IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 9 có đáp án_ đề 21

  • 2863 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho dãy các chất sau: Al, P2O5, Na2O, Fe3O4, ZnO, MgO, CuO, Al2O3, BaO, FeO. Trong các chất trên, số chất tan được trong nước là a; số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là b ; số chất vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch NaOH là c. Giá trị 15a + 7b +8c bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của Al và oxit để xác định

+ chất tan được trong nước: oxit axit + oxit bazo của các kim loại tan trong trong nước

+ dd H2SO4 loãng:  Al và các oxit bazo

+ tan trong dd HCl và NaOH: Al và các oxit bazo của kim loại tan trong nước.

Giải chi tiết:

Các chất tan được trong nước là: P2O5, Na2O, BaO => a = 3

Các chất tan được trong dd H2SO4 loãng là: Al, Na2O, Fe3O4, ZnO, MgO, CuO, Al2O3, BaO, FeO => b =9

Các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dd NaOH là: Al, Na2O,ZnO, Al2O3, BaO => c = 5

Vậy giá trị 15a + 7b + 8c = 15.3 + 7.9 + 8.5 = 148 => chọn B

Các phương trình hóa học minh họa

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

Al2O3 + NaOH → 2NaAlO2 + 3H2O


Câu 2:

Cho các muối A, B, C, D là các muối (không theo tự) CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Biết rằng A không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó, B không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó; C không tan trong nước nhưng bị  phân hủy ở nhiệt ; D rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao. A, B, C và D lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết về các chất đã cho, từ đó xác định được A,B,C,D tương ứng

Giải chi tiết:

A là Pb(NO3)2 vì kim loại Pb rất độc

B là NaCl vì NaCl là muối ăn, nên có vị mặn

C là CaCO3.  CaCO3 là muối không tan và dễ bị nhiệt phân hủy

CaCO  CaO + CO2↑               

D là CaSO4. Muối CaSO4 ít tan trong nước và không bị nhiệt phân hủy.


Câu 3:

Dung dịch axit loãng H2SO4 khi phản ứng với chất nào dưới đây mà khí H2 không giải phóng ra (không được sinh ra)?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa mới phản ứng được với dd H2SO4

Giải chi tiết:

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không phản ứng được với dd H2SO4 loãng, do vậy không sinh ra được khí H2


Câu 4:

ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã được học về ăn mòn kim loại SGK hóa 9 – trang 64 để trả lời

Giải chi tiết:

Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh


Câu 5:

Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Chất làm khô được khí CO2 là chất có tính háo nước(hút nước hoặc phản ứng với nước) nhưng không phản ứng được với CO2

Giải chi tiết:

NaOH rắn không làm khô được khí CO2 vì có phản ứng với CO2

2NaOH + CO2 → Na2CO3 +H2O


Câu 6:

Phản ứng giữa natri hiđroxit và axit sunfuric loãng được gọi là phản ứng

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã được học về các loại phản ứng từ đó phân loại được phản ứng trên thuộc loại nào.

Giải chi tiết:

Phản ứng giữa dd axit và dd bazo được gọi là phản ứng trung hòa.


Câu 7:

Cho dãy các dung dịch: MgCl2, NaOH, H2SO4, CuSO4, Fe(NO3)3. Khi cho dung dịch trên tác dụng với nhau từng đôi một thì số phản ứng không xảy ra là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Kẻ bảng sau đó đổ lần lượt các chất từng đôi một vào với nhau, chất nào có phản ứng thì kí hiệu bằng dấu “X” ; chất nào không có phản ứng thì kí hiệu bằng dấu “-“ => từ đó đếm đước số cặp chất không có phản ứng xảy ra.

Giải chi tiết:

 

MgCl2

NaOH

H2SO4

CuSO4

Fe(NO3)3

MgCl2

 

X

-

-

-

NaOH

 

 

X

X

X

H2SO4

 

 

 

-

-

CuSO4

 

 

 

 

-

Dấu X là có phản ứng xảy ra

Dấu – là không có phản ứng xảy ra

=> có 6 cặp chất đổ vào nhau không có phản ứng xảy ra.


Câu 8:

Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, SO2, CO2. Để thu được khí O2 tinh khiết từ hỗn hợp trên, ta dẫn hỗn hợp qua

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Để thu được khí O­2 tinh khiết ta cho lội qua dung dịch mà hấp thụ được tất cả Cl2, SO2, CO2 mà không có phản ứng với O2.

Giải chi tiết:

A. Loại vì chỉ loại bỏ được Cl2 và SO2 không loại được CO2.

B. chọn vì NaOH dư phản ứng được với tất cả Cl2, CO2, SO2 còn không pư được với O2 => khí O2 thoát ra ngoài nên sẽ thu được O2 tinh khiết

PTHH: 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

C,D. Loại vì không loại được chất nào.


Câu 9:

Một loại phân dùng để bón cho cây được một người sử dụng với khối lượng là 500 gam, phân này có thành phần hóa học là (NH4)2SO4. Cho các phát biểu sau về loại phân bón trên:

(1) Loại phân này được người đó sử dụng nhằm cung cấp đạm và lân cho cây.

(2) Thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong 200 gam phân bón trên là 21,21%

(3) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong 500 gam phân bón trên là 106,06 gam.

(4) Loại phân này khi hòa tan vào nước thì chỉ thấy một phần nhỏ phân bị tan ra, phần còn lại ở dạng rắn dẻo.

(5) Nếu thay 500 gam phân urê bằng 500 gam phân bón trên thì sẽ có lợi hơn.

Số phát biểu đúng là                                                                                      
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phân bón hóa học được học ở SGK hóa 9 –trang 37 để trả lời

Giải chi tiết:

(1) Sai :(NH4)2SO4 chứa nguyên tố N nên dùng để cung cấp phân đạm cho cây, không chứa Photpho => không dùng để cung cấp phân lân

(2) Đúng: Phần trăm khối lượng N có trong phân hóa học là:

(3) Đúng

(4) Sai vì phân này tan hoàn toàn trong nước

(5) Sai vì phân ure (NH2)2CO có hàm lượng N cao hơn phân (NH4)2SO4 => thay ure bằng phân này sẽ giảm hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng => ít lợi hơn

Vậy có 2 phát biểu đúng


Câu 11:

Chọn câu đúng nhất khi nói đến tính chất hóa học của kim loại

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào bài học về tính chất hóa học của kim loại SGK hóa 9 – trang 49

Giải chi tiết:

A. sai vì kim loại Mg, Al, Zn, Cu khi tác dụng với oxi (ở điều kiện thích hợp) sẽ tạo thành các oxit bazơ tương ứng với nó.

B. Sai vì từ kim loại Mg trở về sau trong dãy điện hóa thì kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối

C. Sai vì phải là các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa mới phản ứng được với dd HCl và H2SO4 loãng sinh ra khí hiđro và muối.

D. đúng


Câu 12:

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2.

(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã được học về tính chất hóa học của kim loại SGK hóa 9 – trang 49

Từ đó nhận biết được phương trình nào không xảy ra, hoặc viết sai.

Giải chi tiết:

(1) sai vì phản ứng không xảy ra vì Cu là kim loại đứng sau Fe trong dãy điện hóa nên không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối của nó.

(2) sai vì phương trình chưa được cân bằng

2Al + 3FeSO4 → 3Fe + Al2(SO4)3

(3) đúng

(4) đúng

Vậy có 2 phương trình chưa viết đúng


Câu 13:

Dung dịch muối ZnSO4 có lẫn một ít tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch  ZnSO4 nêu trên là dễ dàng nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Chọn kim loại nào để sau khi làm sạch mà ta không bị lẫn muối khác

Giải chi tiết:

Ta dùng kim loại Zn để làm sạch

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓


Câu 14:

Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào có tính dẻo nhất?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào bài học về tính chất vật lí của kim loại SGK – hóa 9 – trang 46 để trả lời

Giải chi tiết:

Vàng (Au) là kim loại có tính dẻo nhất

 C

Chú ý khi giải:

Tính dẻo của các kim loại được sắp xếp theo thứ tự: Au > Ag > Cu > Al


Câu 15:

Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức được học về phi kim SGK hóa 9 trang 102 để trả lời

Giải chi tiết:

Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim căn cứ vào khả năng của phi kim đó phản ứng với

cả oxi, kim loại và hiđro.


Câu 16:

Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 0,5M phản ứng vừa đủ với chất rắn A thu được hỗn hợp khí B. Thể tích dung dịch HCl 0,5M đã dùng là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Đổi số mol Fe, số mol S

Viết PTHH các phản ứng xảy ra, tính toán theo phương trình. (Tính toán theo số mol của chất phản ứng hết)

Giải chi tiết:

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol) ; nS = 1,6 : 32 = 0,05 (mol)

PTHH: Fe + S  FeS

Pư        0,05←0,05→0,05 (mol)

Vậy sau phản ứng rắn A thu được gồm: FeS: 0,05 (mol); Fe dư: 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol)

Rắn A + dd HCl có phản ứng:

FeS + 2HCl → FeCl2  + H2S↑

0,05→ 0,1                            (mol)        

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,05→ 0,1                            (mol)        

=> tổng mol HCl = 0,1 + 0,1 =0,2 (mol)

=> VHCl đã dùng = nHCl : CM = 0,2 : 0,5 = 0,4 (l) = 400 (ml)


Câu 17:

Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe2O3, MgO, CuO, ZnO thì cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch hỗn hợp X gồm các muối. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

nHCl = CM. VHCl = 0,5. 0,2 = 0,1 (mol)

Đặt công thức chung của các oxi là M2On

PTHH: M2On + 2nHCl → 2MCln + nH2O

                           0,1      →                0,05 (mol)

Theo PTHH: nH2O = ½ nHCl = 0,1/2 = 0,05 (mol)

Bảo toàn khối lượng ta có: moxit + mHCl = mmuối + mH2O => mmuối = ? (g)

Giải chi tiết:

nHCl = CM. VHCl = 0,5. 0,2 = 0,1 (mol)

Đặt công thức chung của các oxi là M2On

PTHH: M2On + 2nHCl → 2MCln + nH2O

                           0,1      →                0,05 (mol)

Theo PTHH: nH2O = ½ nHCl = 0,1/2 = 0,05 (mol)

Bảo toàn khối lượng ta có:

moxit + mHCl = mmuối + mH2O

=> 2,8 + 0,1.36,5 = mmuối + 0,05.18

=> mmuối = 5,55 (g)


Câu 18:

Hòa tan 2,8 gam một kim loại R có hóa trị II bằng một hỗn hợp gồm 80 ml dung dịch H2SO4 0,5M và 200 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A và V lít khí H2(ở đktc). Để trung hòa dung dịch A thì cần 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Phát biểu nào dưới đây về bài toán trên là chưa đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

PTHH:

R + H2SO4 → RSO4 + H2↑ (1)

R + 2HCl → RCl + H2↑      (2)

Trong hỗn hợp ban đầu nH2SO4: nHCl = 1:1 => phản ứng với R theo tỉ lệ 1: 1

=> Tỉ lệ của H2SO4 dư và HCl dư cũng là 1: 1

Đặt số mol H2SO4 dư = nHCl dư = x (mol)

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O   (3)

x          →2x                                    (mol)

HCl + KOH → KCl + H2O               (4)

x     → x                                           (mol)

=> tổng số mol KOH là: 2x + x = 0,02 => x = ? (mol)

Từ đó tính được số mol H2SO4; HCl pư ở (1), (2). Đặt vào phương trình (1), (2) tính toán được các dữ liệu mà đề bài yêu cầu.

Giải chi tiết:

nH2SO4 = 0,5.0,08 = 0,04 (mol) ; nHCl = 0,2.0,2 = 0,04 (mol); nKOH = 0,1.0,2 = 0,02 (mol)

PTHH:

R + H2SO4 → RSO4 + H2↑ (1)

R + 2HCl → RCl + H2↑      (2)

Trong hỗn hợp ban đầu nH2SO4: nHCl = 0,04 : 0,04 = 1:1 => phản ứng với R theo tỉ lệ 1: 1

=> Tỉ lệ của H2SO4 dư và HCl dư cũng là 1: 1

Đặt số mol H2SO4 dư = nHCl dư = x (mol)

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O   (3)

x          →2x                                    (mol)

HCl + KOH → KCl + H2O               (4)

x     → x                                           (mol)

=> tổng số mol KOH là: 2x + x = 0,02

=> x = 1/150 (mol)

=> nH2SO4(1) = 0,04 – 1/150 = 1/30 (mol)

nHCl(1) = 0,04 – 1/150 = 1/30 (mol)

PTHH:

R + H2SO4 → RSO4 + H2↑ (1)

130130           130

R + 2HCl → RCl + H2↑      (2)

nH2=130+160=0,05(mol)VH2(dktc)=0,05×22,4=1,12(l)

nR=130+160=0,05(mol)MR=mRnR=2,80,05=56(Fe)

nH2=130+160=0,05(mol)VH2(dktc)=0,05×22,4=1,12(l) => C đúng

nR=130+160=0,05(mol)MR=mRnR=2,80,05=56(Fe) => A,B đúng

Fe=mFemFeSO4.100%=130×56130×152.100%=36,84% => D sai


Câu 19:

Để trung hòa 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm HCl và H2SO4 cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp axit trên đem trung hòa bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch ban đầu lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi nồng độ mol ban đầu của HCl và H2SO4 lần lượt là x và y (M)

Lần 1: 10 ml dd hỗn hợp axit + NaOH: 0,02 (mol)

HCl    + NaOH → NaCl + H2O           (1)

0,01x  → 0,01x                                   (mol)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O   (2)

0,01y   →0,02y                                   (mol)

Ta có: ∑nNaOH = 0,01x + 0,02y = 0,02 (*)

Lần 2: 100 ml dd hỗn hợp axit + NaOH vừa đủ → 13,2 g muối

=> mmuối = mNaCl + mNa2SO4

=> 0,1x. 58,5 + 0,1y. 142 = 13,2 (**)

Từ (*) và (**) => x = 0,8 và y = 0,6

Vậy nồng độ ban đầu của HCl = 0,8M và H2SO4 = 0,6M


Câu 20:

Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 có nồng độ 14,00% vừa đủ thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 16,22%. Oxit kim loại hóa trị II trên là

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi công thức của oxit hóa trị II là RO

Đặt mol RO = 1 (mol) => mRO = nRO. MRO = R + 16 (g)

PTHH:

RO + H2SO4 → RSO4 + H2O                                            

1      → 1      →   1                   (mol)

=> mH2SO4 = 98.1 = 98 (g)

mddH2SO4=mH2SO4C%.100%=9814%.100%=700(g)

mdd sau = mRO + mH2SO4 = (R +16) + 700 = R + 716 (g)

mRSO4 = R + 96 (g)

Ta có: %RSO4=mRSO4m.100%

Vậy công thức của oxit kim loại là MgO.


Câu 22:

Sử dụng thêm một kim loại, hãy nhận biết các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau:

HCl, K2CO3, BaCl2, Na2SO4.

Xem đáp án

Bước 1: Lấy mỗi dung dịch một ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

Bước 2: Cho kim loại Ba lần lượt vào các ống nghiệm:

+ ống nghiệm có khí không màu thoát ra là: HCl và BaCl2 (dãy I)

Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

Ba cho vào dd BaCl2 sẽ phản ứng với H2O có trong dung dịch

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

+ ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng và có khí bay lên là: K2CO3 và Na2SO4. (dãy II)

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KOH

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaOH

+ Lọc kết tủa tương ứng ở hai ống nghiệm trên ta thu được: BaCO3 và BaSO4 (dãy III)

Bước 3: Lấy dung dịch bất kì ở dãy I đem đổ lần lượt vào từng chất kết tủa ở dãy III

-  Nếu không có hiện tượng gì thì chất đem đổ ở dãy (I) là BaCl2; chất còn lại ở dãy (I) là HCl

+ Dùng HCl đổ lần lượt vào kết tủa ở dãy (III)

++ Nếu kết tủa tan là BaCO3 => từ đó suy được chất tương ứng trong dãy (II) là K2CO3.

++ Nếu kết tủa không tan là BaSO4 => từ đó suy được chất tương ứng trong dãy (II) là Na2SO4

- Nếu có hiện tượng 1 chất tan còn 1 chất kết tủa không tan thì chất đem đổ ở dãy (I) là HCl, còn lại là BaCl2

+ Chất kết tủa tan là BaCO3 từ đó suy ra chất ở dãy (II) tương ứng là K2CO3

+ Chất kết tủa không tan là BaSO4 từ đó suy ra chất ở dãy (II) tương ứng là Na2SO4

PTHH xảy ra: 2HCl + BaCO3↓ → BaCl­2 + H2O + CO2


Câu 23:

Viết phương trình hóa học và nêu hiện tượng xảy ra khi:

Cho một viên bari (Ba) và dung dịch đồng(II) sunfat (CuSO4).

Xem đáp án

Hiện tượng xảy ra khi cho kim loại Ba vào dd CuSO4 là:

Kim loại Ba tan dần, đồng thời thấy sủi bọt khí thoát ra ngoài, dung dịch xanh lam nhạt màu dần và xuất hiện kết tủa trắng, xanh.

PTHH: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + CuSO4(màu xanh) → BaSO4↓ trắng + Cu(OH)2(xanh đậm)


Câu 24:

Ngâm một ít bột sắt dư trong 300 ml dung dịch CuSO4 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và chất rắn C.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định các chất có trong A, B, X C.

b) Tính khối lượng chất rắn C

Xem đáp án

nCuSO4 = 0,3. 2 = 0,6 (mol)

a) PTHH xảy ra:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ (1)

Rắn A là: Cu và Fe dư

Dd B là: FeSO4

Cho rắn A + HCl chỉ có Fe phản ứng

Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑      (2)

Cu không tan được trong dd HCl => rắn C là Cu

Dd X là: FeCl2

b) Theo PTHH (1): nCu = nCuSO4 = 0,6 (mol) => mCu = nCu. MCu = 0,6.64 = 38,4 (g)

Vậy khối lượng rắn C là 38,4 g


Câu 25:

A là quặng hemantit chứa 60% Fe2O3. B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn m1 tấn A với m2 tấn B thu được 1 tấn quặng C.Từ 1 tấn quặng C điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tính tỉ lệ   m1m2

Xem đáp án

Khối lượng của Fe2O3 có trong m1 tấn A là: mFe2O3 = m1.60% :100% = 0,6m1 (tấn)

=> số mol của Fe3O4 là: nFe3O4=0,696m2232=0,003m2(mol)

=> nFe  = 2nFe2O3 = 0,0075m1 (mol) => mFe( Trong Fe2O3) = 0,42m1 (g)

Khối lượng của Fe3O4 có trong m2 tấn B là: mFe3O4 = m2.69,6% :100% = 0,696m2 (tấn)

=> số mol của Fe2O3 là: nFe2O3=0,6m1160=0,00375m1(mol)

=> nFe  = 3nFe3O4 = 0,009m2 (mol) => mFe( Trong Fe2O3) = 0,504m2 (g)

Khối lượng của Fe có trong 0,5 tấn gang là: 

 mFe=m100%.%Fe=0,5100%.96%=0,48(tấn)

=> Trong 1 tấn quặng C có khối lượng Fe là 0,48 tấn       

Ta có: mFe = mFe(trong Fe2O3) + mFe( trong Fe3O4)

=> 0,42m1 + 0,504m2 = 0,48 (1)

Mặt khác: m1 + m2 = 1  (2)

Từ (1) và (2) m1=27m2=57m1m2=25=0,4


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương