Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên có đáp án (Phần 2)
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên có đáp án (Phần 2)
-
577 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bước nào sau đây không thuộc tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
Đáp án đúng là: C
Tiến trình tìm hiểu tự nhiên hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên thường trải qua 5 bước:
Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
Bước 2: Hình thành giả thuyết.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch.
Bước 5: Kết luận.
Câu 2:
Bước nào sau đây cần làm trước bước hình thành giả thuyết khi nghiên cứu một vấn đề khoa học tự nhiên?
Đáp án đúng là: D
Thứ tự các bước cần thực hiện khi nghiên cứu một vấn đề khoa học tự nhiên như sau:
Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
Bước 2: Hình thành giả thuyết.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch.
Bước 5: Kết luận.
Như vậy, trước khi xây dựng giả thuyết thì ta cần quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
Câu 3:
Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập không cần thiết phải thực hiện các kĩ năng nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập, cần thực hiện một số kĩ năng như: quan sát, phân loại, đo đạc, liên kết, phân tích và dự báo. Ngoài ra, cần rèn luyện kĩ năng viết báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên và kĩ năng thuyết trình.
Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập không cần thiết phải thực hiện các kĩ năng đánh trận, đàm phán.
Câu 4:
Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
Đáp án đúng là: A
Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước 1 quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
Câu 5:
Sau khi thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây là kĩ năng nào?
Đáp án đúng là: B
Sau khi thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây chính là kĩ năng phân loại.
Câu 6:
Kĩ năng đo gồm các bước sau:
(1) Lựa chọn dụng cụ đo thích hợp.
(2) Tiến hành đo.
(3) Ước lượng giá trị cần đo.
(4) Ghi lại kết quả đo.
(5) Đọc đúng kết quả đo.
Thứ tự các bước hình thành kĩ năng đo là
Đáp án đúng là: B
Thứ tự các bước hình thành kĩ năng đo là:
Bước 1: Ước lượng giá trị cần đo.
Bước 2: Lựa chọn dụng cụ đo thích hợp.
Bước 3: Tiến hành đo.
Bước 4: Đọc đúng kết quả đo.
Bước 5: Ghi lại kết quả đo.
Câu 7:
Khi thực hiện hoạt động sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của quyển sách là đã sử dụng kĩ năng nào trong học tập môn Khoa học tự nhiên?
Đáp án đúng là: C
Khi thực hiện hoạt động sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của quyển sách là đã sử dụng kĩ năng đo trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
Câu 8:
Khi nghiên cứu vấn đề “Nhiệt độ cần thiết để cây đậu phát triển nhanh nhất”, biến số nào sau đây cần đo?
Đáp án đúng là: D
Khi nghiên cứu vấn đề “Nhiệt độ cần thiết để cây đậu phát triển nhanh nhất”, biến số cần đo là nhiệt độ duy trì cho mỗi hạt đậu.
Câu 9:
Một bạn học sinh nhìn bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất, có thể trời sắp mưa. Bạn học sinh này đã sử dụng kĩ năng nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Kĩ năng quan sát: bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất.
Kĩ năng dự báo: có thể trời sắp mưa.
Câu 10:
Để đo thời gian một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng người ta sử dụng dụng cụ đo nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Vì viên bi sắt chuyển động nhanh trên máng nghiêng do đó ta cần sử dụng thiết bị có độ chính xác cao đó chính là đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.