Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 : Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (phần 2) (có đáp án)
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (phần 2)(có đáp án)
-
768 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong siêu thị M, mỗi người tiêu dùng sẽ lựa chọn những hàng hóa khác nhau. Theo em, mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là yếu tố nào sau đây?
Đáp án: C
Lời giải: Trong siêu thị M, mỗi người tiêu dùng sẽ lựa chọn những hàng hóa khác nhau. Như vậy, mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là yếu tố công dụng của sản phẩm.
Câu 2:
Khi quả Thanh Long của Việt Nam được bà con nông dân bán sang Trung Quốc thì tiền làm chức năng
Đáp án: C
Lời giải: Khi quả Thanh Long của Việt Nam được bà con nông dân bán sang Trung Quốc thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới, bởi vì lúc này quá trình trao đổi hàng hóa đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
Câu 3:
Bác B trồng cam sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền bác B bán cam sau đó mua gạo đã thực hiện chức năng nào?
Đáp án: D
Lời giải: Bác B trồng cam sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Như vậy, tiền bác B bán cam sau đó mua gạo đã thực hiện chức năng phương tiện lưu thông.
Câu 4:
Tiền của chủ thể nào dưới đây không liên quan đến hàng hóa?
Đáp án: A
Lời giải: chị H mang tiền ra ngân hàng gửi tiết kiệm, tiền của chị H trong trường hợp này không liên quan đến hàng hóa.
Câu 5:
Tiền tệ thực hiện chức năng làm thước đo giá trị trong trường hợp nào dưới đây?
Đáp án: B
Lời giải: tiền tệ thực hiện chức năng làm thước đo giá trị trong trường hợp: Anh N bán lô đất ở khu dự án với giá 2,3 tỷ.
Câu 6:
Chị P nhổ rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng nào dưới đây?
Đáp án: A
Lời giải: Chị P nhổ rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông.
Câu 7:
Để mua sắm khi đi du lịch sang Thái Lan, bà B phải mang tiền của mình ra ngân hàng đổi. Khi đó tiền thực hiện chức năng nào sau đây?
Đáp án: D
Lời giải: Để mua sắm khi đi du lịch sang Thái Lan, bà B phải mang tiền của mình ra ngân hàng đổi. Khi đó tiền thực hiện chức năng tiền tệ thế giới.
Câu 8:
Sau khi ăn một chiếc bánh mì tại căng tin nhà trường em dùng 10.000 đồng để trả. Theo em, số tiền đó thực hiện chức năng nào sau đây?
Đáp án: B
Lời giải: Sau khi ăn một chiếc bánh mì tại căng tin nhà trường em dùng 10.000 đồng để trả. Số tiền đó thực hiện chức năng làm phương tiện thanh toán.
Câu 9:
Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hoá sẽ thế nào?
Đáp án: C
Lời giải: Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hoá sẽ tăng lên.
Câu 10:
Khi là người mua hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau để có lợi nhất?
Đáp án: C
Lời giải: Khi là người mua hàng trên thị trường, em chọn cung lớn hơn cầu để có lợi nhất. Khi đó hàng hóa nhiều, giá cả thấp người mua có lợi.
Câu 11:
Khi là người bán hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau để có lợi nhất?
Đáp án: B
Lời giải: Khi là người bán hàng trên thị trường, em chọn trường hợp cung nhỏ hơn cầu để có lợi nhất. Vì lúc đó hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt người bán có lợi.
Câu 12:
Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của?
Đáp án: A
Lời giải: Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 13:
Giả sử, trên thị trường hàng hóa A đang bán với giá cả thấp hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để không bị thua lỗ em sẽ
Đáp án: A
Lời giải: Giả sử, trên thị trường hàng hóa A đang bán với giá cả thấp hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để không bị thua lỗ em sẽ thu hẹp sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Câu 14:
Giả sử, trên thị trường hàng hóa A đang bán với giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để có lãi nhiều, em sẽ
Đáp án: B
Lời giải: Giả sử, trên thị trường hàng hóa A đang bán với giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để có lãi nhiều, em sẽ mở rộng sản xuất.
Câu 15:
Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán. Điều này thể hiện chức năng nào của thị trường?
Đáp án: B
Lời giải: Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán. Điều này thể hiện chức năng thông tin của thị trường. Cụ thể, thị trường đã cung cấp cho anh A biết hiện trên thị trường thiếu mít không hạt. Thông tin này giúp anh A đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
Câu 16:
Anh T chuẩn bị 32 triệu đồng để mua 01 ti vi, nhưng vào những ngày gần tết đột nhiên sản phẩm này tăng lên 35 triệu đồng. Nếu là anh T, em sẽ lựa chọn cách nào sau đây cho phù hợp với tác động của quan hệ cung - cầu?
Đáp án: C
Lời giải: Nếu là anh T, em sẽ lựa chọn mua ti vi khác có chất lượng tương đương.
Câu 17:
Khuyến cáo của cơ quan chức năng khi diện tích trồng hồ tiêu trong phạm vi cả nước tăng quá nhanh dẫn đến cung vượt cầu. Trước tình hình đó, anh M vẫn phá bỏ 2 ha cà phê để trồng tiêu, anh K giữ nguyên diện tích trồng hồ tiêu của gia đình và tìm cách tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu. Còn anh H và S vội phá bỏ diện tích trồng hồ tiêu chuyển sang trồng chanh dây. Trong trường hợp này, ai đã vận dụng sai chức năng của thị trường?
Đáp án: C
Lời giải: trong trường hợp này, anh M, H và S đã vận dụng sai chức năng của thị trường. Vì khi cung vượt cầu, giá cả hàng giảm sẽ giảm, người sản xuất sẽ bất lợi, do đó người sản xuất cần thu hẹp sản xuất hoặc tìm cách tăng năng xuất cây hồ tiêu, có như vậy chất lượng của hồ tiêu sẽ tăng sau đó có thể bán được và có lãi. Nhưng anh M lại mở rộng thêm, còn anh H và S vội phá bỏ diện tích trồng hồ tiêu chuyển sang trồng chanh dây, là chưa hợp lí bởi vì trước khi đưa ra quyết định chúng ta phải tham khảo thị trường.