Tóm tắt Chiếu dời đô (13 mẫu) mới nhất 2023 - Kết nối tri thức

Hamchoi.vn giới thiệu đến bạn Chiếu dời đô Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới nhất 2023 gồm 13 mẫu khác nhau giúp bạn nắm được trọng tâm văn bản Chiếu dời đô từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.
191 lượt xem


Tóm tắt Chiếu dời đô - Kết nối tri thức

TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếu dời đô (2023) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 1

Chiếu dời đô là bài chiếu lịch sử nói về sự kiện Lí Công Uẩn hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

Xưa kia nhà Thương, nhà Chu của Trung Quốc đã có nhiều lần dời đô và điều đó làm cho các triều đại đều hưng thịnh. Ở nước ta, hai nhà Đinh- Lê theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không chịu dời đổi nên vận nước ngắn ngủi, nhân dân lầm than. Vì vậy, Lí Công Uẩn rất đau xót về việc đó, muốn dời đô ra Đại La để đất nước hùng mạnh hơn. Xét về địa lí, lịch sử, Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 2

"Chiếu dời đô" là bài chiếu lịch sử nói về sự kiện Lí Công Uẩn hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Xưa kia nhà Thương, nhà Chu của Trung Quốc đã có nhiều lần dời đô và điều đó làm cho các triều đại đều hưng thịnh. Ở nước ta, hai nhà Đinh- Lê theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không chịu dời đổi nên vận nước ngắn ngủi, nhân dân lầm than. Vì vậy, Lí Công Uẩn rất đau xót về việc đó, muốn dời đô ra Đại La để đất nước hùng mạnh hơn. Xét về địa lí, lịch sử, Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 3

Trong lịch sử Trung Quốc đã có rất nhiều triều đại quyết định dời đổi kinh đô và điều đó làm cho triều đại hưng thịnh hơn. Ở nước ta, hai nhà Đinh – Lê không chịu dời đổi đã khiến vận nước ngắn ngủi. Lí Công Uẩn rất đau lòng về việc đó, muốn dời đổi để đất nước phát triển hơn. Xét về vị trí địa lí, lịch sử, những đặc điểm thuận lợi để phát triển thì thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của để vương muôn đời.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 4

Lý Thái Tổ đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vương triều ở đây đã từng dời đô để làm lý lẽ cho các phần sau của bài chiếu. Những cuộc dời đô trong lịch sử đều đem lại sự hưng thịnh cho đất nước mình, việc lựa chọn dời đô là điều có lý, không có gì trái với lẽ thường cả.

Chiếu dời đô phản ánh khát vọng dân tộc về một đất nước cường thịnh, tự do, độc lập. Đây là một áng văn cổ đầy độc đáo, sáng tạo của ông cha ta, ngôn ngữ của bậc đế vâng được thể hiện với đầy đủ sự uy nghi, trang trọng, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng thương yêu nhân dân, luôn dồn hết tâm tư vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Lý Công Uẩn – vị minh quân có công sáng lập ra nhà Lý, và dời đô về Thăng Long, mở ra một trang sử phồn thịnh của dân tộc.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 5

Lịch sử Trung Quốc chứng minh các triều đại vì muốn đất nước được hưng thịnh nên đã quyết định dời đô.Còn ở nước ta,nhà Đinh và nhà Lê tầm nhìn hạn hẹp,không theo ý trời - không chịu đổi dời nên vận nước ngắn hạn,nhân dân lầm than.Trước những bài học của các thế hệ đi trước đó, Lí Công Uẩn muốn dời đô để giúp đất nước hùng mạnh và phát triển hơn. Vì vậy, ông đã đưa ra ý muốn của mình và hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La -xét về mọi mặt,mọi phương diện địa lí, lịch sử thì Đại La là chốn tụ hội trọng điểm của đất nước. Lí Công Uẩn cho thấy việc rời đô là đúng đắn.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 6

Lý Thái Tổ đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vương triều ở đây đã từng dời đô để làm lý lẽ cho các phần sau của bài chiếu. Những cuộc dời đô trong lịch sử đều đem lại sự hưng thịnh cho đất nước mình, việc lựa chọn dời đô là điều có lý, không có gì trái với lẽ thường cả.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 7

Mở đầu Thiên đô Chiếu, tác giả nói đưa dẫn chứng từ nhà Thương đến vua Bàn Canh, năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh nên nhà vua rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời.

Phần tiếp theo của Thiên đô chiếu, tác giả nói đến sự thuận lợi của thành Đại La, nơi trung tâm của trời đất, ở thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa thế rộng bằng, đất đai cao mà thoáng, dâ chúng không phải khốn khổ ngập lụt. Xem khắp đất Việt, chỉ có nơi này là thắng địa, chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Từ đó nhà vua đưa ra lựa chọn và muốn quần thần suy nghĩ, đưa ra ý kiến.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 8

Việc dời đô của Lí Công uẩn là một kì tích, kì công đối với đất nước. Sau một ngàn năm, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành kinh đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; là trung tâm kinh tế, quốc phòng, văn hóa lớn của cả nước. Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 9

Các triều đại ở Trung Quốc đã nhiều lần dời đô cho nên vận nước lâu dài, nhân dân ấm no. Vậy mà hai nhà Đinh, Lê lại không dời đô nên triều đại không hưng thịnh. Lí Thái Tổ, xét thấy thành Đại La có đủ các điều kiện thuận lợi về vị thế, đặc điểm thuận lợi để làm kinh đô của các bậc đế vương muôn đời nên quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Thăng Long, Hà Nội).

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 10

Năm 1010, Lí Thái Tổ viết "Chiếu dời đô" để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Sau khi dời về Đại La, ông đổi tên địa điểm này thành Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt, chính là Hà Nội ngày nay. Chiếu dời đô của Lí Công uẩn là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chính văn bản này đã góp phần khai sinh ra kinh đô của nước ta trong quá khứ và hiện nay.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 11

Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu là một đoạn văn được nhà sử học Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư. Việc xuất hiện bài chiếu có ý nghĩa rất nhiều đối với lịch sử Hoa Lư và Thăng Long. Nó làm nên tính chất trọng đại của hành trình 1000 năm lịch sử. Đó là một áng văn của thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long – một bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam.

“Chiếu dời đô” là một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi có sự kết hợp giữa lý và tình. lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân. Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng để chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Qua đó, có thể thấy được khát vọng mãnh liệt của tổ tiên về một nước Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng cường và tư thế hiên ngang của một quốc gia tự chủ đang trên đà phát triển lớn mạnh.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 12

Bài chiếu không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà nó còn mang nhiều nét văn học trong đó. Lý Công Uẩn nổi tiếng là một nhà vua thông minh nhân ái có trí lớn và lập được nhiều chiến công hiển hách. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông được triều thần tôn lên làm vua, xưng là Lí Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm Canh Tuất (1010), Lí Thái Tổ viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Đó như thể hiện sự dân chủ và công bằng cho tất cả những người bề dưới, quyền quyết định đương nhiên thuộc về nhà vua thế nhưng ông vẫn muốn hỏi ý kiến phía dưới để thấy đồng lòng với người dân. Vì chỉ có hợp với lòng dân thì nhà vua cũng như đất nước mới trở nên vững bền được.

Tóm tắt Chiếu dời đô - mẫu 13

Năm 1010, vua Lí Thái Tổ đã rời từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay). Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thời kì phát triển mạnh mẽ của triều đại phong kiến Việt Nam thời đó.

Và nhà vua đã viết lên “Chiếu dời đô” để thông báo cho quần chúng được biết về sự việc dời đô đó. Bản chiếu vượt ra khỏi chức năng hành chính nhà nước thông thường, trở thành một tác phẩm vừa có giá trị lịch sử lại vừa có giá trị văn học độc đáo. “Chiếu dời đô” phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Trước hết, đoạn văn đầu nêu lên tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô. Nhà vua không trực tiếp “áp đặt” mệnh lệnh của mình xuống quần thần mà ngược lại đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng rất tiêu biểu về các triều đại cũ trong lịch sử trước đó của cả Trung Quốc và Đại Cồ Việt. Nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu ba lần dời đô chỉ nhằm mục đích để “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”.

Đoạn văn tiếp theo, nhà vua đưa ra những lý do để chọn thành Đại La là kinh đô mới. Dưới con mắt của nhà vua, thành Đại La hiện lên thực sự là một vùng đất hội tụ, chung đúc khí thiêng của muôn đời. Xét về vị trí địa lí, đây là nơi trung tâm của cả nước, có thế đất đẹp (rồng cuộn hổ ngồi) nhìn ra bốn phương nam , bắc, đông, tây, có núi có sông, đất đai rộng mà bằng, cao mà thoáng, không lo lụt lội. Về chính trị, là đầu mối giao lưu của bốn phương, dân cư đông đúc, đất đai màu mỡ, muôn vật phong phú tốt tươi.

Tóm lại, với nghệ thuật lập luận mạch lạc, chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, tình cảm chân thành, bài chiếu đã có sức lay động tới trái tim đồng cảm của hàng triệu triệu người dân thời bấy giờ. Nguyện vọng dời đô của nhà vua đã được quân thần ủng hộ, cho thấy Lí Thái Tổ là vị vua thực sự là một bậc minh vương sáng suốt. Đồng thời qua bài chiếu, chúng ta cũng thấy được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh, phát triển, sáng tươi huy hoàng.

 

Bài viết liên quan

191 lượt xem