Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 377

Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. nếu a // (P) và b ⊥ (P) thì b ⊥ a

B. nếu a // (P) và b ⊥ a thì b ⊥ (P)

Đáp án chính xác

C. nếu a ⊂ (P) và b ⊥ (P) thì b ⊥ a

D. Nếu a// b;  a(P)  thì b(P)

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

 Cho tứ diện ABCD có BCD là tam giác đều cạnh bằng a, AB vuông góc với (BCD) và AB = 2a.

Tan của góc giữa AC với mặt phẳng (ABD) bằng:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Xem đáp án » 27/03/2022 1,802

Câu 2:

Cho tứ diện ABCD có BCD là tam giác đều cạnh bằng a, AB vuông góc với (BCD) và AB = 2a.

Gọi M là trung điểm của AD và K là trung điểm của BD

Góc giữa CM với mặt phẳng (BCD) là:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Xem đáp án » 27/03/2022 1,801

Câu 3:

Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình thoi tâm O và SA = SC, SB = SD

Đường thẳng AC vuông góc với mặt phẳng

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Xem đáp án » 27/03/2022 1,655

Câu 4:

Tập hợp các điểm cách đều ba đỉnh của tam giác ABC là:

Xem đáp án » 27/03/2022 1,637

Câu 5:

Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình thoi tâm O và SA = SC, SB= SD. Đường thẳng DB không vuông góc với đường thẳng nào sau đây?

Xem đáp án » 27/03/2022 1,179

Câu 6:

Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông và SA ⊥ (ABCD) Tam giác SOD là:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Xem đáp án » 27/03/2022 729

Câu 7:

Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông và SA ⊥ (ABCD) Tam giác SBC là:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Xem đáp án » 27/03/2022 689

Câu 8:

Cho tứ diện ABCD có AB = AC = AD; góc BAC bằng góc BAD bằng 60o. Gọi M, N là trung điểm của AB và CD.

Đường thẳng CD vuông góc với mặt phẳng

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Xem đáp án » 27/03/2022 486

Câu 9:

Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’. AC vuông góc với mặt phẳng.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Xem đáp án » 27/03/2022 432

Câu 10:

Cho hình tứ diện ABCD có ba cạnh AB, BC, CD đôi một vuông góc.

Đường thẳng AB vuông góc với :

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Xem đáp án » 27/03/2022 407

Câu 11:

Cho tứ diện ABCD có BCD là tam giác đều cạnh bằng a, AB vuông góc với (BCD) và AB = 2a.

Tan của góc giữa CM với mặt phẳng (BCD) bằng:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Xem đáp án » 27/03/2022 404

Câu 12:

Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình thoi tâm O và SA = SC, SB= SD. Đường thẳng BC vuông góc với đường thẳng

Xem đáp án » 27/03/2022 353

Câu 13:

Đường thẳng a vuông góc với hai đường thẳng phân biệt trong mặt phẳng (P) thì:

Xem đáp án » 27/03/2022 339

Câu 14:

Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB:

Xem đáp án » 27/03/2022 327

Câu 15:

Mệnh đề nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 27/03/2022 297

LÝ THUYẾT

I. Định nghĩa

- Đường thẳng d được gọi là vuông góc vơi mặt phẳng (α) nếu d vuông góc với mọi đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (α).

Bài 3 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ảnh 1)

- Khi d vuông góc với (α) ta còn nói (α) vuông góc với d hoặc d và (α) vuông góc với nhau và kí hiệu là d(α)

II. Điều kiện để đường thẳng vuông góc mặt phẳng

- Định lí: Nếu một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau cùng thuộc một mặt phẳng thì nó vuông góc với mặt phẳng ấy.

- Hệ quả. Nếu một đường thẳng vuông góc với hai cạnh của một tam giác thì nó cũng vuông góc với cạnh thứ ba của tam giác đó.

Ví dụ 1. Cho tứ diện ABCD có hai tam giác ABC và ABD là các tam giác đều. Gọi I là trung điểm của AB. Chứng minhh AB vuông góc với mặt phẳng (CDI).

Lời giải

Bài 3 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ảnh 1)

Khi đó; AB(CDI)  trong đó I là trung điểm của AB.

Thật vậy, vì ABC và ABD là các tam giác đều nên đường trung tuyến đồng thời là đường cao :

CIAB;  DIAB.

Suy ra AB(CDI).

III. Tính chất.

- Tính chất 1. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

- Mặt phẳng trung trực của một đoạn thẳng.

Người ta gọi mặt phẳng đi qua trung điểm I của đoạn thẳng AB và vuông góc với đường thẳng AB là mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB.

- Tính chất 2. Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước.

IV. Liên hệ giữa quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng.

- Tính chất 1.

a) Cho hai đường thẳng song song.Mặt phẳng nào vuông góc với đường thẳng này thì cũng vuông góc với đường thẳng kia.

b) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc  với một mặt phẳng thì song song với nhau.

Bài 3 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ảnh 1)

- Tính chất 2.

a) Cho hai mặt phẳng song song. Đường thẳng nào vuông  góc với mặt phẳng này thì cũng vuông  góc với mặt phẳng kia.

b) Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.

Bài 3 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ảnh 1)

-  Tính chất 3.

a) Cho đường thẳng a và mặt phẳng (α) song song với nhau. Đường thẳng nào vuông góc với (α) thì cũng vuông góc với a.

b) Nếu một đường thẳng và một mặt phẳng ( không chứa đường thẳng đó) cùng vuông góc với một đường thẳng khác thì chúng song song với nhau.

Bài 3 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ảnh 1)

Ví dụ 2. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông và SA(ABCD). Gọi I; J; K lần lượt là trung điểm của  AB, BC và  SB. Chứng minh:

a) (IJK) // (SAC).

b) BD(SAC)

c) BD(IJK)

  Lời giải:

Bài 3 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ảnh 1)

a) Tam giác ABC có IJ Là  đường trung bình của tam  giác  nên  IJ // AC   (1)

Tam giác  SAB có IK là đường trung bình của tam giác  nên IK// SA  (2)

Từ (1) và (2) suy ra: (IJK) // (SAC) .

b) Do  BD  AC;  BDSA

Mà BD, AC  (SAC)

nên  BD(SAC)

c)Do  BD(SAC) và (IJK) // ( SAC)

nên BD(IJK) .

V. Phép chiếu vuông góc và định lí ba đường vuông góc.

1. Phép chiếu vuông góc.

Cho đường thẳng ∆ vuông góc với mặt phẳng (α). Phép chiếu song song theo phương của ∆ lên mặt phẳng (α) được gọi là phép chiếu vuông góc lên mặt phẳng (α).

Bài 3 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ảnh 1)

Nhận xét: Phép chiếu vuông góc lên một mặt phẳng là trường hợp đặc biệt của phép chiếu song song nên có đầy đủ các tính chất của phép chiếu song song.

2. Định lí ba đường vuông góc.

Cho đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (α) và b là đường thẳng không thuộc (α) đồng thời không vuông góc với (α). Gọi b’ là hình chiếu vuông góc của b trên (α). Khi đó, a vuông góc với b khi và chỉ khi a vuông góc với b’.

3. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.

Định nghĩa:

Cho đường thẳng d và mặt phẳng (α).

+ Trường hợp đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (α) thì ta nói rằng góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (α) bằng 90°.

+ Trường hợp đường thẳng d không vuông góc với mặt phẳng (α) thì góc giữa d và hình chiếu d’ của nó trên (α) gọi là góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (α).

Khi d không vuông góc với (α) thì d cắt (α) tại điểm O, ta lấy một điểm A tùy ý trên d khác điểm O. Gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên (α) và  là góc giữa d và (α) thì AOH^  =  φ

Bài 3 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ảnh 1)

- Chú ý: Nếu φ là góc giữa d và mặt phẳng (α) thì ta luôn có: 00  φ  900.

Ví dụ 3. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cạnh huyền BC = a. Hình chiếu vuông góc của S lên ( ABC) trùng với trung điểm BC. Biết SB = a. Tính số đo của góc giữa SA và ( ABC).

Lời  giải:

Bài 3 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ảnh 1)

Gọi H  là trung điểm của  BC.

Vì tam giác ABC vuông góc tại A có đường trung tuyến AH nên suy ra

AH=BH=CH=12BC=a2

Ta có: SHABCSH=SB2BH2=a32.

SA,ABC^=  (SA;  AH)=SAH^=α

tanα=SHAH=3α=60°

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »