Trắc nghiệm Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương có đáp án
-
422 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong chiến đấu, động tác đi khom được vận dụng trong trường hợp nào?
Đáp án đúng là: A
Trong chiến đấu, động tác đi khom được vận dụng nơi gần địch, có vật che khuất, che đỡ ngang tầm ngực ( SGK - Trang 67)
Câu 2:
Việc cầm máu tạm thời được tiến hành nhằm mục đích gì?
Đáp án đúng là: C
Mục đích của việc cầm máu tạm thời: nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu, vì mất máu quá nhiều sẽ gây sốc nặng. ( SGK - trang 77 )
Câu 3:
Đáp án đúng là: A
Động tác chạy khom được vận dụng trong trường hợp địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch.
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc của kĩ thuật cầm máu tạm thời?
Đáp án đúng là: D
- Nguyên tắc của kĩ thuật cầm máu tạm thời:
+ Nhanh chóng làm ngừng máu chảy.
+ Xử lý đúng tính chất của vết thương.
+ Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.
Câu 5:
Đáp án đúng là: B
Động tác bò cao được vận dụng trong trường hợp: nơi có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm người ngồi.
Câu 6:
Biến pháp nào dưới đây không được tiến hành để cầm máu tạm thời?
Đáp án đúng là: D
- Các biện pháp cầm máu tạm thời gồm: băng ép, băng nút, gấp chi tối đa, ấn động mạch, băng chèn và garo… (SGK – trang 77).
Câu 7:
Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?
Đáp án đúng là: A
Chiến sĩ trong bức hình trên đang thực hiện động tác đi khom.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B
Bước đầu tiên khi tiến hành garo là ấn động mạch ở phía trên vết thương sau đó lót vải hoặc gạc ở chỗ định garo (SGK - trang 78)
Câu 9:
Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?
Đáp án đúng là: A
Chiến sĩ trong bức hình trên đang thực hiện động tác lê cao.
Câu 10:
Đáp án đúng là: A
Nẹp cẳng tay gồm 2 nẹp, rộng 5 cm, dày 0.5 - 0.7 cm và có chiều dài là 30 cm và 35 cm.
Câu 11:
Các tư thế, động tác cơ bản vận dụng trong chiến đấu bao gồm bao nhiêu động tác?
Đáp án đúng là: D
Các tư thế, động tác cơ bản vận dụng trong chiến đấu bao gồm 13 động tác (SGK – trang 67)
Câu 12:
Nẹp cẳng chân gồm 2 hoặc 3 nẹp, rộng 5 – 6 cm, dày 0.8 – 1 cm, dài khoảng
Đáp án đúng là: D
Nẹp cẳng chân gồm 2 hoặc 3 nẹp, rộng 5 – 6 cm, dày 0.8 – 1 cm, dài khoảng 60 cm.
Câu 13:
Khi thực hiện động tác đi khom, chiến sĩ cần chú ý điều gì?
Đáp án đúng là: C
Khi thực hiện động tác đi khom, chiến sĩ cần chú ý: chân không đi nhún nhảy (mổ cò), đầu không nhấp nhô (SGK – trang 68).
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc băng vết thương?
Đáp án đúng là: D
Nguyên tắc băng vết thương: băng kín, không bỏ sót vết thương; băng đủ chặt; không làm ô nhiễm vết thương; băng sớm.
Câu 15:
Khi thực hiện động tác đi trườn, chiến sĩ cần chú ý điều gì?
Đáp án đúng là: A
Khi thực hiện động tác đi trườn, chiến sĩ cần chú ý: khóa khớp hông, gồng cơ bụng để thân người thành một trục thẳng (SGK – trang 71).
Câu 16:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng phương châm khi ép tim ngoài lồng ngực?
Đáp án đúng là: C
Phương châm khi ép tim ngoài lồng ngực: “Ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phồng lên sau mỗi lần ép”.
Câu 17:
Khi thực hiện động tác đi lê, chiến sĩ cần chú ý điều gì?
