Bài tập trắc nghiệm Em bé thông minh (có đáp án)
-
589 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?
Hình thức sử dụng câu đố trong để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích. Tác dụng:
- Tạo ra những tình huống thú vị, li kì để phát triển câu chuyện
- Mang lại sự hấp dẫn cho truyện kể
- Là tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh và khả năng của mình.
Câu 2:
Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:
- Lần 1: đối đáp, đố lại viên quan
- Lần 2: Dùng chính lí lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lí của mình
- Lần 3: Đố lại nhà vua
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố
⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:
+ Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố
+ Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố
+ Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.
Câu 3:
Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh
Ý nghĩa truyện em bé thông minh:
- Truyện đề cao giá trị của trí tuệ, ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của con người.
- Trí thông minh phải được đúc rút từ kinh nghiệm cuộc sống và vận dụng trực tiếp vào đời sống.
- Truyện tạo ra nhiều tình huống hóc búa, li kì.