Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

07/04/2022 168

Tìm \[\overline {abcd} \] trong đó a, b, c, d là 4 số tự nhiên liên tiếp tăng dần và \[\overline {abcd} \in B\left( 5 \right)\]

A. 2345                      

Đáp án chính xác

B. 3210       

C. 8765

D. 7890

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

\[\overline {abcd} \in B\left( 5 \right)\]

Ta có:

\[\overline {abcd} \in B\left( 5 \right) \Rightarrow \overline {abcd} \vdots 5 \Rightarrow d \in \left\{ {0;5} \right\}\]

\[d = 5 \Rightarrow \overline {abcd} = 2345\] 

d = 0 ⇒ Loại, vì a, b, c, d là 4 số tự nhiên liên tiếp tăng dần.

Vậy \[\overline {abcd} = 2345\]

Đáp án cần chọn là: A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Có bao nhiêu số vừa là bội của 5 vừa là ước của 50?

Xem đáp án » 07/04/2022 253

Câu 2:

Tìm các số tự nhiên x sao cho x∈ Ư(32) và x >5.

Xem đáp án » 07/04/2022 205

Câu 3:

Đội Sao đỏ của trường có 24 bạn. Cô phụ trách muốn chia đội thành các nhóm đều nhau để kiểm tra vệ sinh lớp học, mỗi nhóm có ít nhất 2 bạn và có ít nhất 2 nhóm. Có bao nhiêu cách chia thành các nhóm như thế?

Xem đáp án » 07/04/2022 193

Câu 4:

Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 07/04/2022 182

Câu 5:

Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 07/04/2022 175

Câu 6:

Tìm tập hợp các bội của 6  trong các số: 6; 15; 24; 30; 406; 15;24; 30; 40.

Xem đáp án » 07/04/2022 173

Câu 7:

Có bao nhiêu số tự nhiên x ∈ B(8) và 8 < x ≤ 88

Xem đáp án » 07/04/2022 173

Câu 8:

Có bao nhiêu số có hai chữ số là bội của 9?

Xem đáp án » 07/04/2022 169

Câu 9:

Tìm các số tự nhiên x sao cho 8⋮(x − 1)?

Xem đáp án » 07/04/2022 169

LÝ THUYẾT

1. Ước và bội

Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.

Ví dụ: Ta có 12 ⋮ 6.

Khi đó, 12 là bội của 6, còn 6 là ước của 12.

Tập hợp các ước của a được kí hiệu là Ư(a). Tập hợp các bội của a được kí hiệu là B(a).

Ví dụ: Ư(8) = {1; 2; 4; 8}; B(5) = {0; 5; 10; 15; 20; …}.

Chú ý:

- Số 0 là bội của tất cả các số tự nhiên khác 0. Số 0 không là ước của bất kì số tự nhiên nào.

- Số 1 chỉ có một ước là 1. Số 1 là ước của mọi số tự nhiên.

- Mọi số tự nhiên a lớn hơn 1 luôn có ít nhất hai ước là 1 và chính nó.

2. Cách tìm ước

Cách tìm Ư(a):

Ta có thể tìm các ước của a (a > 1), ta có thể lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.

Ví dụ:

Ta có 16 : 1 = 16; 16 : 2 = 8; 16 : 4 = 4; 16 : 8 = 2; 16 : 16 = 1.

Do đó các ước của 16 là: 1; 2; 4; 8; 16.

Vậy tập hợp các ước của 16 là: Ư(16) = {1; 2; 4; 8; 16}.

3. Cách tìm bội

Cách tìm B(a):

Muốn tìm bội của số tự nhiên a khác 0, ta có thể nhân a lần lượt với 0, 1, 2, 3, ...

Chú ý:

Bội của a có dạng tổng quát là a . k với k . Ta có thể viết:

B(a)={a  .  k|k}.

Ví dụ:

Ta có: 6 . 0 =0; 6 . 1 = 6; 6 . 2 = 12; 6 . 3 = 18; …

Do đó các bội của 6 là: 0; 6; 12; 18; …

Vậy B(6) = {0; 6; 12; 18; ...}

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »