Cho các quá trình biến đổi sau:
(1) Nước sôi bay hơi.
(2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí, đinh sắt tan dần.
Khẳng định đúng là
A. (1) là quá trình biến đổi vật lí, (2) là quá trình biến đổi hóa học
B. (1) là quá trình biến đổi hóa học, (2) là quá trình biến đổi vật lí
C. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi hóa học
D. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi vật lí
Đáp án đúng là: A
Biến đổi vật lí là quá trình biến đổi về các đặc tính vật lí của nó như hình dạng, trạng thái (rắn, lỏng khí) nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
Biến đổi hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
(1) Nước sôi bay hơi. ⇒ nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí (hơi) ⇒ quá trình biến đổi vật lí.
(2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí (chất mới tạo thành), đinh sắt tan dần.
Phản ứng: Fe + 2HCl ⟶ FeCl2+ H2↑
⇒ Quá trình biến đổi hóa học.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trong các chất: nhôm (aluminium), nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), nước. Hợp chất là
Theo truyền thống, hóa học được chia thành bao nhiêu chuyên ngành chính?
Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm bao nhiêu phương pháp?
Phương pháp nào dưới đây không phảilà phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học?
Việc nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng… là nội dung của phương pháp
Nội dung nào dưới đây không phải đối tượng nghiên cứu của hóa học?
Hình ảnh dưới đây là hoạt động học sinh khối 11 tham quan thực tế tại nhà máy sản xuất phân bón.
Hoạt động trên tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào?
Một trong các bước thực hiện trong đề tài nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng được thể hiện trong hình dưới đây:
Bước thực hiện trong hình trên ứng với bước nào trong phương pháp nghiên cứu?