Sử dụng thêm một kim loại, hãy nhận biết các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau:
HCl, K2CO3, BaCl2, Na2SO4.
Bước 1: Lấy mỗi dung dịch một ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.
Bước 2: Cho kim loại Ba lần lượt vào các ống nghiệm:
+ ống nghiệm có khí không màu thoát ra là: HCl và BaCl2 (dãy I)
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2↑
Ba cho vào dd BaCl2 sẽ phản ứng với H2O có trong dung dịch
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
+ ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng và có khí bay lên là: K2CO3 và Na2SO4. (dãy II)
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KOH
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaOH
+ Lọc kết tủa tương ứng ở hai ống nghiệm trên ta thu được: BaCO3 và BaSO4 (dãy III)
Bước 3: Lấy dung dịch bất kì ở dãy I đem đổ lần lượt vào từng chất kết tủa ở dãy III
- Nếu không có hiện tượng gì thì chất đem đổ ở dãy (I) là BaCl2; chất còn lại ở dãy (I) là HCl
+ Dùng HCl đổ lần lượt vào kết tủa ở dãy (III)
++ Nếu kết tủa tan là BaCO3 => từ đó suy được chất tương ứng trong dãy (II) là K2CO3.
++ Nếu kết tủa không tan là BaSO4 => từ đó suy được chất tương ứng trong dãy (II) là Na2SO4
- Nếu có hiện tượng 1 chất tan còn 1 chất kết tủa không tan thì chất đem đổ ở dãy (I) là HCl, còn lại là BaCl2
+ Chất kết tủa tan là BaCO3 từ đó suy ra chất ở dãy (II) tương ứng là K2CO3
+ Chất kết tủa không tan là BaSO4 từ đó suy ra chất ở dãy (II) tương ứng là Na2SO4
PTHH xảy ra: 2HCl + BaCO3↓ → BaCl2 + H2O + CO2↑
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho dãy các chất sau: Al, P2O5, Na2O, Fe3O4, ZnO, MgO, CuO, Al2O3, BaO, FeO. Trong các chất trên, số chất tan được trong nước là a; số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là b ; số chất vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch NaOH là c. Giá trị 15a + 7b +8c bằng
Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe2O3, MgO, CuO, ZnO thì cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch hỗn hợp X gồm các muối. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Hòa tan 2,8 gam một kim loại R có hóa trị II bằng một hỗn hợp gồm 80 ml dung dịch H2SO4 0,5M và 200 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A và V lít khí H2(ở đktc). Để trung hòa dung dịch A thì cần 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Phát biểu nào dưới đây về bài toán trên là chưa đúng?
Ngâm một ít bột sắt dư trong 300 ml dung dịch CuSO4 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và chất rắn C.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định các chất có trong A, B, X và C.
b) Tính khối lượng chất rắn C
Để trung hòa 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm HCl và H2SO4 cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp axit trên đem trung hòa bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch ban đầu lần lượt là
Cho các muối A, B, C, D là các muối (không theo tự) CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Biết rằng A không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó, B không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó; C không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt ; D rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao. A, B, C và D lần lượt là
Dung dịch axit loãng H2SO4 khi phản ứng với chất nào dưới đây mà khí H2 không giải phóng ra (không được sinh ra)?
Phản ứng giữa natri hiđroxit và axit sunfuric loãng được gọi là phản ứng
Một loại phân dùng để bón cho cây được một người sử dụng với khối lượng là 500 gam, phân này có thành phần hóa học là (NH4)2SO4. Cho các phát biểu sau về loại phân bón trên:
(1) Loại phân này được người đó sử dụng nhằm cung cấp đạm và lân cho cây.
(2) Thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong 200 gam phân bón trên là 21,21%
(3) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong 500 gam phân bón trên là 106,06 gam.
(4) Loại phân này khi hòa tan vào nước thì chỉ thấy một phần nhỏ phân bị tan ra, phần còn lại ở dạng rắn dẻo.
(5) Nếu thay 500 gam phân urê bằng 500 gam phân bón trên thì sẽ có lợi hơn.
Số phát biểu đúng làDung dịch muối ZnSO4 có lẫn một ít tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4 nêu trên là dễ dàng nhất?
Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 có nồng độ 14,00% vừa đủ thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 16,22%. Oxit kim loại hóa trị II trên là
Cho dãy các dung dịch: MgCl2, NaOH, H2SO4, CuSO4, Fe(NO3)3. Khi cho dung dịch trên tác dụng với nhau từng đôi một thì số phản ứng không xảy ra là