Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 3 – 4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng, cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc).
Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.
Bước 4: Rót nhẹ tay 2 ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70°C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc.
Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70°C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc.
Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư.
(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(c) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniacat
(d) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
(e) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Nội dung các bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị dung dịch AgNO3/NH3 trong ống (1) và (2)
+ Bước 2: Thủy phân saccarozơ trong ống (3)
+ Bước 3: Loại bỏ H2SO4 trong ống (3) bằng NaHCO3.
+ Bước 4: Thực hiện phản ứng tráng gương của saccarozơ với ống (1)
+ Bước 5: Thực hiện phản ứng tráng gương của dung dịch sau thủy phân saccarozơ với ống (2)
(a) Đúng
(b) Sai, dung dịch đồng nhất do tất cả các chất đều tan tốt
(c) Đúng
(d) Sai, saccarozơ không tráng gương
(e) Đúng, sản phẩm thủy phân (glucozơ, fructozơ) có tráng gương.
Chọn B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng 3,472 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 1,836 gam H2O. Đun nóng m gam X trong 75 ml dung dịch NaOH 0,1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được a gam chất rắn khan. Biết m gam X tác dụng tối đa với 0,64 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Thủy phân hoàn toàn 10,9 gam đipeptit Glu-Ala (mạch hở) cần dùng V ml dung dịch KOH 0,2M, thu được dung dịch X. Giá trị của V là
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin X bằng O2, thu được CO2, H2O và 2,24 lít N2 (đktc). Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng hết với lượng vừa đủ V ml dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là
Hỗn hợp E gồm este đa chức X (mạch hở) và este đơn chức Y. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng lượng vừa đủ dung dịch KOH 14,56%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn khan T gồm ba muối N, P, Q (MN < MP < MQ < 135) và 134,92 gam chất lỏng Z. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 1,415 mol O2, thu được 0,195 mol K2CO3, 1,235 mol CO2 và 0,435 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cho 7,5 gam glyxin tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH, trùng hợp tạo polime, nhưng không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
Đốt cháy hoàn toàn 7,44 gam hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ, metyl fomat, saccarozơ, tinh bột trong O2 dư, thu được CO2 và 4,32 gam H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình dựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Biết 1 mol amino axit X tác dụng tối đa với 2 mol HCl trong dung dịch. Tên gọi của X là
X là hợp chất hữu cơ đơn chức, có công thức phân tử C3H6O2. Số đồng phân cấu tạo của X là
Cho 0,1 mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 0,2 mol KOH trong dung dịch, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước brom và tạo kết tủa trắng?
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp ba este thuộc cùng dãy đồng đẳng trong O2, thu được sản phẩm Y gồm H2O và 6,72 lít CO2 (đktc). Dẫn toàn bộ Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là