Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 2,535

Tính đạo hàm của hàm số sau: y = 3x5

A: 3x4

B: 15x4

Đáp án chính xác

C: 15x5

D: Đáp án khác

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chọn B.

Ta có: y = 3x5 nên y’ = (3x5)’ = 3.5x4 = 15x4

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tính đạo hàm của hàm số sau y = x(2x - 1)(3x + 2)

Xem đáp án » 27/03/2022 15,830

Câu 2:

Đạo hàm của hàm số f(x) = (x2 + 1)4  tại điểm x = -1 là:

Xem đáp án » 27/03/2022 12,014

Câu 3:

Tính đạo hàm của hàm số sau y = x44-x33+12x2-x+20.a  (a là hằng số)

Xem đáp án » 27/03/2022 10,077

Câu 4:

Tính đạo hàm của hàm số sau y = 3x2-x

Xem đáp án » 27/03/2022 9,076

Câu 5:

Tính đạo hàm của hàm số sau y = 2x4-13x3+2x-5

Xem đáp án » 27/03/2022 6,236

Câu 6:

Tính đạo hàm của hàm số sau y = 2x-14x-3

Xem đáp án » 27/03/2022 6,183

Câu 7:

Tính đạo hàm của hàm số sau y = (x2 + 3x)(2 – x).

Xem đáp án » 27/03/2022 5,967

Câu 8:

Tính đạo hàm của hàm số sau y = (2x – 3)(x5 -2x).

Xem đáp án » 27/03/2022 5,161

Câu 9:

Tính đạo hàm của hàm số sau y = x2x

Xem đáp án » 27/03/2022 4,963

Câu 10:

Cho hàm số f(x)  xác định trên R bởi f(x) = 2x2 + 1. Giá trị  f’(-1) bằng:

Xem đáp án » 27/03/2022 4,681

Câu 11:

Tính đạo hàm của hàm số sau y = 14-13x+x2-0,5x4

Xem đáp án » 27/03/2022 4,582

Câu 12:

Tính đạo hàm của hàm số sau y = (x2 – 2x + 3)(2x2 + 3).

Xem đáp án » 27/03/2022 4,525

Câu 13:

Tính đạo hàm của hàm số sau: y = 12x5+23x4-x3-32x2+4x-5

Xem đáp án » 27/03/2022 4,522

Câu 14:

Cho hàm số f(x) = -x4 + 4x3 – 3x2 + 2x + 1. Giá trị f’(-1) bằng:

Xem đáp án » 27/03/2022 3,931

Câu 15:

Tính đạo hàm của hàm số sau: y = 2x4 + 2x

Xem đáp án » 27/03/2022 3,375

LÝ THUYẾT

I. Đạo hàm tại một điểm

1. Định nghĩa đạo hàm tại một điểm

 Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b) và x0 thuộc (a; b). Nếu tồn tại giới hạn (hữu hạn) : limxx0fxfx0xx0  thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm của hàm số y= f(x) tại điểm x0 và được kí hiệu là f'(x0). Vậy f'x0=limxx0fxfx0xx0.

* Chú ý:

Đại lượng ∆x = x- x0 được gọi là số gia của đối số tại x0.

Đại lượng ∆y= f(x) – f(x0)= f(x0 + ∆x) –  f(x0) được gọi là số gia tương ứng của hàm số. Như vậy:y'x0=limΔxΔyΔx.

2. Quy tắc tính đạo hàm bằng định nghĩa:

Để tính đạo hàm của hàm số y = f(x) tại điểm x0 bằng định nghĩa, ta có quy tắc sau đây:

+ Bước 1: Giả sử ∆x là số gia của đối số tại x0 tính:

∆y= f(x0 + ∆x) – f( x0) .

+ Bước 2: Lập tỉ số ΔyΔx..

+ Bước 3: Tìm limΔx0ΔyΔx.

Ví dụ 1. Cho hàm số y=2x3, có Δx là số gia của đối số tại x = 2. Khi đó ΔyΔx bằng bao nhiêu.

Lời giải

Tập xác định của hàm số đã cho là: D=32;+.

Giả sử ∆x là số gia của đối số tại x0 = 2. Ta có:

Δy=f2+Δxf2=2.2+Δx32.23=2Δx+11

Khi đó:

ΔyΔx=2Δx+11Δx

limΔx0ΔyΔx=limΔx02Δx+11Δx=limΔx02Δx+11.2Δx+1+1Δx.2Δx+1+1

=limΔx02ΔxΔx.2Δx+1+1=limΔx022Δx+1+1=1

Vậy f’(2) = 1.

3. Quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số

Định lý 1. Nếu hàm số y= f( x) có đạo hàm tại x0 thì nó liên tục tại điểm đó.

Chú ý:

+ Nếu hàm số y= f(x) gián đoạn tại x0 thì hàm số không có đạo hàm tại điểm đó.

+ Một hàm số liên tục tại một điểm có thể không có đạo hàm tại điểm đó.

Ví dụ 2. Chẳng hạn hàm số y=f(x)=x2  khi  x0x        khi  x<0 liên tục tại x = 0 nhưng không có đạo hàm tại đó. Ta nhận xét rằng đồ thị của hàm số này là một đường liền, nhưng bị gãy tại điểm O(0;0) như hình vẽ sau:

Ôn tập chương 5 (ảnh 1)

4. Ý nghĩa của đạo hàm

a) Ý nghĩa hình học của đạo hàm:

+) Định lí: Đạo hàm của hàm số y= f(x) tại điểm x = x0 là hệ số góc của tiếp tuyến M0T của đồ thị hàm số y= f( x) tại điểm M0(x0; f(x0)).

+) Định lí: Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f(x) tại điểm M0(x0; f(x0)) là:

y – y0= f’(x0) ( x- x0) trong đó y0= f(x0).

Ví dụ 3. Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong y = x^3 – 3x^2 + 2 tại điểm có hoành độ x = 3.

Lời giải

Bằng định nghĩa ta tính được: y’(3) = 9.

Do đó hệ số góc của tiếp tuyến là 9.

Ta có: y(3) = 2.

Vậy phương trình tiếp tuyến của đường cong tại điểm có hoành độ x = 3 là:

y = 9(x – 3) + 2 = 9x – 27 + 2 = 9x – 25.

b) Ý nghĩa vật lý của đạo hàm:

+) Vận tốc tức thời:

Xét chuyển động thẳng xác định bởi phương trình: s= s(t); với s= s(t) là một hàm số có đạo hàm. Vận tốc tức thời tại thời điểm t0 là đạo hàm của hàm số s= s(t) tại t0: v(t0) = s’(t0).

+) Cường độ tức thời:

Nếu điện lượng Q truyền trong dây dẫn là một hàm số của thời gian: Q= Q(t) ( là hàm số có đạo hàm) thì cường độ tức thời của dòng điện tại thời điểm t0 là đạo hàm của hàm số Q= Q(t) tại t0: I(t0) = Q’(t0) .

Ví dụ 4. Một xe máy chuyển động theo phương trình : s(t)= t^2 + 6t+ 10 trong đó t đơn vị là giây; s là quãng đường đi được đơn vị m. Tính vận tốc tức thời của xe tại thời điểm t= 3.

Lời giải

Phương trình vận tốc của xe là v( t)=s' ( t)=2t+6 ( m/s)

⇒ Vận tốc tức thời của xe tại thời điểm t= 3 là:

V(3)= 2.3+ 6 = 12 (m/s)

Chọn A.

II. Đạo hàm trên một khoảng

Hàm số y = f(x) được gọi là có đạo hàm trên khoảng (a; b) nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm x trên khoảng đó.

Khi đó ta gọi hàm số f’:a;b

 xf'x                                          

là đạo hàm của hàm số y = f(x) trên khoảng (a;b), kí hiệu là y’ hay f’(x).

Ví dụ 5. Hàm số y = x^2 – 2x có đạo hàm y’ = 2x – 2 trên khoảng ;+.

Hàm số y=2x có đạo hàm y'=2x2 trên các khoảng ;0 và 0;+.

III. Đạo hàm của một hàm số thường gặp

1. Định lý 1

Hàm số y = x^n n,n>1 có đạo hàm tại mọi x và (x^n)’ = n.x^n-1.

2. Định lý 2

Hàm số y=x có đạo hàm tại mọi x dương và x'=12x.

Ví dụ 1.

a) Tính đạo hàm y = x^3;

b) Tính đạo hàm tại x = 5.

Lời giải

a) Ta có: y’ = 3x^2;

b) Ta có:y'=12x

Đạo hàm của hàm số tại x = 5 là:y'5=125.

IV. Đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương

1. Định lí 3

Giả sử u = u(x), v = v(x) là các hàm số có đạo hàm tại điểm x thuộc khoảng xác định, ta có:

(u + v)’ = u’ + v’;

(u – v)’ = u’ – v’;

(uv)’ = u’.v + u.v’;

uv'=u'vu.v'v2v=v(x)0.

2. Hệ quả

Hệ quả 1. Nếu k là một hằng số thì (ku)’ = k.u’.

Hệ quả 2.1v'=v'v2.

Ví dụ 2. Tính đạo hàm của các hàm số sau:

a) y = x^5 – 2x^2 + 3x + 6;

b) y = (x^2 + 1)(2x – 3);

c)y=7x2x1 .

Lời giải

a) y = x^5 – 2x^2 + 3x

y’ = (x5 – 2x^2 + 3x)’

         = (x5)’ – (2x^2)’ + (3x)’

         = 5x^4 – 4x + 3.

b) y = (x^2 + x).2x

y’ = (x^2 + x)’.2x + (x^2 + 1)(2x)’

         = [(x^2)’ + x’].2x + (x^2 + 1).2

         = (2x + 1).2x + 2x^2 + 2

         = 4x^2 + 2x + 2x^2 + 2

         = 6x^2 + 2x + 2.

c) y=7x2x1

y=7x2'x32x7x2x32x'x32x2

=14xx32x7x22x22x32x2

=14x428x214x2+14xx32x2

=28x2+14xx32x2.

V. Đạo hàm hàm hợp

Định lý 4. Nếu hàm số u = g(x) có đạo hàm x làux' và hàm số y = f(u) có đạo hàm tại u là yx' thì hàm hợp y = f(g(x)) có đạo hàm tại x là: yx'=yu'.ux'.

Ví dụ 3. Tính đạo hàm của hàm số: y=x2+2x

Lời giải

Đặt u=x2+2x thì y=u

y'=u'2u=x2+2x'2x2+2x=2x+22x2+2x.

VI. Đạo hàm hàm lượng giác

1. Giới hạn sinxx

Định lý 1.

limx0sinxx=1.

Ví dụ 1. Tính limx1sinx1x21

Lời giải

Đặt x – 1 = t.

Khi x tiến đến 1 thì t tiến đến 0.

limt0sinttt+2=limt0sintt.1t+2=limt0sintt.limt01t+2=1.12=12.

2. Đạo hàm của hàm số y = sinx

Định lý 2.

Hàm số y = sinx có đạo hàm tại mọi x và (sinx)’ = cosx.

Chú ý:

Nếu y = sinu và u = u(x) thì: (sinu)’ = u’.cosu

Ví dụ 2. Tính đạo hàm của hàm số y=sin2x+32

Lời giải

y'=2sin2x+3'.sin2x+3=2cos2x+3.2x+3'.sin2x+3

y'=4cos2x+3.sin2x+3.

3. Đạo hàm của hàm số y = cosx

Định lý 3.

Hàm số y = cosx có đạo hàm tại mọi  x và (cosx)’ = - sinx.

Chú ý:

Nếu y = cosu và u = u(x) thì: (cosu)’ = - u’.sinu

Ví dụ 3. Tính đạo hàm của hàm số y=cosπ2x tại x=π3.

Lời giải

Đặt u=π2x

y'=cosu'=u'.sinu=π2x'sinπ2x=sinπ2x.

Thay x=π3 vào y’ ta được:

y'π3=sinπ2π3=sinπ6=12.

Vậy giá trị của đạo hàm của hàm số tại  x=π3 là 12

4. Đạo hàm của hàm số y = tanx

Định lý 4.

Hàm số y = tanx có đạo hàm tại mọi xπ2+kπ,k và (tanx)’ = 1cos2x.

Chú ý:

Nếu y = u và u = u(x) thì: (tanu)’ = u'cos2u.

Ví dụ 4. Tính đạo hàm y=2+tanx

Lời giải

Đặt u = 2 + tanx

y'=u'2u=2+tanx'22+tanx=1cos2x22+tanx=12.cos2x2+tanx.

5. Đạo hàm của hàm số y = cotx

Định lý 5.

Hàm số y = cotx có đạo hàm tại mọi xkπ,k và (cotx)’ = 1sin2x.

Chú ý:

Nếu y = u và u = u(x) thì: (cotu)’ = u'sin2u.

Ví dụ 5. Tính đạo hàm của hàm y = cot x^2.

Lời giải

y’ = (cot x^2)’ = (x^2)’. 1sinx22= 2xsinx22.

6. Bảng quy tắc tính đạo hàm tổng hợp:

Ôn tập chương 5 (ảnh 1)

VII. Đạo hàm cấp hai

1. Định nghĩa

Giả sử hàm số y = f(x) có đạo hàm tại mỗi điểm x ∈ (a;b). Khi đó, hệ thức y’ = f’(x) xác định một hàm số mới trên khoảng (a; b). Nếu hàm số y’ = f’(x) lại có đạo hàm tại x thì ta gọi đạo hàm của y’ là đạo hàm cấp hai của hàm số y = f(x) và kí hiệu là y” hoặc f”(x).

Chú ý:

+ Đạo hàm cấp 3 của hàm số y = f(x) được định nghĩa tương tự và kí hiệu là y”’ hoặc f”’(x) hoặc f(3)(x).

+ Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm cấp n – 1 , kí hiệu f(n–1)(x) (n ∈ N, n ≥ 4). Nếu f(n–1)(x) có đạo hàm thì đạo hàm của nó được gọi là đạo hàm cấp n của f(x), kí hiệu y(n) hoặc f(n)(x).

f(n)(x) = (f(n–1)(x))’.

Ví dụ 1. Với y = 7x^4 + 8x + 12. Tính y(5)

Lời giải

Ta có: y’ = 28x^3 + 8, y” = 84x^2, y”’ = 168x, y(4) = 168, y(5) = 0.

Vậy y(5) = 0.

2. Ý nghĩa cơ học của đạo hàm cấp hai

Xét chuyển động xác định bởi phương trình s = f(t), trong đó s = f(t) là một hàm số có đạo hàm đến cấp hai. Vận tốc tức thời tại t của chuyển động là v(t) = f’(t).

Lấy số gia Δt tại t thì v(t) có số gia tương ứng là Δv.

Tỉ sốΔvΔt được gọi là gia tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian Δt. Nếu tồn tại: v'(t)=limΔt0ΔvΔt=γt.

Ta gọi v't=γt là gia tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t.

Vì v(t) = f’(t) nên: γt=f"t.

Đao hàm cấp hai f”(t) là gia tốc tức thời của chuyển động s = f(t) tại thời điểm t.

Ví dụ 2. Tính gia tốc tức thời của sự rơi tự do s=12gt2.

Lời giải

Ta có: s'=gt.

Gia tốc tức thời của sự tơi tự do là: γ=s"t=s'(t)=g9,8m/s2.

Vậy gia tốc tức thời của sự rơi tự do là:g9,8m/s2.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »