Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh (8 mẫu) mới nhất 2023 - Kết nối tri thức

Hamchoi.vn giới thiệu đến bạn Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới nhất 2023 gồm 8 mẫu khác nhau giúp bạn nắm được trọng tâm văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

325 lượt xem


Tóm tắt Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - Kết nối tri thức

TOP 10 mẫu Quang Trung đại phá quân Thanh (2023) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 1

Trích đoạn “Quang Trung đại phá quân Thanh”  tái hiện lại một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam: dưới sự chỉ huy của người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ, cuộc tiến công của toàn quân được diễn ra một cách nhanh chóng, làm cho địch trở tay không kịp và cuối cùng đã khiến cho chúng nhận về thất bại thảm hại ê chề. Vua Quang Trung, một vị mua với đầu tính cách cương quyết, mạnh mẽ mỗi lần hành động. Khi nhận được tin báo rằng giặc đã kéo đến tận thành Thăng Long ông đã rất tức giận trước hành động to gan đó của giặc, ngay lập tức đã triệu tập các tướng sĩ, vì quá nóng nảy nên định "định thân chinh cầm quân đi ngay". Nhưng may thay có các tướng sĩ bên cạnh đã khuyên can, sau khi lấy lại bình tĩnh Quang Trùng cùng các đại thần họp bàn kế sách chiến đấu. Và chỉ chưa đầy một tháng, Quang Trung đã làm nên bao việc trọng đại khiến cho ai nấy đều phải khâm phục: "Tế cáo trời đất", "lên ngôi hoàng đế", "đốc suất đại binh'' ra Bắc để gặp gỡ "người cống sĩ ở huyện La Sơn", cho mở các cuộc tuyển mộ binh lính, tổ chức các cuộc duyệt binh lớn, chiêu mộ nhân tài, phủ dụ tướng sĩ, lên chiến lược về các kế hoạch hành quân để đánh giặc đồng thời đối phó với nhà Thanh sau khi đã giành được chiến thắng. Qua đây có thể thấy Quang Trung- một con người làm việc liên tục không ngừng nghỉ, là người nhìn xa trông rộng, tính cách xông xáo, biết nắm bắt thời cơ quan trọng, xứng đáng là một chủ tướng lãnh đạo hàng vạn quân dân.

TOP 10 mẫu Quang Trung đại phá quân Thanh (2023) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 2

Vua Quang Trung vị vua nổi tiếng là người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc. Ông phân tích chi tiết, rõ ràng, cặn kẽ về tình hình quân địch, sau khi đã nhận định được thế và lực của quân ta và địch, Quang Trung đã rút ra kết luận rồi bắt đầu lên kế hoạch cho từng bước chiến đấu của quân ta. Với tư tưởng quyết chiến, quyết thắng cùng tài trí và tầm nhìn xa, trông rộng. Ông đã kiên quyết mà khẳng định chắc chắn với toàn thể quân và đan rằng sẽ lấy lại thành Thăng Long trong vòng mười ngày. Đúng như lời đã nói, Quang Trung đã tạo nên một chiến thắng thật hào hùng, vang dội trong sự nghiệp giải phóng nước nhà.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 3

Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một hòn tên mũi đạn nào nên rất kiêu căng. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống rằng sẽ diệt sạch đạo quân Tây Sơn. Nhưng Lê Chiêu Thống lại rất lo sợ trước đạo quân ấy, bèn cầu cứu nhà Thanh. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung sau đó đưa quân ra Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn rồi tiến quân ra Bắc. Ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân hội tại Tam Điệp. Rạng sáng mùng 3 Tết chiếm được đồn Hà Hồi, tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi. Vua Quang Trung nhìn ra nhân tài là Ngô Thì Nhậm, bèn giao cho nhiệm vụ hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Tôn Sĩ Nghị cùng vua tôi nhà Lê vẫn mải mê ăn Tết mà không biết rằng nghĩa quân Tây Sơn đã đánh vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị khi ấy sợ mất mật, vua Lê cùng thái hậu sợ hãi bỏ trốn khỏi kinh thành.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 4

Mờ sáng ngày mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội. Đây là đồn quan trọng nhất của địch với hàng vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn lũy được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc. Vua Quang Trung thấy thế, truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt đao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất". Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh liền dùng ống phun khói lửa, toả khói mù trời, cách gang tấc không thấy gì hòng làm quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát sau đó, trời chuyến gió, kẻ địch thành ra tự đốt mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai dội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Trước đó nhà vua Tây Sơn đã sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông. Đến lúc đó, quân Thanh lại càng sợ tìm lối tắt đế trốn. Chợt lại thấy voi từ Đại Áng tới, quân Thanh đều hết hồn hết vía, vội trốn xuống Đầm Mực, làng Quỳnh Đô. Quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết hàng vạn người.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 5

Ngày 21 tháng 12 năm 1786, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở về việc quân Tây Sơn bỏ Thăng Long rút lui về Tam Điệp. Ngày hôm sau, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lập tức thống lĩnh đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Khi xuất quân, Quang Trung đã “tính sẵn phương lược” đánh quân thù “Phương lược” đó là hành quân thần tốc để giáng đòn bất ngờ sấm sét tiêu diệt đại quân Thanh. Nước nhà chỉ thật sự độc lập, ta chỉ thật sự làm chủ đất nước, khi không còn bóng dáng một tên xâm lược nào trên lãnh thổ nước ta. Tiêu diệt sạch sành sanh quân thù để “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 6

Nguyễn Huệ nghe tin quân Thanh đến Thăng Long giận lắm liền họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nghe theo lời khuyên của tướng sĩ cũng là để yên lòng dân, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân, Quang Trung hạ lệnh xuất quân. Ngày 29 tháng Chạp, đến Nghệ An, ông cho tuyển thêm hơn 1 vạn lính và mở cuộc duyệt binh lớn. Đến Tam Điệp, ông mở tiệc khao quân, chia quân sĩ làm 5 đạo. Đúng tối 30 tết lập tức lên đường. Trên đường tiến quân ra Bắc, những toán quân Thanh do thám bị bắt sống. Ngày 03 tháng giêng năm Kỉ Dậu, hạ đồn hà Hồi. Mờ sáng ngày 05 tiến đánh đồn Ngọc Hồi, Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân Thanh đại bại. Trưa ngày 5 tháng Giêng tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt cuống cuồng chạy mất mật. Quân Thanh tranh nhau qua cầu tháo chạy rơi xuống nước nhiều không kể xiết. Vua tôi Lê Chiêu Thống dìu dắt nhau chạy trốn sang đất Bắc.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 7

Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tiến quân ra Bắc dừng lại để tuyển quân ở Nghệ An, Thanh Hóa sau đó kéo quân ra Tam Điệp. Từ Tam Điệp nghĩa quân chia làm 5 đạo: Đạo chủ lực kéo đến Thăng Long. Đạo 2, 3 tiến đến Tây Nam Thăng Long yểm trợ cho đạo chủ lực. Đạo 4 tiến đến Hải Dương. Đạo 5 kéo xuống Lạng Giang chặn đường rút lui của quân giặc. Đêm 30 Tết ta đánh đồn tiền tiêu. Đêm mùng 3 Tết ta đánh đồn Hà Hồi, địch đầu hàng. Sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân giặc đại bại, Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị mất vía chạy về Xiêm. Trưa mùng 5 Tết ta tiến về giải phóng Thăng Long trước sự gieo hò của nhân dân.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 8

Nhà Tây Sơn (1778 - 1802), được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung Hưng.

   Theo cách gọi của phần lớn sử gia thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và đồng thời mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc-Trịnh-Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ bị sụp đổ.

    Tuy nhiên việc vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ đã khiến ưu thế của Tây Sơn chuyển vào tay Nguyễn Ánh, một hậu duệ của Chúa Nguyễn cũng sinh trưởng trên đất Đàng Trong trong thế kỷ 18 với nhiều biến động lớn của lịch sử.

  Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi chúa Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn.

 

Bài viết liên quan

325 lượt xem