Hãy thảo luận nhóm về các nội dung sau
Giải Vật lí 10 Bài 6 - Kết nối tri thức: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động
Hoạt động trang 30 Vật Lí 10: Hãy thảo luận nhóm về các nội dung sau:
1. Dùng dụng cụ gì để đo quãng đường và thời gian chuyển động của vật?
2. Làm thế nào đo được quãng đường đi được của vật trong một khoảng thời gian và ngược lại?
3. Thiết kế các phương án đo tốc độ và so sánh ưu, nhược điểm của các phương án đó.
Lời giải:
1. Dụng cụ đo quãng đường: thước thẳng, thước dây,..
Dụng cụ đo thời gian: dùng đồng hồ bấm giây, đồng hồ hiện số…
2. Để đo quãng đường đi được của vật trong một khoảng thời gian ta cho vật di chuyển trên một máng thẳng, trên máng có gắn thước hoặc các vạch chia để đo quãng đường đi được trên máng.
Để đo thời gian di chuyển, ta dùng đồng hồ bấm giây khi vật đi được 1 quãng đường đã xác định, hoặc đọc giá trị trên đồng hồ hiện số khi làm thí nghiệm sử dụng cổng quang điện.
3. Thiết kế phương án:
Phương án 1: Sử dụng đồng hồ bấm giây.
- Ưu điểm: Dễ thiết kế, tốn ít chi phí,
- Nhược điểm: Sai số lớn do quá trình thao tác bấm đồng hồ khi bắt đầu di chuyển hay khi kết thúc quãng đường không được chính xác.
- Thao tác thực hiện:
+ Xác định điểm xuất phát, điểm kết thúc.
+ Dùng thước đo độ dài của quãng đường s (tính từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc).
+ Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ điểm xuất phát tới điểm kết thúc.
+ Dùng công thức để tính tốc độ.
Phương án 2: Dùng đồng hồ hiện số và cổng quang điện.
- Ưu điểm: Sai số thấp nên cho kết quả có độ chính xác cao hơn.
- Nhược điểm: Tốn kém do chi phí mua dụng cụ thí nghiệm cao.
Dụng cụ thí nghiệm cồng kềnh.
- Thao tác thực hiện:
+ Đo khoảng cách giữa 2 cổng quang điện (đọc trên thước đo gắn với giá đỡ). Khoảng cách này chính là quãng đường s mà vật chuyển động.
+ Bấm công tắc để vật bắt đầu chuyển động.
+ Khi vật đi qua cổng quang điện thứ 1 thì đồng hồ bắt đầu đo.
+ Khi vật đi qua cổng quang điện thứ 2 thì đồng hồ ngừng đo.
+ Đọc số chỉ thời gian hiển thị trên đồng hồ đo thời gian hiện số chính là thời gian của vật chuyển động trên quãng đường
+ Dùng công thức để tính tốc độ.
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài viết liên quan
- Giải Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc
- Giải Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Giải Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 10: Sự rơi tự do
- Giải Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 11: Thực hành: Đo gia tốc rơi tự do
- Giải Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 12: Chuyển động ném