Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 : Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 1) (có đáp án)
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 : Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 1) (có đáp án)
-
1380 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sự ganh đua đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của
Đáp án: A
Lời giải: Sự ganh đua đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của cạnh tranh.
Câu 2:
Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
Đáp án: B
Lời giải: sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
Câu 3:
Tính chất của cạnh tranh là gì?
Đáp án: D
Tính chất của cạnh tranh là ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Câu 4:
Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ đâu?
Đáp án: A
Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơ vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
Câu 5:
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
Đáp án: A
Lời giải: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
Câu 6:
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là
Đáp án: C
Lời giải: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
Câu 7:
Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?
Đáp án: B
Lời giải: câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật quy luật cạnh tranh.
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
Đáp án: C
Lời giải: mặt tích cực của cạnh tranh là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 9:
Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực. Hành vi này thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?
Đáp án: C
Lời giải: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực. Hành vi này thuộc loại cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 10:
Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là cạnh tranh
Đáp án: A
Lời giải: Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là cạnh tranh lành mạnh.
Câu 11:
Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và vi phạm các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh
Đáp án: A
Lời giải: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và vi phạm các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
Đáp án: B
Lời giải: mặt hạn chế của cạnh tranh là một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương để giành giật khách hàng và tăng lợi nhuận.
Câu 13:
Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?
Đáp án: A
Lời giải: Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực trong kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên của cạnh tranh.
Câu 14:
Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?
Đáp án: B
Lời giải: Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương của cạnh tranh.
Câu 15:
Khi phát hiện một cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng giả, em sẽ làm theo phương án nào dưới đây?
Đáp án: C
Lời giải: Khi phát hiện một cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng giả, em sẽ báo cho cơ quan chức năng biết.
Câu 16:
Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh?
Đáp án: D
Lời giải: "Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản" là ý kiến không đúng khi bàn về cạnh tranh.