khởi nghĩa. Còn tiến công quân sự của lục lượng vũ trang là hoạt động chính trong kháng chiến. Tuy nhiên, trong kháng chiến chống Mĩ, nổi dậy của quần chúng không bị mất đi mà vẫn đươc bảo lưu và trở thành bộ phận hỗ trợ cho các cuộc tiến công quân sự của lực lượng vũ trang. 

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là trận đánh đầu tiên có sự kết hợp giữa hai hình thức này. Đây cũng chính là một sự thử nghiệm và rút kinh nghiệm của Đảng để có thể vận dụng thành công trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975


Câu 31:

Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” đều diễn ra trong hoàn cảnh

Xem đáp án

Đáp án B

- Sau thất bại ở phong trào Đồng Khởi => Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặt biệt” (1961 - 1965).

- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” => Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968).

=> Hai chiến lược chiến tranh này đều được diễn ra trong hoàn cảnh Mĩ - Ngụy đã gặp thất bại trên chiến trường trước đó.


Câu 32:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1965-1968?

Xem đáp án

Đáp án D

Vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1965-1968:

- Miền Bắc là hậu phương lớn trực tiếp chi viện cho miền Nam chống Mĩ

- Miền Bắc cũng là chiến trường khi Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc

- Miền Bắc cũng là nơi đứng chân của cơ quan đầu não, là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

Đáp án D: Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.


Câu 33:

Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1968 có điểm gì khác so với giai đoạn 1961 - 1965?

Xem đáp án

Đáp án C

- 1965 - 1968: Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Miền Bắc chuyển sang trạng thái chiến tranh. Nhiệm vụ của miền Bắc là vừa phải sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương với miền Nam.

- 1961 - 1965: Miền Bắc ở trong trạng thái hòa bình. Sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, miền Bắc bắt tay vào việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.


Câu 34:

Những thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đơn phương" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam là

Xem đáp án

Đáp án D

- Chiến tranh đơn phương (1954 - 1960): phong trào Đồng Khởi đã chấm dứt chiến lược đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công (sgk trang 164).

- Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968): cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”. (sgk trang 177).


Câu 35:

Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ Trung - Mĩ ấm lên trong thời kì chiến tranh lạnh nhưng lại có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án C

Lợi dụng mâu thuẫn Trung- Xô, Mĩ đã tìm cách để thỏa hiệp với Trung QuốC. Năm 1972, Tổng thống Mĩ Ních- xơn sang thăm Trung QuốC. Sự kiện này đánh dấu mối quan hệ Trung- Mĩ ấm lên sau một thời gian dài chiến tranh lạnh căng thẳng. Tại đây hai bên đã kí thông cáo Thượng Hải trong đó có một số điều khoản gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam. Điều này khiến cho mối quan hệ Việt- Trung dần chuyển biến theo chiều hướng xấu


Câu 36:

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc tiến công chiến lược năm 1972?

Xem đáp án

Đáp án B

- Bước vào năm 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược từ ngày 30-3, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu

- Đây là đợt tiến công quân sự có quy mô lớn nhất kể từ sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Nó cho thấy sự khôi phục lực lượng của quân Giải phóng sau tổn thất năm 1968.

- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng 3 phòng tuyến lớn của địch là Quảng Trị, Tây NGuyên, Đông Nam Bộ, buộc Mĩ phải tuyên bố Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược- tức thừa nhận sự thất bại của Việt Nam hóa chiến tranh. Sau đòn tấn công bất ngờ này, bị trở lại gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai


Câu 37:

Theo anh (chị), Việt Nam hóa chiến tranh có phải là sự trở lại với hình thức tăng cường của chiến tranh đặc biệt không? Vì sao?

Xem đáp án

Đáp ân D

Thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968), Mĩ không tiếp tục leo lên một nấc thang chiến tranh là chiến tranh tổng lực, mà chuyển sang thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Đây là một bước lùi của Mĩ, bản chất của nó là sự trở lại với chiến tranh đặc biệt, tiếp tục thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, nhưng ở quy mô, mức độ ác liệt hơn khi mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc


Câu 38:

Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973) là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Cả chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” đều thuộc hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, diễn ra trên quy mô toàn Việt Nam và đều bị phá sản.

Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa giữa hai chiến lược này là lực lượng quân đội nòng cốt. Nếu như quân đội Mĩ là lực lượng chủ chốt trong cuộc “chiến tranh cục bộ”, thì quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chủ chốt trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.


Câu 39:

Thủ đoạn chủ yếu trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với các chiến lược chiến tranh tranh khác mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam từ 1954 đến 1975 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968), Mĩ âm mưu đưa số lượng lớn quân Mĩ vào Việt Nam, nhằm tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến lược. Thủ đoạn quân sự là thủ đoạn chủ yếu trong chiến lược này, có sự khác biệt so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973).


Câu 40:

Điểm giống nhau về tính chất giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ là gì?

Xem đáp án

Đáp án A
Điểm giống nhau về tính chất giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ là: Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới.


Câu 41:

Điểm giống nhau cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Điểm giống nhau cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ là: Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ


Câu 42:

Các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1961 - 1973 không có điểm tương đồng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

- Bản chất: đều là các hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới

- Mục đích: biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam, làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam

- Thủ đoạn:

+ Về kinh tế: tiến hành viện trợ kinh tế cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa

+ Về chính trị- quân sự: tăng cường viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng quan trọng trong các cuộc hành quân càn quét và bình định để chiếm đất, nắm dân

+ Về ngoại giao: Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh

+ Về văn hóa: reo rắc nọc độc văn hóa thực dân, nô dịch để ru ngủ tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam


Câu 43:

Điểm giống nhau về bản chất trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Các chiến lược chiến tranh của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1973) đều thuộc hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, nhằm thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á


Câu 44:

Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là

Xem đáp án

Đáp án C

Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là ra sức chiếm đất, giành dân.

- Đáp án A: Chủ yếu được tiến hành trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".

- Đáp án B, D: có trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ


Câu 45:

Vì sao trong những năm 1969 -1973, miền Bắc Việt Nam lại cần thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong giai đoạn 1969 - 1973, Mĩ tiến hành chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh với âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương => Để củng cố khối đoàn kết 3 nước Đông Dương, với tinh thần đoàn kết quốc tế, giúp bạn cũng là tự giúp mình, miền Bắc đã làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia khi chi viện một khối lượng lớn sức người sức của cho 2 chiến trường này.


Câu 46:

Vì sao cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 lại được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?

Xem đáp án

Đáp án A

- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của nhân dân Việt Nam đã đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ngồi vào bàn, kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.

- Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán, kí hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Với ý nghĩa đó, cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 mang tầm vóc lịch sử tương tự trận Điện Biên Phủ năm 1954 nên được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.


Câu 47:

Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp đến việc ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam là

Xem đáp án

Dáp án B

- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng 1 đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).

- Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12-1972) là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973) và kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/973).


Câu 48:

Từ mối quan hệ giữa trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) với hiệp định Pari năm 1973, anh (chị) có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?

Xem đáp án

Đáp án A

- Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, trở lại bàn đàm phán kí hiệp định Pari (27-1-1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đồng thời thành quả mà nhân dân Việt Nam đạt được từ hiệp định Pari phản ánh thế và lực của Việt Nam trên chiến trường, tạo điều kiện để nhân dân miền Nam tiến lên đánh cho Ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là:

+ Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.

+ Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự.


Câu 49:

Tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, tình hình thế giới có điểm gì tương đồng?

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm giống nhau về bối cảnh thế giới tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là đều chịu tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây. Tuy nhiên trong khoảng nửa đầu những năm 50 của thế kỉ XX sự hòa hoãn này thực chất là sự nhận nhượng từ phía Liên Xô nên có tác động tiêu cực đến tiến trình giải quyết vấn đề Đông Dương tại hội nghị Giơnevơ (1954). Còn từ nửa đầu những năm 70 thì cả 2 phía Mĩ và Liên Xô đều đã có sự nhượng bộ với nhau biểu hiện trước hết là ở khu vực châu Âu


Câu 50:

Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?

Xem đáp án

Đáp án D

Điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954

- Thời gian rút quân đội nước khỏi Việt Nam của hiệp định Pari năm 1973  lâu hơn so với hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954

+ Hiệp đinh Pari: Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam trong vòng 60 ngày kể từ ngày kí hiệp định

+ Hiệp định Giơ-ne-vơ: Pháp rút khỏi miền Bắc trong vòng 200 ngày và miền Nam trong vòng 2 năm kể từ ngày kí hiệp định

- Quy định về phân chia khu vực đóng quân, chuyển giao quân đội:

+ Hiệp đinh Pari:  không có vùng tập kết, chuyển quân

+ Hiệp đinh Giơ-ne-vơ: quân đội Việt Nam và quân viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Bắc- Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời

- Trách nhiệm thực hiện việc thống nhất đất nước

+ Hiệp đinh Pari: vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định

+ Hiệp đinh Giơ-ne-vơ: thống nhất đất nước sau 2 năm dưới sự giám sát của nước ngoài

Đáp án D: cả 2 hiệp định đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam


Câu 51:

Về nội dung, điểm giống nhau quan trọng nhất giữa Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1973) là

Xem đáp án

Đáp án A

Về nội dung, Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1975) có điểm giống nhau quan trọng nhất là đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ


Câu 52:

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều

Xem đáp án

Đáp án C

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều là những văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.


Câu 53:

Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

Điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam:

- Cả hai hiệp định đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

- 2 hiệp định đều quy định về việc thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn lãnh thổ

- 2 hiệp định đều quy định về việc rút toàn bộ quân đội nước ngoài ra khỏi nước ngoài mặc dù thời gian khác nhau

- 2 hiệp định cũng có quy định về vấn đề thống nhất đất nước


Câu 54:

Một trong những điểm khác của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là

Xem đáp án

Đáp án A

- Đáp án A lựa chọn vì: theo nội dung của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) thì không có điều khoản nào nêu về vị trí đóng quân của các bên tham chiến mà quân đội Mĩ và quân đồng minh phải rút hết về nước còn trong Hiệp định Giơnevơ thì có điều khoản quy định về tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.  

- Đáp án B loại vì: sau Hiệp định Giơnevơ thì miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng.

- Đáp án C loại vì đây là điểm giống nhau: Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) được kí kết sau chiến thắng của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) được kí kết sau thắng lợi của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972

- Đáp án D loại vì đây là điểm giống nhau: Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) quy định Pháp phải rút hết quân về nước; Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) quy định Mĩ và quân đồng minh rút hết về nước.


Câu 55:

Thuận lợi căn bản nhất được tạo ra từ hiệp định Pari năm 1973 giúp nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án C
Thuận lợi căn bản nhất được tạo ra từ hiệp định Pari năm 1973 là Mĩ phải rút toàn bộ quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết không can thiệp trở lại. Điều này đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong so sánh tương quan lực lượng giữa các lực lượng ở miền Nam Việt Nam. Mĩ rút quân khiến chính quyền Sài Gòn mất chỗ dựa, dần suy yếu. Trong khi đó, vùng giải phóng của lực lượng cách mạng miền Nam được mở rộng. Thuận lợi này đã tạo nền tảng để nhân dân Việt Nam có thể tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.


Câu 56:

Bài học kinh nghiệm nào đã được Đảng và chính phủ Việt Nam rút ra từ hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và vận dụng thành công ở hiệp định Pari năm 1973?

Xem đáp án

Đáp án B

Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một hội nghị quốc tế của các nước lớn để bàn về vấn đề Đông Dương. Việt Nam tham dự với tư cách là khách mời. Do đó, việc đấu tranh giành quyền lợi của Việt Nam trên bàn đàm phán gặp nhiều khó khăn và cuối cùng dẫn tới những hạn chế của hiệp định.

=> Bài học kinh nghiệm đã được Đảng và chính phủ Việt Nam rút ra từ hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là vấn đề của Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự quyết định. Điều này đã được vận dụng thành công tại hiệp định Pari năm 1973 khi hội nghị đàm phán vấn đề Việt Nam chỉ có sự tham gia của 2 phía Việt Nam và Hoa Kì


Câu 57:

Trong đông - xuân 1953-1954, Bộ chính trị xác định phương châm chiến lược của các cuộc tấn công quân sự là gì?

Xem đáp án

Đáp án D
Phương châm chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 -1954 là “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.


Câu 58:

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về hướng tiến công chiến lược của quân đội Việt Nam trong đông-xuân 1953-1954?

Xem đáp án

Đáp án D

- Trong đông- xuân 1953-1954, quân đội Việt Nam tập trung đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu

- Mục đích: phá kế hoạch tập trung quân của Nava, phân tán khối cơ động chiến lược của quân Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ ra các khu vực khác nhau, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch

- Việc lựa chọn hướng tiến công này là phù hợp với sở trường tác chiến của quân đội Việt Nam. Đồng thời khoét sâu và mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán của thực dân Pháp, khiến cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản

Đáp án D khi kế hoạch Nava đứng trước nguy cơ bị phá sản, Nava buộc phải thay đổi kế hoạch, tập trung tăng cường lực lượng cho Điện Biên Phủ, biến nó thành trung tâm kế hoạch Nava


Câu 59:

Điểm khác biệt trong việc chỉ đạo mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 so với phương hướng chiến lược mà Đảng ta đề ra trong Đông Xuân 1953 - 1954 là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

- Phương hướng chiến lược mà Đảng ta đề ra trong Đông Xuân 1953 – 1954: tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

- Trong việc chỉ đạo mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954: ta tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch mạnh, đó là các điểm quan trọng thuộc ba phân khu của “con nhím khổng lồ” Điện Biên Phủ.


Câu 60:

Nghệ thuật quân sự tiêu biểu của quân đội Việt Nam sử dụng trong cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là gì?

Xem đáp án

Đáp án D
Nghệ thuật quân sự tiêu biểu của quân đội Việt Nam sử dụng trong cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là nghệ thuật điều địch để đánh địch. Các cuộc tiến công này buộc Pháp phải điều quân từ Đồng Bằng Bắc Bộ sang 4 nơi tập trung quân nữa là Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông phabang và Mường Sài, Plâyku. Từ đó tạo điều kiện để ta tiêu diệt thêm một bộ phân sinh lực địch, phá vỡ kế hoạch tập trung quân của Nava, làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản


Câu 61:

Trong cuộc Tiến công chiến lược đông xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?

Xem đáp án

Đáp án D
Nava muốn xây dựng lực lượng ngụy quân để co lực lượng cơ động chiến lược, rút các tiểu đoàn cơ động chiến lược của Pháp trên toàn Đông Dương về tập trung tại đồng bằng Bắc Bộ và muốn tạo 1 nắm đấm thép để đập nát các binh đoàn chủ lực của ta. Để đối phó với kế hoạch này, ta buộc địch phải phân tán quân. Trên thực tế, ta đã diều địch từ 1 nơi tập trung đi đến 5 nơi, khiến chúng phân tán quân


Câu 62:

Điểm khác biệt cơ bản về hướng tiến công của quân đội Việt Nam trong xuân hè 1954 so với Đông xuân 1953-1954 là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

- Trong xuân hè 1954, quân đội Việt Nam đã chuyển hướng tấn công vào nơi địch mạnh nhất là tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cả 2 bên chấp nhận chọn nơi đây là điểm diễn ra trận quyết chiến chiến lược để quyết định chiều hướng chiến chiến.

- Trong đông- xuân 1953-1954 quân đội Việt Nam tấn công vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, để phân tán khối cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ, đảo lộn kế hoạch Nava


Câu 63:

Điểm khác biệt căn bản của cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Điểm khác biệt căn bản của cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là: Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. Trong đó:

- Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là tiến công vào những hướng chiến lược mà địch tương đối yếu.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ ta tiến công vào hướng chiến lược mà địch mạnh.


Câu 64:

Việc Nava chọn Điện Biện Phủ trở thành nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược với Việt Nam không xuất phát từ lý do nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Sở dĩ Nava chọn Điện Biên Phủ trở thành nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược với Việt Nam là do:

- Điện Biên Phủ là khu vực có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á. Nó giống như một chiến bàn xoay có thể xoay đi 4 hướng, chiếc chìa khóa  để bảo vệ vùng Thượng Lào, đồng thời đánh chiếm lại các vùng ở Tây Bắc đã mất trong năm 1950-1953

- Kế thừa kinh nghiệm từ trận Nà Sản, người Pháp tiếp tục xây dựng hệ thống công sự vững chắc, nằm liên hoàn. Người Pháp tin tưởng rằng với ưu thế tuyệt đối về hỏa lực bảo để Điện Biên Phủ, cũng như phía Việt Nam không có pháo hạng nặng thì sẽ không bao giờ có thể đánh được Điện Biên Phủ

- Điện Biên Phủ nằm cách xa hậu phương của Việt Minh hàng trăm cây số. Việc di chuyển quân, đặc biệt là lương thực lên đến Điện Biên là điều không tưởng.


Câu 65:

Nhận định nào sau đây là sai khi nói về việc ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?

Xem đáp án

Đáp án B

Điện Biên Phủ ban đầu không năm trong kế hoạch Nava. Kế hoạch Nava ban đầu chủ trương tập trung quân đông ở Đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, do các cuộc tiến công chiến lược của ta trong đông - xuân 1953 - 1954. Cụ thể là ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thị xã Lai Châu, loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại đội địch, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ) được giải phóng. Ngay sau đó, Nava đưa 6 tiểu đoàn cơ động thuộc đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ. Sau đó, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, là điểm quyết chiến với ta.


Câu 66:

Đâu không phải là căn cứ để đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?

Xem đáp án

Đáp án D

Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm với hệ thống công sự nằm liên hoàn, trong khi bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên, tiêu biểu là trận Nà Sản.

Để tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đòi hỏi phải đánh hợp đồng binh chủng giữa pháo binh và bộ binh nhưng pháo binh và bộ binh của Việt Nam chưa qua luyện tập.

Trong khi đó, thực dân Pháp lại có ưu thế về hỏa lực và không quân. Nếu tác chiến trên một địa hình bằng phẳng trong thời gian ngắn thì quân địch của thể dễ dàng cơ động được xe tăng chiến đấu và máy bay ném bom

=> Nếu tiếp tục đánh nhanh thắng nhanh sẽ không thể giành thắng lợi => Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”


Câu 67:

Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là:

Xem đáp án

Đáp án A

- Đáp án A đúng vì sau khi nghiên cứu kĩ tình hình thực tế, phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là: đánh chắc, tiến chắc.

- Đáp án B loại vì sau khi nghiên cứu kĩ tình hình thực tế, ta đã thay đổi phương châm tác chiến sang đánh chắc tiến chắc.

- Đáp án C, D loại vì đây là nghệ thuật quân sự chứ không phải phương châm tác chiến


Câu 68:

Các chiến dịch quân sự của quân đội Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) đều nằm mục tiêu nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án B

Các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954 bao gồm: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947); Chiến dịch biên giới (1950); Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951); Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân (1951 – 1952); Chiến dịch Tây Bắc thu – đông (1952); Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè năm 1953; Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trong đó, mỗi chiến dịch có mục đích chính khác nhau nhưng đều có mục đích chung là tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp vì nó là một trong những thước đo để đánh giá kết quả của chiến dịch.


Câu 69:

Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa

Xem đáp án

Đáp án C
Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch


Câu 70:

Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của quân dân ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Xuất phát từ sự so sánh lực lượng giữa ta và Pháp có chênh lệch -> những chiến dịch ta mở trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) đều nhằm mục tiêu tiêu diệt môt phần quan trọng sinh lực địch -> Đó là điều kiện quan trọng để ta có thể giành thắng lợi trên chiến trường.


Câu 71:

Nội dung nào sau là điểm khác biệt cơ bản giữa hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương (1954)?

Xem đáp án

Đáp án A

- Điểm khác biệt cơ bản giữa hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương (1954) là tính chất hiệp định:

+ Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) là bản hiệp định song phương giữa Việt Nam với Pháp.

+ Hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương (1954) là văn bản pháp lý quốc tế có sự tham gia kí kết của nhiều quốc gia trên thế giới về vấn đề Đông Dương

- Cả hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương (1954) đều có nói đến vấn đề rút quân, ngừng bắn lập lại hòa bình và thừa nhận tính thống nhất của Việt Nam


Câu 72:

Điều kiện tiên quyết của Việt Nam khi chấp nhận kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là không vi phạm chủ quyền quốc gia.

- Đối với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

-  Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương (1954): Việt Nam đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Và khẳng định vĩ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời.


Câu 73:

Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: hiệp định Giơ-ne-vơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17

Xem đáp án

Đáp án B

Hiệp định Giơ-ne-vơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17 là nhận định sai. Vì

- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia

- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia

- Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956- tức là phủ định sự tồn tại vĩnh viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam.

Còn vấn đề Việt Nam bị chia thành 2 quốc gia trên thực tế là do hành động phá hoại hiệp định của Mĩ - Diệm


Câu 74:

Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)?

Xem đáp án

Đáp án D

Điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là: Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Lẽ ra, với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động 5 châu, Việt Nam phải hoàn toàn độc lập, thống nhất. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà cuối cùng ta kí Hiệp định Giơnevơ với điều khoản trên. Điều này không phản ánh hết thắng lợi quân sự trên chiến trường.


Câu 75:

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã

Xem đáp án

Đáp án C

- Đáp án A loại vì chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ ở những năm 90 của thế kỉ XX.

- Đáp án B loại vì chỉ có Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền.

- Đáp án C đúng vì Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Đáp án D loại vì Mĩ đã can thiệp vào Đông Dương từ năm 1949.


Câu 76:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam có tác động như thế nào đến chủ nghĩa thực dân trên thế giới?

Xem đáp án

Đáp án C

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ ne vơ đã chứng minh chân lý thời đại: một dân tộc đất không rộng, người không đông, nhưng nếu có quyết tâm chiến đấu, có một đường lối chính trị - quân sự đúng đắn và nhận được sự đồng tình ủng hộ của quốc tế thì có khả năng đánh bại mọi đế quốc hung bạo. Do đó nó có tác dụng cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển, mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới “đánh dấu chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”.


Câu 77:

Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở nước nào của châu Phi?

Xem đáp án

Đáp án A
Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri (châu Phi).


Câu 78:

Nguyên nhân chủ yếu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì?

Xem đáp án

Đáp án A
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì đây chính là ngọn cờ tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để đánh bại kẻ thù xâm lược.


Câu 79:

Nguyên nhân có tính quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi quy định bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan thuận lợi, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là do cách mạng có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

- Từ việc hòa Tưởng đánh Pháp trước 6/3/1946 đến việc hòa Pháp để đuổi Tường sau 6/3/1946 đến trước 19-12-1946.

- Khi quân Pháp có những hãnh động khiêu khích quá đáng, Đảng ta đã nhanh chóng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến, tổ chức cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đẻ giam chân địch trong thành phố đến viêc tổ chức phản công Pháp trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947 đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, và giành lấy thế chủ động trên Đảng cũng tập trung xây dựng hâu phương phát triển về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục, đê ra phương châm của cuốc kháng chiến để thực hiện sao cho đúng.

- Cuối cùng, Đảng ta đã quyết định mở chiến dich Điện Biên Phủ nhằm phá tan hoàn toàn kế hoạc Nava của Pháp với phương ban đầu là “đánh nhanh thắng nhanh” sau chuyển sang “đánh chắc tiến chắc”. Thất bại tại chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Pháo phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Giơnevơ.


Câu 80:

Nguyên nhân cơ bản khiến cho hiệp định Giơ-ne-vơ không thể đem lại được thắng lợi trọn vẹn cho dân tộc Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Hội nghị Giơ-ne-vơ là hội nghị của các nước lớn bàn về vấn đề Đông Dương

=>

+ Việc Việt Nam có tham dự hội nghị cũng không giữ vai trò quyết định trong tiến trình hội nghị.

+ Các nước lớn luôn luôn có gắng bảo vệ tối đa lợi ích của dân tộc mình bằng cách hy sinh các nước nhỏ. Và giải pháp phân chia Việt Nam theo mẫu hình Triều Tiên là một giải pháp nhằm dung hòa tối đa mâu thuẫn, quyền lợi đó


Câu 81:

Đâu không phải là điểm sơ hở trong hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương để các thế lực thù địch có thể lợi dụng phá hoại hiệp định?

