Có bao nhiêu số tự nhiên x thỏa mãn (7x − 11)3 = 25.52 + 200?
A. 1
B. 2
C. 0
D. 3
Ta có
(7x − 11)3 = 25.52 + 200
(7x −11)3 = 32.25 + 200
(7x −11)3 = 1000
(7x −11)3 = 103
7x – 11 = 10
7x = 11 + 10
7x = 21
x = 21:7
x = 3.
Vậy có 1 số tự nhiên x thỏa mãn đề bài là x = 3.
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Truyền thuyết Ấn Độ kể rằng, người phát minh ra bàn cờ vua chọn phần thưởng là số thóc rải trên 64 ô của bàn cờ vua như sau: ô thứ nhất để 1 hạt thóc, ô thứ hai để 2 hạt thóc, ô thứ ba để 4 hạt thóc, ô thứ tư để 8 hạt thóc,… cứ như thế, số hạt ở ô sau gấp đôi số hạt ở ô trước. Em hãy tìm số hạt thóc ở ô thứ 8?
1. Lũy thừa
Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.
an = a . a ….. a (n thừa số a) (n ∈ℕ* )
Ta đọc an là “a mũ n” hoặc “lũy thừa bậc n của”.
Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.
Ví dụ: 85 đọc là “tám mũ năm”, có cơ số là 8 và số mũ là 5.
Phép nhân nhiều thừa số giống nhau như trên được gọi là phép nâng lên lũy thừa.
Đặc biệt, a2 còn được đọc là “a bình phương” hay “bình phương của a”.
a3 được đọc là “a lập phương” hay “lập phương của a”.
Quy ước: a1 = a.
Ví dụ:
a) Tính 23 và 103.
b) Viết 10 000 000 dưới dạng lũy thừa của 10.
c) Viết 16 dưới dạng lũy thừa cơ số 4
Hướng dẫn giải
a) Số 23 là lũy thừa bậc 3 của 2 và là tích của 3 thừa số 2 nhân với nhau nên ta có:
23 = 2 . 2 . 2 = 8.
Số 103 là lũy thừa bậc 3 của 10 và là tích của 3 thừa số 10 nhân với nhau nên ta có:
103 = 10 . 10 . 10 = 1 000.
b) Số 10 000 000 được viết dưới dạng lũy thừa của 10 là:
10 000 000 = 10 . 10 . 10 . 10 . 10 . 10 . 10 = 107.
c) Số 16 được viết dưới dạng lũy thừa cơ số 4 là:
16 = 4 . 4 = 42.
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
am . an = am + n.
Ví dụ:
a) 3 . 35 = 31 . 35 = 31 + 5 = 36
b) 52 . 54 = 52 + 4 = 56
c) a3 . a5 = a3 + 5 = a8.
3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
am : an = am – n (a ≠ 0; m ≥ n ≥ 0).
Quy ước: a0 = 1 (a ≠ 0).
Ví dụ:
a) a6 : a2 = a6 − 2 = a4 (a ≠ 0)
b) 23 : 23 = 23 − 3 = 20 = 1
c) 81 : 32 = 34 : 32 = 34 − 2 = 32 = 3 . 3 = 9.