Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 27: (có đáp án) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 27: (có đáp án) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (phần 2)
-
366 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất, Ngô Quyền được phong giữ chức vụ gì?
Đáp án C
Ngô Quyền là tướng giỏi của Dương Đình Nghệ, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất năm 931. Sau đó, ông được phong làm thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa)
Câu 2:
Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì?
Đáp án A
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức tiết độ sứ. Nhận được tin, con rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân ra Bắc để tiêu diệt Kiều Công Tiễn
Câu 3:
Nhà Nam Hán đã dựa vào duyên cớ gì để đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai?
Đáp án C
Trước khí thế của quân Ngô Quyền, sự phản ứng của nhân dân, Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội vàng cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cơ hội đó cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai
Câu 4:
Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau:
“…………có thể lấy quân mới họp……mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho…. không dám sang lại lần nữa.”
Đáp án A
“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang lại lần nữa.” (Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử kí toàn thư)
Câu 5:
Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?
Đáp án D
Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta
Câu 6:
Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán?
Đáp án C
- Khi quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng cũng là lúc triều lên, Ngô Quyền cho một đội thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vờ thua chạy. Thấy vậy, Hoằng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc mà không hề hay biết.
- Đến khi nước triều rút, bãi cọc dần nhô lên. Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn vỡ tàn tành.
Câu 7:
Kế hoạch đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có điểm gì độc đáo?
Đáp án C
Điểm đặc biệt trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bên bờ sông. Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ ra đánh. Nhờ kế hoạch đúng đắn này nên chủ tướng giặc bị tiêu diệt, quân ta giành thắng lợi.
Câu 8:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì quan trọng nhất?
Đáp án D
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc- độc lập, tự chủ, lâu dài
Câu 9:
Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược năm 938?
Đáp án C
Sở dĩ Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược vì
- Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này
- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:
+ Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục
+ Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm
Câu 10:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở giai đoạn sau?
Đáp án D
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã để lại một số bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh ở thời kì sau như:
- Bài học về việc kiên quyết tiêu diệt nội phản: Kiều Công Tiễn
- Bài học về khai thác điểm yếu- điểm mạnh của ta và địch:
+ Về phía địch: có sức mạnh ở chiến thuyền lớn, quân đông; nhưng tướng Hoằng Tháo còn trẻ, chủ quan, khinh địch, quân Nam Hán yếu về thủy chiến, nội ứng là Kiều Công Tiễn đã bị giết
+ Về phía ta: nhân dân đoàn kết, đồng lòng, có sự chuẩn bị chu đáo
- Bài học về việc khai thác yếu tố địa hình địa vật: lợi dụng sự lên xuống của con nước thủy triều và rừng rậm ở hai bên bờ sông Bạch Đằng.
=> Loại trừ đáp án: D