Xem đáp án

Đáp án D

Những điểm sơ hở trong hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương để các thế lực thù địch có thể lợi dụng phá hoại hiệp định là

- Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài: quân Pháp rút khỏi miền Bắc trong vòng 300 ngày và miền Nam sau 2 năm

- Trong khi thời gian kéo dài, vùng tập kết, chuyển quân lại quá rộng, toàn bộ khu vực miền Nam không nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền VNDCCH, lực lượng cách mạng phải tập kết hết ra Bắc

- Vấn đề thống nhất đất nước không phải do nhân dân Việt Nam tự quyết định mà phải phụ thuộc vào bên ngoài. Cụ thể trước khi người Pháp rút khỏi Việt Nam phải tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất 2 miền. Nhưng sau đó người Pháp đã trút bỏ trách nhiệm này, và là một trong những nguyên nhân khiến đất nước tiếp tục bị chia cắt trong 21 năm sau đó,


Câu 82:

Từ thực tiễn hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954, theo anh (chị) bài học quan trọng nhất có thể rút ra cho các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau này là gì?

Xem đáp án

Đáp án A
Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định thông qua các cuộc đàm phán song phương trực tiếp. Vì hội nghị Giơnevơ năm 1954 là hội nghị do các nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tổ chức để giải quyết vấn đề Đông Dương và Việt Nam chỉ là nước được mời tham dự hội nghị nên những quyết định của hội nghị không xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam mà xuất phát từ quyền lợi của các nước lớn.


Câu 83:

Ý nào không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mà vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án C

Bài học kinh nghiệm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mà vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:

- Gắn lí luận với thực tiễn, nắm vững quan điểm thực tiễn, luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn.

- “Vừa đánh vừa đàm”

- Không chủ quan, duy ý chí, không bảo thủ, giáo điều, do dự, ngập ngừng.


Câu 84:

Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) không phải là

Xem đáp án

Đáp án D
Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954) là căn cứ địa Việt Bắc. Nó không phải là nơi đối phương bất khả xâm phạm vì trên thực tế thực dân Pháp đã nhiều lần tổ chức các cuộc tiến công lên khu vực này, thiết lập ở đây một hệ thống phòng thủ trên đường số 4 trong kế hoạch Rơve.


Câu 85:

Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đều là nơi: 

- Có thể bị đối phương bao vây và tấn công.

- Chỗ dựa về tinh thần cho quần chúng đấu tranh.

- Tạo tiền đề để tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới.

- Giải quyết vấn đề tiềm lực cách mạng.


Câu 86:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân đội Việt Nam đã bước đầu làm phá sản kế hoạnh Nava?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, để chống lại âm mưu xâm lược mới của Pháp trong kế hoạch Nava, Đảng và chính phủ đã chủ trương mở một loạt các chiến dịch tiến công địch trên khắp chiến trường Đông Dương trong đông - xuân 1953 - 1954. Kế hoạch Nava ban đầu chủ trương tập trung quân đông ở Đồng Bằng Bắc Bộ nhưng sau các cuộc tiến công trong đông - xuân 1953 - 1954 đã buộc Nava phải phân tán lực lượng thành 5 nơi tập trung quân.

=> Kế hoạch Nava đã bước đầu bị phá sản


Câu 87:

Kết quả lớn nhất của ta trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là

Xem đáp án

Đáp án C

- Đáp án A: âm mưu kết thúc chiến tranh trong 18 tháng là âm mưu của Pháp khi thực hiện kế hoạch Nava. Chiến thắng Điện Biên Phủ mới thưc sự làm thất bại âm mưu nay của Pháp - phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.

- Đáp án B: đây cũng là một kết quả quan trọng của cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953-1954 nhưng chưa đề cập đến việc tác động đến kế hoạch Nava như thế nào.

- Đáp án C: cuộc tiến công chiến lược trong đông - xuân 1953 - 1954 mới chỉ bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava, từ trung tâm của kế hoạch này là tập trung quân đông ở đồng bằng Bắc Bộ, Nava đã buộc phải phân tán lực lượng, chuyển thành 5 nơi tập trung quân => quân chủ lực của địch phải phân tán và bị giam chân ở vùng rừng núi. Đây là tiền đề quan trọng để chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

- Đáp án D: đây là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc năm 1947.


Bắt đầu thi ngay