Thứ năm, 28/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 171

Tổng các số nguyên âm nhỏ nhất có 3 chữ số và số nguyên âm lớn nhất có 3 chữ số là: 

A. −1099

Đáp án chính xác

B. 1099

C. −1009

D. −1199

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trả lời:

Ta có số nguyên âm lớn nhất có ba chữ số là −100.

Số nguyên âm nhỏ nhất có ba chữ số là −999.

Nên tổng cần tìm là \[( - 100) + ( - 999) = - (100 + 999) = - 1099.\]

Đáp án cần chọn là: A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Kết quả của phép tính \[\left( { + 25} \right) + \left( { + 15} \right)\] là:

Xem đáp án » 26/10/2022 237

Câu 2:

Tìm x biết \[x - ( - 34) = ( - 99) + ( - 47)\]

Xem đáp án » 26/10/2022 228

Câu 3:

Số nguyên nào dưới đây là kết quả của phép tính \[52 + \left( { - 122} \right)?\]

Xem đáp án » 26/10/2022 147

Câu 4:

Tổng của hai số −313 và −211 là

Xem đáp án » 26/10/2022 141

Câu 5:

Tìm x biết\[x - ( - 43) = ( - 3)\]

Xem đáp án » 26/10/2022 140

Câu 6:

Tính \[( - 909) + 909\]

Xem đáp án » 26/10/2022 138

Câu 7:

Tổng của (−555) và số nguyên dương lớn nhất có 3  chữ số là

Xem đáp án » 26/10/2022 137

Câu 8:

So sánh \[( - 32) + ( - 14)\] và -45

Xem đáp án » 26/10/2022 132

Câu 9:

Chọn câu sai

Xem đáp án » 26/10/2022 131

Câu 10:

Kết quả của phép tính \[\left( { - 234} \right) + 123 + \left( { - 66} \right)\]

Xem đáp án » 26/10/2022 129

Câu 11:

Giá trị nào của x thỏa mãn \[x - 589 = \left( { - 335} \right)?\]

Xem đáp án » 26/10/2022 127

Câu 12:

Cho \(x = - 25;y = 19\) . Tổng \[x + y = ?\]

Xem đáp án » 26/10/2022 127

Câu 13:

Tìm x thỏa mãn \[x - 897 = ( - 1478) + 985\]

Xem đáp án » 26/10/2022 123

Câu 14:

Cho \({x_1}\) là giá trị thỏa mãn \[x - 876 = ( - 1576)\]\({x_2}\) là giá trị thỏa mãn \[x - 983 = ( - 163)\] . Tính tổng \[{x_1} + {x_2}\]

Xem đáp án » 26/10/2022 118

Câu 15:

Tổng của số  −19091 và số 999 là

Xem đáp án » 26/10/2022 117

LÝ THUYẾT

Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản

Các số âm (hay dương) trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc. Nhờ quy tắc cộng hay trừ số nguyên, ta có thể viết dãy tính dưới dạng không có dấu ngoặc.

Vì phép trừ chuyển được về phép cộng nên các dãy tính như trên cũng được gọi là một tổng.

Ví dụ 1. Tính:

a) (-2) - (-8);

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11).

Lời giải

a) (-2) - (-8) = -2 + 8 = 8 – 2 = 6;

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11) = 3 – 9 – 4 + 11 = - 6 – 4 + 11 = - 10 + 11 = 1.

Quy tắc dấu ngoặc:

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành “-” và dấu “-” đổi thành dấu “+”.

Ví dụ 2. Bỏ dấu ngoặc và tính các tổng sau:

a) 232 – (581 + 132 – 331);

b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16);

c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)];

d) -321 + (-29) – 142 – (-72).

Lời giải

a) 232 – (581 + 132 – 331)

= 232 – 581 - 132 + 331

= (232 – 132) + (-581 + 331)

= 100 + (-250)

= - (250 – 100)

= - 150.

b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16)

= 56 – 27 – 11 – 28 + 16 

= 29 – 11 – 28 + 16

= 18 – 28 + 16

= -10 + 16

= 6

c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)]

= 24 + (-37) + 37 – 24 

= (24 – 24) + [(-37) + 37]

= 0 + 0 

= 0

d) -321 + (-29) – 142 – (-72)

= - 321 + (-29) -142 + 72 

= - 250 – 142 + 72 

= -392 + 72 

= -320

B. Bài tập

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84);

b) 39 – (298 – 89) + 299.

Lời giải

a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84)

= 27 + 86 – 29 + 5 – 84 

= 113 – 29 + 5 – 84

= 84 + 5 – 84

= 89 – 84 

= 5

b) 39 – (298 – 89) + 299

= 39 – 298 + 89 + 299

= - 259 + 89 + 299

= -170 + 299

= 129

Bài 2. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) (23 + x) – (56 – x) với x = 7;

b) 25 – x – (29 + y – 8) với x = 13, y = 11.

Lời giải

a) (23 + x) – (56 – x) 

= 23 + x – 56 + x 

= (23 – 56) + (x + x) 

= (-33) + 2x 

Thay x = 7 vào biểu thức trên, ta được: 

(-33) + 2.7 = (-33) + 14  = - (33 – 14) = - 19.

b) 25 – x – (29 + y – 8) 

= 25 – x – 29 – y + 8

= (25 – 29 + 8) – x – y 

= 4 – x – y 

Thay x = 13, y = 11 vào biểu thức trên ta được:

4 – 13 – 11 = - 9 – 11 = - (9 + 11) = -20.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »