IMG-LOGO

Câu hỏi:

07/04/2022 149

Tập hợp tất cả các bội của 7 có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 50 là:

A. {0; ±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}                         

Đáp án chính xác

B. {±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}                            

C. {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49}                          

D. {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; −7; −14; −21; −28; −35; −42; −49; −56;...}

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Bội của 7 gồm số 0 và các số nguyên có dạng 7k, k∈Z∗

Khi đó các bội nguyên dương của 7 mà nhỏ hơn 50 là:

7; 14; 21; 28; 35; 42; 49

Vậy tập hợp các bội của 7 có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 50 là:

{0; ±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}                         

Đáp án cần chọn là: A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

Xem đáp án » 07/04/2022 240

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 07/04/2022 195

Câu 3:

 Nhiệt độ đầu tuần tại một trạm nghiên cứu ở Nam Cực là C−250C. Sau 7 ngày nhiệt độ tại đây là −390C. Hỏi trung bình mỗi ngày nhiệt độ thay đổi bao nhiêu độ C?

Xem đáp án » 07/04/2022 181

Câu 4:

Các bội của 6  là:

Xem đáp án » 07/04/2022 179

Câu 5:

Số các ước nguyên của số nguyên tố p là:

Xem đáp án » 07/04/2022 163

Câu 6:

Cho a, b∈Z và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq  thì

Xem đáp án » 07/04/2022 160

Câu 7:

Tìm số nguyên x thỏa mãn (−9)2.x = 150 + 12.13x

Xem đáp án » 07/04/2022 159

Câu 8:

Tìm x  biết: 25.x = −225

Xem đáp án » 07/04/2022 158

Câu 9:

Các số nguyên x thỏa mãn: −8 chia hết cho x là:

Xem đáp án » 07/04/2022 155

Câu 10:

Tìm x, biết: 12⋮x  và x < −2

Xem đáp án » 07/04/2022 147

LÝ THUYẾT

1. Nhân hai số nguyên khác dấu

Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu

− Tích của hai số nguyên khác dấu luôn luôn là một số nguyên âm.

− Khi nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu trừ (−) trước kết quả nhận được.

Chú ý: Cho hai số nguyên dương a và b, ta có:

(+ a) . (−b) = − a . b

(− a) . (+ b) = − a . b

Ví dụ: Tính:

a) (−9) . 4;

b) 6 . (−11);

c) (−14) . 50.

Hướng dẫn giải

a) (−9) . 4 = −(9.  4) = − 36;

b) 6 . (−11) = − (6 . 11) = −66;

c) (−14) . 50 = − (14 . 50) = − 700.

2. Nhân hai số nguyên cùng dấu

Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu

− Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên.

− Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng.

Chú ý:

• Cho hai số nguyên dương a và b, ta có: (−a) . (−b) = (+a) . (+b) = a . b.

• Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn luôn là một số nguyên dương.

Ví dụ: Tính:

a) 15 . 6;

b) (−55) . (−10);

c) (+22) . (+11).

Hướng dẫn giải

a) 15 . 6 = 90;

b) (−55) . (−10) = 55 . 10 = 550;

c) (+22) . (+11) = 22 . 11 = 242.

3. Tính chất của phép nhân các số nguyên

a) Tính chất giao hoán

Phép nhân hai số nguyên có tính chất giao hoán, nghĩa là:

a . b = b . a

Chú ý:

• a . 1 = 1 . a = a;

• a . 0 = 0 . a = 0.

• Cho hai số nguyên x, y:

Nếu x . y = 0 thì x = 0 hoặc y = 0.

Ví dụ: Nếu (a + 5) . (a – 14) = 0 thì

a + 5 = 0 hoặc a – 14 = 0.

Suy ra a = –5 hoặc a = 14.

b) Tính chất kết hợp

Phép nhân các số nguyên có tính chất kết hợp:

(a . b) . c = a . (b . c)

Chú ý: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân, ta có thể viết tích của nhiều số nguyên:

a . b . c = a . (b . c) = (a . b) . c.

Ví dụ:

[(−4) . (−5)] . 8 = (−4) . [(−5) . 8]

= (−4) . (−5) . 8 = 4 . 5 . 8

= 20 . 8 = 160.

c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Phép nhân số nguyên có tính chất phân phối đối với phép cộng:

a(b + c) = ab + ac

Phép nhân số nguyên có tính chất phân phối đối với phép trừ:

a(b − c) = ab – ac

Ví dụ: Thực hiện phép tính:

(−5) . 29 + (−5) . (−99) + (−5) . (−30).

Hướng dẫn giải

(−5) . 29 + (−5) . (−99) + (−5) . (−30)

= (−5) . [29 + (−99) + (−30)]

= (−5) . [(−70) + (−30)]

= (−5) . (−100)

= 5 . 100

= 500.

4. Quan hệ chia hết và phép chia trong tập hợp số nguyên

Cho a,b và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì

• Ta nói a chia hết cho b, kí hiệu là a ⋮ b.

• Trong phép chia hết, dấu của thương hai số nguyên cũng giống như dấu của tích.

Ta gọi q là thương của phép chia a cho b, kí hiệu là a : b = q.

Ví dụ: Ta có: (−15) = 3 . (−5) nên ta nói:

• (−15) chia hết cho (−5);

• (−15) : (−5) = 3;

• 3 là thương của phép chia (−15) cho (−5).

5. Bội và ước của một số nguyên

Cho a,b . Nếu a ⋮ b thì ta nói a là bội của b là b là ước của a.

Ví dụ: Ta có (−15) ⋮ (−5) nên ta nói (−15) là bội của (−5) và (−5) là ước của (−15).

Nếu c vừa là ước của a, vừa là ước của b thì c cũng được gọi là ước chung của a và b.

Ví dụ: Vì 4 vừa là ước của 8 vừa là ước của 12 nên 4 là ước chung của 8 và 12.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »