Trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp, enzim nối (ligaza) làm nhiệm vụ gì?
A. Xúc tác hình thành liên kết hiđrô giữa các nucleôtit của ADN cần chuyển và thể truyền.
B. Xúc tác hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit của ADN cần chuyển và thể truyền.
C. Xúc tác hình thành liên kết cộng hóa trị giữa 2 mạch của plasmit.
D. Xúc tác hình thành liên kết hiđrô giữa ADN cần chuyển và thể truyền.
Đáp án: B
Trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp, enzim nối (ligaza) làm nhiệm vụ xúc tác hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit của ADN cần chuyển và thể truyền.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Sản xuất insulin nhờ vi khuẩn là một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tiểu đường ở người. Các bước trong quy trình này bao gồm:
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen insulin của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.
(4) Tách thể truyền và gen insulin cần chuyển ra khỏi tế bào.
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
Xét các quá trình sau:
(1). Tạo cừu Dolly.
(2). Tạo giống dâu tằm tam bội.
(3). Tạo giống bông kháng sâu hại.
(4). Tạo chuột bạch có gen của chuột cống.
Những quá trình nào thuộc ứng dụng của công nghệ gen?
I. CÔNG NGHỆ GEN
1. Khái niệm công nghệ gen
- Công nghệ gen là qui trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
- Trung tâm của công nghệ gen là kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp (kỹ thuật chuyển gen).
2. Các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen
a. Tạo ADN tái tổ hợp
- ADN tái tổ hợp là 1 phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các tế bào khác nhau.
- Thể truyền là 1 phân tử ADN nhỏ có khả năng nhân đôi một cách đọc lập với hệ gen của tế bào và có thể gắn vào hệ gen của tế bào.
- Các loại thể truyền: plasmit, virut, NST nhân tạo, thể thực khuẩn.
- Các bước tạo ADN tái tổ hợp:
+ Tách thể truyền và hệ gen cần chuyển ra khổi ế bào.
+ Dùng Restrictaza để cắt ADN và Plasmid tại những điểm xác định, tạo đầu dính.
+ Dùng Ligaza để gắn ADN và Plasmid lại thành ADN tái tổ hợp.
b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
- Dùng CaCl2 hoặc dùng xung điện để làm giãn màng sinh chất của tế bào nhận.
- Phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng chui qua màng vào tế bào nhận.
* Tải nạp: Trường hợp thể truyền là phagơ, chúng mang gen cần chuyển chủ động xâm nhập vào tế bào chủ (vi khuẩn).
c. Phân lập (tách) dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- Nhận biết tế bào có ADN tái tổ hợp bằng cách chọn thể truyền có gen đánh dấu
II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN TRONG TẠO GIỐNG BIẾN ĐỔI GEN
1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen
- Khái niệm: Là sinh vật mà hệ gen của nó được con người làm biến đổi phù hợp với lợi ích của mình.
- Cách để làm biến đổi hệ gen của sinh vật
+ Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của SV
+ Làm biến đổi 1 gen đã có sẵn trong hệ gen
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen
a. Tạo động vật chuyển gen
b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen
c. Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen