Tóm tắt Qua Đèo Ngang (5 mẫu) mới nhất 2023 - Kết nối tri thức

Hamchoi.vn giới thiệu đến bạn Tóm tắt Qua Đèo Ngang Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới nhất 2023 gồm 5 mẫu khác nhau giúp bạn nắm được trọng tâm văn bản Qua Đèo Ngang từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

164 lượt xem


Tóm tắt Qua Đèo Ngang - Kết nối tri thức

Tóm tắt Qua Đèo Ngang hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Qua Đèo Ngang (mẫu 1)

"Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, "Qua đèo Ngang" không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Tóm tắt Qua Đèo Ngang (mẫu 2)

Qua đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Tóm tắt Qua Đèo Ngang (mẫu 3)

Trong nền văn học Trung đại Việt Nam có lẽ sẽ chẳng ai quên được hai nữ nhà thơ tài năng: Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu ở bà chúa thơ Nôm ta thấy nét bứt phá, hơi nổi loạn thì ta lại tìm thấy những xúc cảm trầm buồn nhẹ nhàng ở Bà Huyện Thanh Quan, tiêu biểu đó là bài "Qua đèo ngang". Sáng tác trong một lần tác giả đi vào Huế để nhậm chức. Trên đường có đi qua địa danh này, nỗi lòng yêu nước nhớ quê hương, xót nước lại trào dâng làm cảm hứng để tác giả ngẫu hứng bật ra những vần thơ. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với đầy đủ theo cấu trúc truyền thống của thể loại này, bao gồm: đề, thực, luận, kết. Qua đó đã diễn tả những nỗi niềm tâm tư của tác giả về đất nước. Đó là tuyệt thi thấm đượm nỗi buồn man mác, bâng khuâng, để lại trong lòng mỗi người không ít u sầu về lòng người cũng như thế sự đương thời bấy giờ.


Tóm tắt Qua Đèo Ngang (mẫu 4)

Bài thơ là bức tranh cảnh vật bao la rộng lớn nhưng tiêu điều, hoang sơ. Từ chỗ cảm nhận vẻ đẹp hoang vắng của thiên nhiên, nhà thơ quay trở về thực tại của cõi lòng. Đứng trước trời, nước mênh mông, trước cảnh bể dâu của cuộc đời, con người thấy nhỏ bé, cô đơn, quay lại chỉ có mình với mình, với mảnh tình riêng đơn lẻ, nhỏ nhoi, trống vắng mênh mông.

Tóm tắt Qua Đèo Ngang (mẫu 5)

“Qua Đèo Ngang”, một trong sáu bài thơ Đường luật còn lưu lại cho đến ngày nay của nữ thi sĩ tài danh Nguyễn Thị Hĩnh, còn được người đời biết đến qua tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Với những vần thơ trữ tình, in sâu vào lòng người đọc, người nghe nỗi xúc dộng lẫn thán phục, bài thơ đã miêu tả cảnh vật con đèo cũng như tâm trạng của mình khi đi từ Thăng Long vào kinh đô Huế nhậm chức. Bài thơ Qua Đèo Ngang đã thành công khi chuyển tải được tâm sự u buồn của Bà Huyện Thanh Quan, đồng thời lồng ghép vào đó là cảnh tượng thiên nhiên rất thực, rất sinh động của một con đèo nổi tiếng trong thơ ca và trong lịch sử nước ta.

 

 

Bài viết liên quan

164 lượt xem