Đáp án đúng là: C
Khi thực hiện động tác đi lê, chiến sĩ cần chú ý: mông và đùi trái là là mặt đất; mắt luôn phải quan sát mục tiêu (SGK – trang 70).
Câu 18:
Khi có hai người cấp cứu, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất được tiến hành như thế nào?
Đáp án đúng là: A
Khi có hai người cấp cứu, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất được tiến hành theo chu kì 1 lần thổi ngạt – 5 lần ép tim để tăng hiệu quả (SGK – trang 80).
Câu 19:
Trong chiến đấu, động tác trườn được vận dụng trong trường hợp nào?
Đáp án đúng là: D
Động tác trườn vận dụng khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ ngang tầm người nằm. (SGK - trang 71)
Câu 20:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tác cố định xương gãy?
Đáp án đúng là: B
- Nguyên tắc cố định xương gãy:
+ Giảm đau trước khi cố định xương gãy.
+ Nẹp phải được cố định cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.
+ Trước khi đặt nẹp cố định phải lót bông, gạc hoặc vải mềm.
Câu 21:
Bức hình dưới đây mô tả lại động tác nào?
Đáp án đúng là: D
Bức ảnh trên mô tả động tác: bò cao hay chân, hai tay (SGK - trang 69)
Câu 22:
Người bị gãy xương đùi phải được vận chuyển bằng kĩ thuật chuyển thương nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Người bị gãy xương đùi, có vết thương cột sống phải được vận chuyển bằng cáng cứng (SGK – trang 81).
Câu 23:
Khi thực hiện động tác lê, chiến sĩ cần chú ý gì?
Đáp án đúng là: A
Khi thực hiện động tác lê, chiến sĩ cần chú ý: tay trái đặt đặt về phía trước để di chuyển thân người với khoảng cách không quá dài hoặc quá ngắn (SGK - trang 70)
Câu 24:
Kĩ thuật chuyển thương nào dưới đây được áp dụng đối với nạn nhân có vết thương cột sống?
Đáp án đúng là: D
Người bị gãy xương đùi, có vết thương cột sống phải được vận chuyển bằng cáng cứng (SGK – trang 81).
Câu 25:
Trong chiến đấu, động tác trườn không được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
- Trong chiến đấu, động tác trườn được thực hiện trong trường hợp:
+ Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người.
+ Khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng.
- Ở những nơi có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi cần vận dụng động tác lê.
Câu 26:
Để đề phòng say nóng, say nắng, chúng ta cần chú ý điều gì?
Đáp án đúng là: B
Để đề phòng say nóng, say nắng, chúng ta cần chú ý:
+ Ăng uống đủ chất, uống đủ nước.
+ Đội mũ, nón, mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc dưới trời nắng.
+ Luyện tập dần khả năng chịu đựng, thích nghi với thời tiết nắng, nóng.
Câu 27:
Nội dung nào sau đây mô tả không đúng tư thế, động tác Trườn?
Đáp án đúng là: B
Nằm nghiêng xuống đất, chân trái co ngang thắt lưng là tư thế trong động tác lê cao (SGK - trang 70)
Câu 28:
Cần lưu ý điều gì khi cấp cứu nạn nhân bị rắn độc cắn?
Đáp án đúng là: A
- Khi cấp cứu nạn nhân bị rắn độc cắn, cần lưu ý:
+ Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.
+ Bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
+ Rửa vết thương bằng xà phòng và nước.
+ Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương và băng ở phía trên vết thương.
+ Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 29:
Trường hợp nào dưới đây có thể vận dụng động tác đi khom thấp?
Đáp án đúng là: A
Động tác đi gom thấp vận dụng trong trường hợp khi ta ở tương đối gần địch, nơi có địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực (SGK – trang 67).
Câu 30:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp sơ cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng?
Đáp án đúng là: D
- Biện pháp sơ cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng:
+ Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần, áo.
+ Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá.
+ Cho nạn nhân uống nước đường và muối hoặc nước orezol.