Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 21 (có đáp án) Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt (phần 2)
Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 21 (có đáp án) Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt (phần 2)
-
334 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn phát biểu đúng?
Đáp án C
Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn
Câu 2:
Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng:
Đáp án C
Ta có: Băng kép (hay còn gọi là thanh lưỡng kim) khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại
+ Khi bị đốt nóng, băng kép sẽ bị cong về phía kim loại có độ dãn nở thấp hơn
+ Khi được làm lạnh, băng kép cũng sẽ bị cong theo chiều ngược lại – nghĩa là cong về phía kim loại có độ dãn nở nhiều hơn
⇒ Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng: sự nở vì nhiệt khác nhau của các chất rắn
Câu 3:
Một băng kép làm từ hai kim loại sắt và đồng, sau khi nung nóng một thời gian nó sẽ cong về phía:
Đáp án B
Ta có: Băng kép (hay còn gọi là thanh lưỡng kim) khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại
+ Khi bị đốt nóng, băng kép sẽ bị cong về phía kim loại có độ dãn nở thấp hơn
+ Khi được làm lạnh, băng kép cũng sẽ bị cong theo chiều ngược lại – nghĩa là cong về phía kim loại có độ dãn nở nhiều hơn
Trong 2 chất sắt và đồng thì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn sắt
⇒ Khi nung nóng băng kép một thời gian thì băng kép sẽ bị cong về phía sắt
Câu 4:
Băng kép đang thẳng. Nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?
Đáp án B
Ta có: Băng kép (hay còn gọi là thanh lưỡng kim) khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại
+ Khi bị đốt nóng, băng kép sẽ bị cong về phía kim loại có độ dãn nở thấp hơn
+ Khi được làm lạnh, băng kép cũng sẽ bị cong theo chiều ngược lại – nghĩa là cong về phía kim loại có độ dãn nở nhiều hơn
⇒ Băng kép đang thẳng. Nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
Câu 5:
Các ống dẫn dầu, dẫn hơi ga, hơi nóng... thỉnh thoảng người ta bố trí vài đoạn cong có tác dụng:
Đáp án C
Ta có: Các vật rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
⇒ Các ống dẫn dầu, dẫn hơi ga, hơi nóng... thỉnh thoảng người ta bố trí vài đoạn cong có tác dụng đảm bảo sự co dãn vì nhiệt của ống
Câu 6:
Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất?
Đáp án A
Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng.
Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc, khi đó cốc A dễ vỡ nhất
Vì: Ban đầu nhiệt độ ở cốc A thấp nhất (cốc thủy tinh đang ở trạng thái co lại) khi đổ nước đá ra và rót nước nóng vào thì nhiệt độ ở cốc A tăng lên (sẽ nở ra) thay đổi quá nhanh ⇒ nên dễ vỡ nhất
Câu 7:
Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà?
Đáp án A
Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự giãn nở giữa các viên gạch
Câu 8:
Nhận xét về mối quan hệ giữa độ dày của cốc thủy tinh và độ bền của cốc?
Đáp án B
Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài của cốc xảy ra gần như cùng một lúc
Câu 9:
Tại sao băng kéo lại bị uốn cong như hình sau khi bị nung nóng?
Đáp án D
Sở dĩ băng kép lại bị uốn cong như hình trên khi bị nung nóng là vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn sắt, khi nung nóng nó đẩy cong lên.
Câu 10:
Vật nào dưới đây có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?
Đáp án C
Quả bóng bàn hoạt động dựa vào lực đàn hồi nó không hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt
Câu 11:
Có hai băng kép loại "nhôm - đồng" và "đồng - thép". Khi được nung nóng thì hai băng kép đều cong lại, thanh nhôm của băng thứ nhất nằm ở vòng ngoài, thanh thép của băng thứ hai nằm ở vòng trong. Hỏi cách sắp xếp các chất theo thứ tự nở vì nhiệt từ ít đến nhiều nào dưới đây là đúng?
Đáp án A
Với băng kép loại "nhôm - đồng" khi được nung nóng thì hai băng kép đều cong lại, thanh nhôm của nó nằm ở vòng ngoài, vậy nhôm nở nhiều hơn đồng.
Với băng kép "đồng - thép" thanh thép của băng thứ hai nằm ở vòng trong vậy đồng nở nhiều hơn thép. Vậy kết hợp ta có thứ tự nở vì nhiệt từ ít đến nhiều là: Thép, đồng, nhôm
Câu 12:
Một thanh đồng gồm hai đoạn AB và BC vuông góc với nhau như hình sau. Đầu C được giữ cố định. Khi đốt nóng thanh đồng thì đầu A có thể dịch chuyển tới vị trí nào trong hình sau. Biết AB và BC luôn vuông góc với nhau.
Đáp án B
Vì khi đốt nóng thanh đồng BC sẽ dài ra vì sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn, thanh đồng AB cũng bị dài ra do sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. Mà thanh đồng AB và BC luôn vuông góc với nhau nên đầu A có thể dịch chuyển đến vị trí 2.