Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 14 (có đáp án): Nước Âu Lạc
-
350 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quân Tần xâm lược nước ta vào
Chọn đáp án: B. năm 218 TCN
Giải thích: Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi sau khi thống nhất Trung Nguyên
Câu 2:
Ai là người chỉ huy quân ta đánh Tần?
Chọn đáp án: D. Thục Phán
Giải thích: Sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không chịu để quân Tần bắt… Rồi họ đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.
Câu 3:
Thục Phán sau khi đánh bại quân Tần lên ngôi năm
Chọn đáp án: B. 207 TCN
Giải thích: Sau thắng lợi vẻ vang, nhân đó, năm 207 TCN đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình.
Câu 5:
So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?
Chọn đáp án: C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn
Giải thích: Nhìn chung, bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi nhưng quyền lực của nhà vua cao hơn và tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
Câu 6:
Sau khi đánh thắng quân Tần, hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt hợp thành một nước mới có tên là
Chọn đáp án: C. Âu Lạc
Câu 7:
Người cai quản các làng, chạ được gọi là
Chọn đáp án: C. Bồ chính
Giải thích: Ở thời Âu Lạc, người đứng đầu làng, chạ vẫn được gọi là Bồ chính giống thời Văn Lang.
Câu 8:
Khi quân Tần đánh xuống phương Nam, nước Văn Lang đang ở trong hoàn cảnh
Chọn đáp án: A. Gặp nhiều khó khăn
Giải thích: Vào cuối thế kỉ III TCN, đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên như trước nữa, vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Câu 9:
Thời kì An Dương Vương gắn với câu chuyện sự tích nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc?
Chọn đáp án: B. Mị Châu – Trọng Thủy
Giải thích: Mị Châu chính là con gái của An Dương Vương, từ câu chuyện này đã lí giải phần nào lí do mất nước của An Dương Vương.
Câu 10:
Kinh tế Âu Lạc so với thời Văn Lang
Chọn đáp án: B. có nhiều tiến bộ đáng kể.
Giải thích: Sau nhiều thế kỉ phát triển, kinh tế Âu Lạc đã có nhiều tiến bộ đáng kể cả trong nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Câu 11:
Câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho đời sau?
Đáp án D
Trong chuyện Mị Châu- Trọng Thủy, Triệu Đà đã chủ động giảng hòa và kết thông gia với An Dương Vương. Thực chất, Triệu Đà muốn dùng Trọng Thủy để làm nội gián, tìm hiểu bí mật quốc gia của Âu Lạc. Do mất cảnh giác, An Dương Vương đã bị Trọng Thủy lấy mất nỏ thần và thất bại trước cuộc xâm lược lần thứ hai của Triệu Đà.
=> Bài học kinh nghiệm: phải luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù.
Câu 12:
Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc khẳng định truyền thống gì của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu dựng nước?
Đáp án A
Nhà nước Âu Lạc ra đời dựa trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tần với sự đoàn kết của 2 bộ lạc là Tây Âu và Lạc Việt => khẳng định truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Truyền thống này vẫn được tiếp tục phát huy cho tới ngày nay, là sức mạnh đánh tan mọi thế lực xâm lược