Thứ năm, 23/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 497

Đường cong trong hình có thể là đồ thị của hàm số nào dưới đây?

A. y = cotx

Đáp án chính xác

B. y = tanx

C. y = sinx

D. y = cosx

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Nhận xét:

Hàm số y=sinx và y=cosx có đồ thị hình sin nên loại.

Đường cong trên từng đoạn có hướng đi xuống nên hàm số nghịch biến trên mỗi đoạn đó.

Trong các đáp án đã cho thì chỉ có hàm số y=cotx có dạng đồ thị như trên.

Đáp án cần chọn là: A

Chú ý

Một số em có thể sẽ nhầm với đồ thị hàm số y=tanx và chọn nhầm đáp án B là sai.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tập giá trị của hàm số y=sinx là:

Xem đáp án » 27/03/2022 10,165

Câu 2:

Hàm số y=sinx nghịch biến trên khoảng nào dưới đây:

Xem đáp án » 27/03/2022 7,759

Câu 3:

Hàm số nào dưới đây là hàm số chẵn?

Xem đáp án » 27/03/2022 3,540

Câu 4:

Chọn mệnh đề đúng:

Xem đáp án » 27/03/2022 1,080

Câu 5:

Hàm số y = cosx nghịch biến trên mỗi khoảng:

Xem đáp án » 27/03/2022 954

Câu 6:

Hàm số nào sau đây có tập giá trị là R?

Xem đáp án » 27/03/2022 681

Câu 7:

Tập xác định của hàm số y = 2sinx là

Xem đáp án » 27/03/2022 548

Câu 8:

Hàm số y=sinx xác định trên:

Xem đáp án » 27/03/2022 496

Câu 9:

Hàm số nào sau đây có đồ thị không là đường hình sin?

Xem đáp án » 27/03/2022 481

Câu 10:

Hàm số y = cosx xác định trên:

Xem đáp án » 27/03/2022 454

Câu 11:

Điểm O(0;0) thuộc đồ thị hàm số

Xem đáp án » 27/03/2022 370

Câu 12:

Đồ thị hàm số y=tanx nhận đường thẳng nào sau đây là tiệm cận?

Xem đáp án » 27/03/2022 338

Câu 13:

Đồ thị hàm số y = tanx đi qua điểm nào dưới đây?

Xem đáp án » 27/03/2022 333

Câu 14:

Hàm số nào sau đây không là hàm số lẻ?

Xem đáp án » 27/03/2022 314

LÝ THUYẾT

I. Định nghĩa

1. Hàm số sin và hàm số côsin

a) Hàm số sin

- Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực sinx

sin:                       x    y=sinx

được gọi là hàm số sin, kí hiệu là y = sinx.

Tập xác định của hàm số sin là .

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

b) Hàm số côsin

- Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực cosx:

cos:                       x    y=cosx

được gọi là hàm số côsin, kí hiệu là y = cosx.

Tập xác định của hàm số côsin là .

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

2. Hàm số tang và hàm số côtang

a) Hàm số tang

Hàm số tang là hàm số được xác định bởi công thức: y  =  sinxcosx        (cosx0)

Kí hiệu là y = tanx.

Vì cosx ≠ 0 khi và chỉ khi x  π2  +  kπ   (k  )nên tập xác định của hàm số y = tanx là D  =  \π2  +  kπ;k  .

b) Hàm số côtang

Hàm số côtang là hàm số được xác định bởi công thức:y  =  cosxsin x    (sin x0)

Kí hiệu là y = cot x.

Vì sinx ≠ 0 khi và chỉ khi x    kπ   (k)nên tập xác định của hàm số y = cotx là D  =  \kπ;k  .

- Nhận xét:

Hàm số y = sinx là hàm số lẻ, hàm số y = cosx là hàm số chẵn. Từ đó, suy ra các hàm số y = tanx và y = cotx là những hàm số lẻ.

II. Tính tuần hoàn của hàm số lượng giác

- Số T = 2π là số dương nhỏ nhất thỏa mãn đẳng thức:  sin(x + T) = sinx ;x   .

- Hàm số y = sinx thỏa mãn đẳng thức trên được gọi là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.

- Tương tự; hàm số y = cosx là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.

- Các hàm số y = tanx và y = cotx cũng là những hàm số tuần hoàn, với chu kì π.

III. Sự biến thiên và đồ thị của hàm số lượng giác.

1. Hàm số y = sinx.

Từ định nghĩa ta thấy hàm số y = sinx :

+ Xác định với mọi x    và – 1 ≤ sinx ≤ 1.

+ Là hàm số lẻ.

+ Là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.

Sau đây, ta sẽ khảo sát sự biến thiên của hàm số y = sinx.

a) Sự biến thiên và đồ thị hàm số y = sinx trên đoạn [0; π].

Hàm số y = sinx đồng biến trên 0;  π2 và nghịch biến trên π2;  π.

Bảng biến thiên:

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

Đồ thị của hàm số y = sinx trên đoạn [0; π] đi qua các điểm (0; 0); (x1; sinx1); (x2; sinx2); (x3; sinx3); (x4; sinx4); (π; 0).

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

- Chú ý:

Vì y = sinx là hàm số lẻ nên lấy đối xứng đồ thị hàm số trên đoạn [0; π] qua gốc tọa độ O, ta được đồ thị hàm số trên đoạn [– π;  0].

Đồ thị hàm số y = sinx trên đoạn [– π; π] được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

b) Đồ thị hàm số y = sinx trên .

Hàm số y = sinx là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π nên với mọi x ta có:

sin  (x+​ k2π)=sinx;   k  

Do đó, muốn có đồ thị  hàm số y = sinx trên toàn bộ tập xác định , ta tịnh tiến liên tiếp đồ thị hàm số trên đoạn [– π; π] theo các vecto v=  (2π;  0) và v=  (2π;  0), nghĩa là tịnh tiến song song với trục hoành từng đoạn có độ dài 2π.

Dưới đây là đồ thị hàm số y = sinx trên :

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

c) Tập giá trị của hàm số y = sinx

Tập giá trị của hàm số này là [– 1; 1].

2. Hàm số y = cosx.

Từ định nghĩa ta thấy hàm số y = cosx:

+ Xác định với mọi x R  và – 1 ≤  cosx  ≤  1.

+ Là hàm số chẵn.

+ Là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.

Với mọi x R ta có: sinx  +​  π2  =  cos x.

Từ đó, bằng cách tịnh tiến đồ thị hàm số y = sinx theo vecto u=  π2;0 (sang trái một đoạn có độ dài bằng π2, song song với trục hoành), ta được đồ thị hàm số  y = cos x.

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

+ Hàm số y = cos x đồng biến trên đoạn [– π; 0] và nghịch biến trên đoạn [0; π].

+ Bảng biến thiên:

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

+ Tập giá trị của hàm số y = cosx là [– 1; 1].

+ Đồ thị của các hàm số y = cosx; y = sinx được gọi chung là các đường hình sin.

3. Hàm số y = tanx.

Từ định nghĩa hàm số y = tan x:

+ Có tập xác định:D  =  \π2  +kπ;  k .

+ Là hàm số lẻ.

+ Là hàm số tuần hoàn với chu kì π.

a) Sự biến thiên và đồ thị hàm số y = tanx trên nửa khoảng 0;  π2

+ Hàm số y = tanx đồng biến trên nửa khoảng 0;  π2.

+ Bảng biến thiên:

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

+ Bảng giá trị:

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)
 

Đồ thị hàm số y = tanx trên nửa khoảng 0;  π2 đi qua các điểm tìm được.

b) Đồ thị hàm số y = tanx trên D.

Vì y = tanx là hàm số lẻ nên đồ thị hàm số có tâm đối xứng là gốc tọa độ O. Lấy  đối xứng qua tâm O đồ thị hàm số y = tanx trên nửa khoảng 0;  π2, ta được đồ thị hàm số trên nửa khoảng π2;  0.

Từ đó, ta được đồ thị hàm số y = tanx trên khoảng π2;  π2.

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

- Vì hàm số y = tanx tuần hoàn với chu kì π nên tịnh tiến đồ thị hàBài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)m số trên khoảng π2;  π2 song song với trục hoành từng đoạn có độ dài π, ta được đồ thị hàm số y = tanx trên D.

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

+ Tập giá trị của hàm số y = tanx là (;  +).

4. Hàm số y = cot x

Hàm số y = cotx:

+ Có tập xác định là D  =\kπ;k.

+ Là hàm số lẻ.

+ Là hàm số tuần hoàn với chu kì π.

a) Sự biến thiên của hàm số y = cotx trên khoảng (0; π).

Hàm số y = cotx nghịch biến trên khoàn (0; π).

Bảng biến thiên:

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

Hình biểu diễn của hàm số y = cotx trên khoảng (0; π).

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

b) Đồ thị hàm số y = cotx trên D.

Đồ thị hàm số y = cotx trên D được biểu diễn như hình sau:

Bài 1: Hàm số lượng giác (ảnh 1)

Tập giá trị của hàm số y = cotx là ;+.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »