Cho tứ giác ABCD có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. O là một điểm bất kì nằm trong tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là điểm đối xứng với O qua M, N, P, Q. Tứ giác EFGH là hình gì?
A. Hình thang
B. Hình bình hành
C. Hình thang cân
D. Hình thang vuông
Vì E, F, G, H theo thứ tự là điểm đối xứng với O qua M, N, P, Q nên M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng OE, OF, OH, OG.
Xét tam giác OEF có MN là đường trung bình nên MN // EF; EF = 2MN (*)
Xét tam giác OHG có QP là đường trung bình nên QP // HG; HG = 2QP (**)
Mà MN = QP (theo câu trước) nên từ (*) vfa (**) suy ra EF // HG; EF = HG
Tứ giác EFGH có EF // HG; EF = HG nên EFGH là hình bình hành (dhnb)
Đáp án cần chọn là: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho hình bình hành ABCD có tâm đối xứng là O, E là điểm bất kỳ trên đoạn OD. Gọi F là điểm đối xứng của C qua E. Xác định vị trí điểm E trên OD để hình thang ODFA là hình bình hành.
Cho tam giác ABC. Gọi D là điểm đối xứng với B qua A, E là điểm đối xứng với C qua A. Lấy các điểm I, K theo thứ tự thuộc các đoạn thẳng DE, BC sao cho DI = BK. Chọn câu đúng.
Cho hình bình hành ABCD có tâm đối xứng là O, E là điểm bất kỳ trên đoạn OD. Gọi F là điểm đối xứng của C qua E. Tứ giác ODFA là hình gì?
Cho tứ giác ABCD có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. O là một điểm bất kì nằm trong tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là điểm đối xứng với O qua M, N, P, Q. Tứ giác MNPQ là hình gì?
Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo, Một đường thẳng đi qua O cắt các cạnh AB và CD theo thứ tự ở M và N. Chọn khẳng định đúng.
1. Hai điểm đối xứng qua một điểm
Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
Ví dụ:
Hai điểm A và A’ gọi là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O.
Quy ước: Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O.
2. Hai hình đối xứng qua một điểm
Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại.
Ví dụ:
Các điểm A’, B’, C’ lần lượt đối xứng với các điểm A, B, C qua O.
Khi đó, điểm O gọi là tâm đối xứng của tam giác ABC và tam giác A’B’C’.
3. Hình có tâm đối xứng
Định nghĩa: Điểm O gọi là tâm đối xứng qua hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H.
Ví dụ:
Chữ cái in hoa S có tâm đối xứng O (như hình vẽ).
Điểm đối xứng của mỗi điểm thuộc chữ in hoa S qua tâm đối xứng O đều thuộc chữ cái in hoa S.
Định lí: Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.
Ví dụ: Hình bình hành ABCD, hai đường AC và BD cắt nhau tại điểm O.
Khi đó, O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD.